Những nguyên lý giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng của J.J Rousseau về giáo dục qua tác phẩm Émile hay là về giáo dục (Trang 67)

2.2.5.1. Giáo dục tự nhiên và giáo dục tự do

Xuất phát điểm của nguyên lý giáo dục tự nhiên và tự do của Rousseau là từ quan điểm của ông cho rằng tự nhiên và xã hôi có mâu thuẫn đối kháng. Thiên nhiên tạo ra con người, bản chất tốt, sống tự do và hưởng hạnh phúc. Xã hội biến con người thành tàn ác, sống nô lệ trong khổ cực. Giải pháp duy nhất để giải quyết mâu thuãn này là tẩy chay xã hội một cách triệt để hướng con người và xã hội trở về thiên nhiên, khôi phục lại thiên nhiên trong con người, giáo dục rèn luyện con người để nó trở lại bản chất thiên nhiên của nó, xây dựng một nhân sinh quan trên cơ sở tự do và dân chủ, đảm bảo con người được hưởng hạnh phúc cao quý mà thiên nhiên ban tặng. Ông cũng đã từng khẳng định: “Điều tốt lành đầu tiên của mọi điều tốt lành không phải là uy quyền, mà là tự do. Con người thực sự tự do chỉ muốn điều gì anh ta có thể, và làm điều gì anh ta thích” [16, tr.95]. Mọi quy tắc giáo dục sẽ từ đó mà suy

ra. Giáo dục trẻ “Cần để nó tùy thuộc chứ không khuất phục, cần để nó yêu cầu chứ không ra lệnh”. Hãy để trẻ ở đúng vị trí và khả năng của trẻ, trẻ chỉ phải làm điều có ích cho nó chứ không phải là điều người khác mong muốn - dù đó là bố mẹ của trẻ. Như vậy là trẻ được giáo dục, được phát triển theo quy luật tự nhiên hay còn gọi được tự do. Giáo dục tự do là làm cho trẻ không bị lệ thuộc vào các đam mê, luôn làm chủ được bản thân mà không bị dẫn dắt. Để thực sự được tự do trẻ phải đủ mạnh bởi nếu không sự yếu đuối sẽ giới hạn quyền tự do của trẻ. “Tự do nơi trẻ bị giới hạn bởi sự yếu đuối của chúng. Ai làm điều mình muốn là người hạnh phúc, nếu người ấy tự túc được cho bản thân; đó là trường hợp của con người sống trong trạng thái tự nhiên” [16, tr.96]. Quan điểm tự do, quyền lực của mỗi người trải rộng ngang tầm sức lực của tự nhiên của người đó của Rousseau được Mác nâng lên thành quan điểm “Tự do là nhận thức được cái tất yếu”. Nền giáo dục mà Rousseau hướng tới là nền giáo dục với mục tiêu phát huy tối đa bản tính tự nhiên của con người, được phát triển theo thiên hướng của cá nhân, có sức mạnh để không bị lệ thuộc.

2.2.5.2. Vì quyền dân chủ, bình đẳng và hạnh phúc của người học

Theo Rousseau, một trong những nguyên tắc quan trọng để giáo dục trẻ nên người là không bao giờ lý luận với trẻ, lý luận với trẻ con là một trong những phương pháp giáo dục ngu ngốc nhất cần phải từ bỏ. Để có trái chín ta phải chờ cho các bộ phận của cây phát triển đầy đủ, để có kết quả tốt cần phải hội tụ đầy đủ các nguyên nhân sinh ra kết quả, quy luật ấy người làm thầy cần phải hiểu thấu đáo.

Nếu trẻ đã phân biệt được phải trái thì chắc chắn sự giáo dục của chúng ta là thừa, nhưng vì chúng chưa thấu điều đó nên nếu chúng ta tiến hành phương pháp giáo dục sai, cứ triết lý mãi những ngôn từ mà chúng không thể hiểu được thì trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh, cãi lại những điều mà ta nói với chúng nếu không ta cũng sẽ chỉ đạt được cái ta muốn một cách khiên cưỡng, mà điều này hoàn toàn trái với qui luật. Thiên nhiên muốn trẻ con phải là trẻ

con trước khi thành người lớn, lýtrí là cái thắng để kìm hãm sức mạnh nhưng trẻ con thì không cần điều đó.

