Hạn chế của triết học giáo dục J.J.Rousseau

Một phần của tài liệu Tư tưởng của J.J Rousseau về giáo dục qua tác phẩm Émile hay là về giáo dục (Trang 87)

2.3.2.1. Hệ thống giáo dục của ông xây dựng trên cơ sở duy tâm

Cũng như các bậc tiền bối hay các nhà giáo dục đương thời, lý luận giáo dục của Rousseau mang nhiều yếu tố không tưởng và bất cập.

Thứ nhất, giáo dục con người bằng cách cách ly con người khỏi môi trường xã hội cho thấy những bế tắc trong lý luận cải tạo xã hội của ông, giáo dục con người chỉ bằng cách đưa về nông thôn là ngược với xu thế phát triển của lịch sử, thể hiện tính bi quan lịch sử. C.Mác đã chỉ ra rằng, “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [28, tr.376], nghĩa là con người không phải là một cá thể cô lập trừu tượng, mà bao giờ cũng là con người tồn tại trong xã hội. Hơn nữa, con người không phải là sản phẩm của xã hội nói chung, mà bao giờ cũng là sản phẩm của một hình thái xã hội nhất định. Đưa con người ra khỏi xã hội để rồi sau đưa sản phẩm đó trở lại cải tạo xã hội là quan niệm hoàn toàn sai lầm, không tưởng.

Thứ hai, có lẽ Rousseau cũng đã “quên” rằng, “chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”[31, tr.375]. Nói cách khác, muốn có người được giáo dục thì phải có người giáo dục. Thế nhưng, trong xã hội như vậy lấy đâu ra mẫu hình người thầy hoàn hảo, không bị ảnh hưởng của xã hội để cho học trò theo gương? Việc gán cho giáo dục sức mạnh quyết định mà theo đó chỉ cần giáo dục, tuyên truyền, đào tạo những con người mới là có thể có được một xã hội mới, tiêu diệt được xã hội cũ, nghĩa là xem giáo dục là cẩm nang giải quyết mọi

vấn đề xã hội phức tạp đã một lần nữa cho thấy Rousseau chưa vạch ra được con đường hiện thực để giải phóng loài người hiện thực. Cũng như những nhà Khai sáng Pháp khác, ông là nhà giáo dục theo đúng nghĩa của từ đó. Các ông hoàn toàn vẫn là những nhà duy tâm về lịch sử. Dù đánh giá cao đóng góp của Rousseau vào truyền thống nhân văn, dân chủ của nhân loại, các nhà mácxít vẫn phê phán tính chất không tưởng trong quan niệm này của ông. Theo Mác, một khi con người muốn biến đổi hiện thực mà chỉ dựa vào sự phê phán thuần túy lý luận thì chưa đủ, cần phải tiến hành hoạt động cách mạng, hoạt động phê phán một cách thực tiễn và không những cần phải thay đổi ý thức, mà còn phải biến đổi cả hiện thực. Chỉ trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng, con người mới có khả năng làm thay đổi hiện thực khách quan và qua đó, thay đổi chính bản thân mình. Trong Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê ghen, Mác đã nói rõ quan niệm này của mình, rằng “vũ khí phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [27, tr.580].

2.3.2.2. Ông đã chia cắt các giai đoạn giáo dục trẻ một cách máy móc, gò bó và hình thức

Việc chia làm 4 giai đoạn để giáo dục trẻ em từ lúc mới chào đời đến lúc trưởng thành của Rousseau:

- Từ 0 - 2 tuổi: Chăm sóc phát triển thể trạng.

- Từ 2 - 12 tuổi: Không dạy dỗ gì cả, hướng trẻ tự hiểu biết bản chất sự vật bằng trải nghiệm.

- Từ 12 - 15: Giáo dục trẻ ý niệm về lợi ích, hay giáo dục phải xuất phát từ lợi ích của trẻ.

- Từ 15 - 18: Giáo dục đạo đức.