Nguyên tắc quan trọng của giáo dục mà người thầy phải tuân thủ triệt để là tôn trọng quyền tự do của trò, tạo điều kiện để quyền bình đẳng của chúng phát huy hiệu lực. Trẻ em luôn luôn có vị trí trong xã hội, do đó, phải đối xử với học trò tùy theo tuổi tác của chúng. Đừng bao giờ để cho trẻ con nghĩ rằng người thầy của nó luôn luôn có uy quyền đó với nó, hãy tạo cho trẻ cảm giác luôn có sự gần gũi, bình đẳng giữa trò và thầy bởi bản tính tự nhiên của con người ta vốn thiện nhưng nếu chúng ta bắt buộc nó phải vâng lời thì vì không thấy có chút ích lợi gì trong việc mà chúng ta yêu cầu nó phải làm nên trẻ sẽ nghĩ rằng ta muốn làm khổ nó, nó sẽ trở nên ương bướng và khó dạy. Tất nhiên, vì trẻ còn nhỏ nên cần có sự hướng dẫn chở che của người lớn nhưng phải làm sao cho nó không cảm thấy bị áp đặt đồng thời phải làm sao cho nó biết rằng nó thì yếu đuối còn người thầy của nó thì mạnh và việc nó tuỳ thuộc vào người thầy, người lớn là điều tất nhiên. “... làm sao cho nó sớm ý thức được, trên cái đầu hiên ngang của nó, chiếc ách khắt khe mà thiên nhiên đặt để cho con người, chiếc ách nặng trĩu của sự bắt nguồn ở các sự vật chứ không bao giờ ở ý muốn thất thường của con người”[17, tr.60].

Theo Rousseau, điều sai lầm trong giáo dục của các nền giáo dục thông thường là chỉ nói với các em về bổn phận mà không bao giờ nói với chúng về quyền lợi của chúng. Vì thế, ý niệm đầu tiên mà chúng ta nên dạy trẻ con, bằng thực hành hơn là lý thuyết, không phải là ý niệm về tự do mà chính là ý niệm về quyền tư hữu. Nguồn gốc đó là: Ai là người đầu tiên mang sức lao động của mình trồng trọt trên một thửa đất, người ấy là chủ thửa đất. Bằng thực hành, Rousseau đã dạy cho Émile bài học về quyền tư hữu và quyền bình đẳng giữa người này với người khác, cái gì đã là sở hữu của người khác thì không được xâm phạm đến.

Quyền bình đẳng bao giờ cũng gắn liền với quyền lợi bởi vậy việc giáo dục trẻ đều xuất phát từ quyền lợi của trẻ chứ không phải vì bất kỳ mục đích cao siêu nào. Khi đó cũng như người lớn, trước khi làm việc gì, nó sẽ không bao giờ quên đặt câu hỏi: Cái đó có lợi ích gì? Đó là nó đã sử dụng quyền tự chủ của mình, nó có quyền làm hoặc không làm nếu nó nhận thấy việc đó không mang lại lợi ích cho nó. Do đó, cần giải thích cho các em hiểu lợi ích của việc các em làm, điều các em học, nếu có đòi hỏi các em điều gì thì cần phải thảo luận với các em đó chính là phát huy quyền dân chủ của mỗi người.

Rousseau là một người thuộc trường phái nhân đạo chủ nghĩa. Ông đặc biệt yêu thương và đề cao quyền bình đẳng của nhân dân lao động. Ông đã giáo dục làm cho Émile thấm nhuần quan điểm: theo bản tính thiên nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng - dân chủ, ai cũng như ai, không ai sinh ra là vua, là đình thần là người giàu có cả “tất cả sinh ra đều trần truồng và nghèo nàn, tất cả đều có thể bị các nỗi cơ cực của đời sống, các nỗi lo buồn, các tai ương, các nhu cầu, các nỗi đau khổ đủ loại; sau hết, tất cả đều phải chết” [16, tr.297]. Đấy chính là thực trạng của con người, không ai được quyền miễn trừ. Phải làm cho Émile hiểu rằng tất cả mọi sự giàu có xa xỉ, mọi mưu toan của con người kết cục cũng phải đi đến điểm chung: cái chết và trước khi đến điểm kết thúc của mỗi đời người thì bất cứ ai trong nhân loại cũng có thể phải trải qua những chuỗi ngày bất hạnh khổ đau. Chúng ta phải hiểu điều đó để thấy rằng mọi người đều như nhau trong tất cả giai cấp, đều bình đẳng, không ai có thể nhân danh bất kì điều gì để làm khổ nguời khác. Theo ông, kiểu quan niệm bất bình đẳng về hạnh phúc và nỗi khổ của con người đã được định sẵn cần phải xóa bỏ hẳn bởi nó làm cho “mỗi người cứ ở yên trong tình trạng của mình: kẻ nô lệ cứ bị ngược đãi, người tật nguyền cứ đau khổ, kẻ ăn mày cứ chết đi, vì không ích lợi gì cho họ để thay đổi tình trạng” [16, tr.297]. Hạnh phúc là đấu tranh, đấu tranh với chính mình, đấu tranh phá bỏ những rào cản xiềng xích ngăn cản con người tận hưởng quyền thiên nhiên của họ: bình

đẳng - dân chủ. Những lập luận sôi nổi của Rousseau đã thức tỉnh được nhân dân Pháp mà cụ thể là phái Jacobin đã giương cao ngọn cờ cách mạng và các từ “Tự do - bình đẳng - bác ái” đã trở thành tuyên ngôn của cách mạng. Nhân dân trong trái tim ông là cao quí nhất.

Émile phải học chính trị và luân lý, cần phải dạy em rằng sự bình đẳng thực sự và bất diệt chỉ có trong thiên nhiên; trong xã hội, bình đẳng về phương diện pháp luật, mơ hồ và trống rỗng. Bởi vì trong trạng thái thiên nhiên, sự khác biệt duy nhất từ người này đến người kia không thể lớn đến mức có thể làm người này phụ thuộc vào người kia. Còn trong xã hội cái gọi là phương tiện duy trì bình đẳng cho mọi công dân thực chất được dùng để hủy hoại sự bình đẳng ấy thông qua việc tiếp thêm sức mạnh cho kẻ mạnh bức hiếp kẻ yếu, bẻ gãy sự bình đẳng vốn có mà thiên nhiên đã trao tặng cho con người. Vì thế, Émile không cần phải tin những lời lẽ ngụy biện mà các nhà hiền triết rao giảng mà chỉ cần phải sống theo một nguyên tắc duy nhất: hãy lắng nghe thiên nhiên, hãy tuân theo thiên nhiên, đó mới thực sự là cội nguồn của bình đẳng - dân chủ.

Nền giáo dục mà Rousseau khởi xướng là một nền giáo dục vì hạnh phúc của người học. “con người đã sống nhiều nhất không phải là người đã đếm được nhiều năm nhất mà là người đã cảm nhận cuộc đời được nhiều nhất”[16, tr.39].

Có thể nói, giáo dục hạnh phúc luôn là niềm mơ ước của mọi người và mọi nền giáo dục, song chỉ Rousseau mới là người đề cấp đến trực tiếp mục tiêu này và cả con đường, cách thức để làm cho giáo dục hạnh phúc trở thành hiện thực. Ông luôn phản đối việc giáo dục nhồi nhét, áp đặt đối với con trẻ mà ông nói đó là hi sinh hiện tại cho một hạnh phúc tương lai mà không biết bao giờ mới được hưởng. Lối giáo dục đó ông gọi là “dã man” khi hệ thống giáo dục buộc trẻ em phải rời bỏ hạnh phúc của nó, không cho chúng chơi đùa, nhảy múa, ca hát khiến “tuổi của niềm vui sướng trôi qua giữa những

tiếng khóc, trừng phạt, đe dọa, trong vòng nô lệ” [46, tr.505]. Bổn phận của loài người là phải thực hiện nhân đạo, phải để các em được hưởng hạnh phúc ngay, từ khi còn là trẻ con bởi xét đến cùng, hạnh phúc là mục đích cuối cùng và cao nhất của loài người. Chính từ tư tưởng này của Rousseau mà Dewey đã coi sự cải cách cấp thiết nhất về ý nghĩa đích thực nhất của giáo dục là “Hãy chấm dứt coi giáo dục như là sự chuẩn bị đơn thuần cho cuộc sống tương lai, hãy coi giáo dục như là ý nghĩa đầy đủ của cuộc sống đang diễn ra trong hiện tại” [40, tr.10].

2.3. Tƣ tƣởng giáo dục J.J Rousseau: ý nghĩa và một số nhận định

Tất cả những ai đã từng làm cha mẹ hay đã từng làm nghề thầy giáo đều không khỏi giật mình nhìn lại quan niệm và hành động của bản thân khi đọc “Émile hay là về giáo dục”. Quả đúng như nhà văn Bùi Văn Nam Sơn đã viết: “Tưởng như Rousseau là người sống cùng thời với chúng ta”. Ông đã chỉ ra trước mắt người đọc một loạt những suy nghĩ và cách giáo dục sai lầm đối với con trẻ từ cách chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ, nuông chiều hay áp đặt... Tác phẩm của ông thực sự đã mở ra rất nhiều tư tưởng có giá trị lớn.