Sự phân chia thành các giai đoạn này rõ ràng là máy móc và hình thức. Ví như ông thấy phải khi trẻ 12 tuổi mới bắt đầu dạy trẻ những tri thức. Đây

không chắc được đảm bảo tính khoa học. Hoặc việc mỗi giai đoạn ông chú trọng một nội dung giáo dục cũng không phải hoàn toàn hợp lý. Ví dụ không thể chờ đến khi trẻ 15 tuổi thì bài học đạo đức mới được bắt đầu. Hơn nữa, Rousseau được coi là người tiên phong khi ông đề cập tới một xu hướng sư phạm mới - dạy học cá thể nghĩa là phương pháp giáo dục lấy học trò làm trung tâm, nghiên cứu tâm sinh lý của từng em một để có phương pháp thích hợp, song ông lại ấn định các giai đoạn giáo dục trên mà không mềm dẻo trên từng đối tượng người học để thấy rõ sự bất cập trong cách giáo dục của ông.

2.3.2.3. Ông coi nhẹ tri thức có tính hệ thống, coi nhẹ sách vở

Có lẽ do quá định kiến với nền giáo dục phong kiến đương thời đã áp đặt con người bởi những giáo điều sách vở, ông đã tẩy chay việc học những kiến thức qua sách vở. Ông tuyệt đối hóa việc học bằng thực tiễn, thông qua những hoạt động thực tiễn trong môi trường tự nhiên. Đó chính là một sai lầm nữa trong quan điểm giáo dục của Rousseau, bởi không ai có thể phủ nhận giá trị giáo dục của những kiến thức khổng lồ của nhân loại được lưu truyền bằng sách vở.

Với tư cách là hậu thế, giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã lấp đầy khoảng trống trong tư tưởng giáo dục Rousseau khi ông bàn về vai trò của sách: “Làm cho chương trình và sách giáo khoa của Bộ thích nghi với thiên nhiên, xã hội và con người tự nhiên” [42]. Sách là nơi ghi lại những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, của thế hệ đã qua mà thế hệ sau cần phải kế thừa và phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực, đó chính là nấc thang của sự phát triển tri thức nhân loại. Lịch sử là sự tiếp nối của các thế hệ, phát hiện ra sự tác động mang tính quyết định và cần thiết giữa hai thế hệ gần kề nhau là việc có ý nghĩa quan trọng. Thế hệ sau nhìn thấy ở thế hệ trước những gì mình cần kế thừa và những hạn chế gì mà mình cần phải vượt qua. Thế hệ trước có trách nhiệm nặng nề trong việc tạo dựng ra lớp kế tục chắc chắn, đủ tin cậy, đủ tài năng hơn mình để đảm đương sự nghiệp mà mình bắt đầu hoặc

đang trên đường đi tới. Tất cả những điều đó được lưu lại dưới dạng thành văn là sách. Hơn nữa, sự tác động của những giá trị văn hoá có ảnh hưởng to lớn đến việc xây dựng con người mới dù ở bất kỳ giai đoạn nào, thời đại nào. Đơn cử ví dụ giản đơn nhất đó là sự tác động của những hình tượng văn học. Hình tượng văn học tác động có định hướng vào chủ thể tiếp nhận, từ đó những vốn sống, vốn tri thức của hình tượng tác động trực tiếp vào chủ thể, và đánh thức những năng lực sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi người. Văn học đánh thức trí tưởng tượng trong trí tuệ, những tác phẩm nghệ thuật được phôi thai và ra đời từ đó. Văn học còn có vai trò quan trọng vào việc rèn luyện tư duy của con người bằng tư duy logic và tư duy hình tượng. Đáng tiếc là Rousseau đã không có cái nhìn biện chứng đó, có lẽ sự bội bạc của cuộc đời cũng như những hệ thống lý luận giáo dục hiện thời đã làm cho ông mất niềm tin. Cũng mong muốn đào tạo ra thế hệ học trò tiến bộ, tài giỏi nhưng Rousseau không xem trọng vai trò của sách, không chủ động tìm cách kích thích trí tuệ của trẻ con, đó là một hạn chế trong tư tưởng của ông. Tuy nhiên, ông lại thấy rất cần thiết khi cung cấp cho học trò những quyển sách mà sẽ phục vụ tốt cho bản thân nó trong cuộc sống thực tại, hướng lối sống của nó phù hợp với thiên nhiên.

2.3.2.4. Ông đã có tư tưởng lạc hậu đối với vấn đề giáo dục phụ nữ

Khi nói đến tư tưởng của Rousseau với vấn đề giáo dục phụ nữ cần phải nhìn rõ cả mặt tích cựa và tiêu cực. Mặt tích cực nổi bật và vượt trội trong tư tưởng của ông là tính nhân bản khi đề cao sự tự do trong tình yêu nam nữ, trong hôn nhân gia đình - đây là những điều mà trước kia Rousseau gọi là lý tưởng và bị môt số người cho là không tưởng thì giờ đây lại chính là mục tiêu của xã hội ngày nay: gia đình được hình thành trên cơ sở tình yêu tự nguyện của nam và nữ. Ông chống lại hôn nhân do cha mẹ sắp đặt dựa trên sự tương hợp của dư luận. Ông còn định tuổi sinh con, trách nhiệm của bậc cha mẹ với con cái và xã hội. Đó là những quan niệm rất tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiến bộ đó, ông cũng không thể vượt khỏi thời đại ông đang sống.

Ông lại mắc một số sai lầm khi cho rằng: “Phụ nữ sinh ra là để làm đẹp lòng đàn ông” [16, tr.504]. Rousseau còn cho rằng không thể có sự bình đẳng nam - nữ, đàn bà không cần thiết phải tư duy trừu tượng, nghiên cứu khoa học, việc cần học chỉ là học về bổn phận; đàn bà tạo ra là để thua kém đàn ông. Và ông coi tất cả những phẩm chất ấy đều do tự nhiên là thế.

KẾT LUẬN

J.J. Rousseau - nhà triết học, giáo dục học tiêu biểu của phong trào Khai sáng - người đã đưa nền giáo dục nhân bản, nhân văn bắt nguồn từ thời cổ đại lên tới đỉnh cao vào thế kỷ XVIII. Tinh hoa tư tưởng giáo dục của ông thể hiện: cần xuất phát từ con người thiên nhiên vươn tới mục tiêu đào tạo ra con người xã hội, con người công dân - con người “yêu nhân loại và công lý”. Ông là người đặt dấu chấm chấm hết cho lý tưởng “con người thần dân”. Tư tưởng giáo dục mang đậm tính nhân văn của ông thể hiện, giáo dục không với mục tiêu dành riêng cho một đối tượng nào trong xã hội, và giáo dục cũng không để đảm nhiệm một nhiệm vụ cụ thể nào, không quan chức, cũng không người lính hay thầy tu, mục tiêu giáo dục là để làm người. Mọi người đều cần được giáo dục và giáo dục cũng dành cho tất cả mọi người. Giá trị nhân đạo này của Rousseau đã phần nào có những tác động đến quan điểm giáo dục của các nhà Mác xít. Mác và Ăng ghen đã từng phân tích tính vĩnh hằng, tính lịch sử, tính giai cấp của giáo dục trong các tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”... Kế thừa quan điểm này, Lênin đã phê phán tính giai cấp trong giáo dục của giai cấp tư sản và chế độ sa hoàng. “Trên thực tế, giai cấp thống trị đã sử dụng giáo dục làm công cụ thống trị giai cấp, cướp đoạt giáo dục thành tài sản riêng mà vốn nó là sản phẩm tinh thần của toàn bộ xã hội loài người” [41, tr.201]. Tư tưởng giáo dục thân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được bắt nguồn từ việc tiếp thu những giá trị tinh hoa trong lịch sử tư tưởng giáo dục này.

Quan điểm của Rousseau, sứ mạng của giáo dục là làm cho bản tính tự nhiên vốn có trong mỗi con người được phát huy tối đa. Con người đã qua giáo dục đúng đắn sẽ có đủ sức mạnh vượt qua mọi xấu xa của xã hội và hơn thế, con người còn có khả năng cải tạo xã hội. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, con người phải được giáo dục toàn diện từ thể chất, trí tuệ đến đạo đức.

Giáo dục phải bắt đầu từ khi đứa trẻ được sinh ra. Tuy nhiên nội dung giáo dục không phải là tìm hiểu toàn bộ tri thức nhân loại mà chỉ cần tìm hiểu những tri thức hữu ích thực sự góp phần vào sự an lạc và vừa tầm hiểu biết của trẻ. Sức lan tỏa của những giá trị tư tưởng giáo dục của Rousseau là rất lớn, với các nhà tư tưởng ở nhiều quốc gia và nhiều giai đoạn lịch sử. Nhà giáo dục học nổi tiếng người Thụy Sĩ - Petxtalôđi - người được mệnh danh là người cha của mọi trẻ em, cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ Rousseau. Ông cũng chủ trương: “Giáo dục phải phù hợp với tự nhiên”, mục đích giáo dục là phát triển toàn diện, cân đối con người để tạo nên những người công dân có ích cho xã hội.