2.3.1. Những giá trị trong tư tưởng giáo dục của Rousseau và ý nghĩa của nó với những vấn đề của giáo dục Việt Nam của nó với những vấn đề của giáo dục Việt Nam

2.3.1.1. Những vấn đề của giáo dục Việt Nam hiện nay

Hiếu học luôn là một truyền thống vô cùng quý báu, đáng trân trọng và rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy chưa bao giờ mai một mà trái lại đang ngày càng nở rộ. Ở mọi nơi trên đất nước chúng ta, dù miền quê hay thành phố, hẳn không khó tìm kiếm một Hội khuyến học. Tất cả mọi địa phương, các nhà trường, các dòng tộc đều lập ra quỹ khuyến học nhằm thúc đẩy hơn nữa tinh thần học tập của các thế hệ con cháu Việt Nam. Đảng, nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục coi đó là “quốc sách hàng đầu”. Một loạt các cuộc cải cách giáo dục, đổi mới, cải tiến, các cuộc vận động đều mong muốn nền giáo dục nước nhà có những phát triển có tính

chất bước ngoặt song vẫn dừng ở chính sách mà chưa thể biến thành hiện thực. Với mối quan tâm của toàn xã hội dành cho giáo dục như vậy dường như gánh nặng càng đè thêm lên vai con trẻ - những người có sứ mệnh vẻ vang quyết định tương lai vận mệnh nước nhà. Lý do vì sao? Nhận định về thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Cho đến nay, nền giáo dục và đào tạo của nước nhà vẫn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, từ việc xác định quan điểm và mục tiêu giáo dục đạo tạo, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp, đội ngũ thầy giáo, hệ thống tổ chức cho đến công tác quản lý. Chất lượng giáo dục và đào tạo cả ở phổ thông và đại học đều thấp. Nội dung chương trình quá tải, sách giáo khoa có nhiều mặt lạc hậu; cách dạy và học nặng về nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, thiếu kết hợp học với hành, giáo dục và đào tạo với thực tiễn kinh tế, sản xuất và đời sống. Học sinh sinh viên kém năng lực chủ động sáng tạo, kém khả năng thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước trong tình hình mới. Hiện tượng mua bằng cấp, gian lận trong thi cử, bệnh chạy theo thành tích còn phổ biến” [38, tr.11-12]. Tựu chung lại, giáo dục Việt Nam đang có những vấn đề bức xúc nội cộm như sau:

- Thứ nhất: Các cuộc cải cách giáo dục vấn chưa mang lại kết quả như mục tiêu đã đặt ra. Nguyên nhân không phải do nhân tố con người Việt Nam không đáp ứng nổi yêu cầu bởi con người Việt Nam vốn có ưu thế bởi sự thông minh, tài trí; cũng không thể do giáo dục đào tạo Việt Nam không đủ trình độ, bởi thực tế đã chứng minh vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX chúng ta đã có một nền giáo dục rất tốt; càng không bởi nhà nước đầu tư cho giáo dục thấp bởi hàng năm Nhà nước vẫn đang đầu tư cho giáo dục vào khoảng 14% tổng thu nhập quốc dân và sẽ còn cao hơn nữa. Nguyên nhân sâu sa của sự yếu kém trong giáo dục đào tạo nước nhà được các giáo sư, các nhà giáo có kinh nghiệm đã từng công tác cả ở trong nước và quốc tế chỉ ra: nguyên nhân chủ yếu là do sai lầm từ nhận thức, tư duy cơ bản có tính chất hệ

thống - đó chính là triết lý giáo dục. Thực trạng nền giáo dục nước nhà cấp thiết đòi hỏi một sự thay đổi có tính chất tổng thể gốc rễ chứ không đơn giản chỉ là những giải pháp có tính chất chắp vá như hiện nay.

Thứ hai, nền giáo dục Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập của đất nước. Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập đang là vấn đề gây bức xúc hiện nay, thậm chí

Một phần của tài liệu Tư tưởng của J.J Rousseau về giáo dục qua tác phẩm Émile hay là về giáo dục (Trang 67)