Rousseau còn là người đầu tiên phát hiện đúng đối tượng giáo dục là trẻ em. Và ông đã đấu tranh để trẻ em được đối xử công bằng được tôn trọng được quyền tự chủ đúng với đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Bởi vậy, triết lý giáo dục của ông mới được coi là tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ.

Thành công lớn nhất của Rouseau phải kể đến phương pháp giáo dục. Là người phản đối phương pháp giáo dục trách phạt, đòn roi, lên án lối giáo dục áp đặt, Rousseau đề cao phương pháp khoan dung, tôn trọng tâm lý lứa tuổi. Ông phản đối lối dạy lý luận suông, và đề cao phương pháp giáo dục trẻ: bằng thực tiễn, bằng lợi ích, bằng kinh nghiệm. Song tựu chung lại, phương pháp giáo dục của ông thích nghi với đối tượng từng giai đoạn lứa tuổi, theo tuần tự của thiên nhiên. Ông luôn gợi mở để trẻ đi từ nhận thức cảm tính thế giới khách quan, dựa vào phán đoán để tìm ra tri thức về thế giới. Ông coi trọng việc trẻ tự học, tự thu nhận kiến thức là chính. Còn người thầy chỉ là người dàn dựng, tạo điều kiện hoàn cảnh cho việc tiếp thu kiến thức của trẻ. Điều này khiến trẻ tưởng mình luôn làm chủ song thực chất công lao lại thuộc về người thầy. Chính với cách này, Rousseau lại là người đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng. Thời ông, học trò luôn phải răm rắp nghe theo những lời thầy giáo và coi đó là chân lý, thì trong quan điểm giáo dục này, Rousseau chứng

minh, chính học trò mới chính là trung tâm của giáo dục. Động cơ khiến trẻ thích thú học tập chính là lợi ích trực tiếp và tức khắc, hơn thế trẻ thấy mình được tự do, tùy ý không bị phục tùng ai, cũng không lệ thuộc vào ai.

Mục tiêu giáo dục của Rousseau xét đến cùng là vì hạnh phúc của người học. Ông coi hạnh phúc là quyền lợi thiêng liêng của con người. Hạnh phúc phải cần luôn luôn được hưởng tuy rằng nó cũng thay đổi theo độ tuổi. Ông phản đối việc coi hạnh phúc là một mục tiêu của tương lai mà muốn tới đó phải trả giá bằng khổ ải. Ông còn chỉ ra cách để có được hạnh phúc là phải làm ngang bằng giữa khả năng và mong muốn.

Có thể nói, nhà giáo dục học J.J.Rousseau là người đề xuất phương pháp giáo dục mới - phương pháp giáo dục cá thể. Mỗi cá nhân là một cá thể riêng biệt, khác biệt với các cá nhân khác cả đặc điểm sinh học và xã hội. Bởi vậy, giáo dục các cá thể không giống nhau. Với tất cả những gì Rousseau đã thể hiện qua tác phẩm “Émile hay là về giáo dục”, ông luôn bảo vệ quan điểm giáo dục phải lấy học trò làm trung tâm, mỗi đứa trẻ, ở mỗi một lứa tuổi lại có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Việc giáo dục phải đảm bảo phát huy hết sở trường cá nhân trong mỗi con người. Người thầy giáo phải hướng dẫn làm sao để mỗi đứa trẻ tự bộc lộ hết những tiềm năng của mình và tự chiếm lĩnh tri thức trong phạm vi khả năng cá nhân đó có thể.

Trong bối cảnh giáo dục nước nhà hiện nay, nghiên cứu tác phẩm

“Émile hay là về giáo dục” mới thấy hết cái hay, cái hợp lý và giá trị của nó. Thực trạng nền giáo dục Việt Nam yêu cầu cấp bách có những giải pháp nhằm thay đổi tận gốc những bất cập: Xu hướng thị trường hóa giáo dục; cơ cấu tổ chức và hoạt động giáo dục mất cân đối; Nội dung và phương pháp giáo dục lạc hậu; coi nhẹ những vấn đề có ý nghĩa cơ bản suốt đời cho

Một phần của tài liệu Tư tưởng của J.J Rousseau về giáo dục qua tác phẩm Émile hay là về giáo dục (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)