Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa - thực trạng và giải pháp (Trang 75)

Môi trường sinh thái liên quan trực tiếp tới cuộc sống của tất cả mọi thành viên trong xã hội nên bảo vệ môi trường là trách nhiệm nghĩa vụ của tất cả mọi người. Nhưng do trình độ nhận thức khác nhau, lợi ích khác nhau gắn với môi trường, sự tác động khác nhau của các vùng môi trường sinh thái đối với dân cư, nên ý thức trách nhiệm môi trường của các tầng lớp dân cư khác nhau. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ quan trọng, là một giải pháp lâu dài trong vấn đề bảo vệ môi trường. Dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát ở phạm vi toàn cầu, Ngân hàng thế giới đã đưa ra khuyến nghị: giáo dục, tuyên truyền cho bảo vệ môi trường là biện pháp rẻ tiền nhất nhưng hiệu quả nhất.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, cải tạo và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên là “tiến trình giáo dục có mục đích”, để thức tỉnh con người có nhận thức và quan tâm đến môi trường-tài nguyên, có sự hiểu biết, có kỹ năng, quan điểm, động cơ thúc đẩy hành động tích cực hướng tới khắc phục khó khăn thực tại và ngăn ngừa những vấn đề mới sẽ nảy sinh. Giáo dục ý thức môi trường đòi hỏi trước hết, các cấp ủy Đảng phải

xác định đây là một nội dung trong công tác lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm của bộ máy Nhà nước trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

Để có được những thay đổi phù hợp với quan điểm về phát triển bền vững, cần tuyên truyền giáo dục để các tầng lớp nhân dân thay đổi các quan niệm đạo đức và lối sống như thói quen sinh nhiều con ở các dân tộc thiểu số, thói quen tiêu xài lãng phí. Phát triển bền vững đòi hỏi phải thiết lập các tập tục tiến bộ mới thay cho các tập tục cũ. Các tập tục mới phải phù hợp với điều kiện sống đang thay đổi của con người. Cần giáo dục cho mọi người có ý thức “văn hóa xanh”, đó là toàn bộ các họat động văn hóa dựa trên đạo đức về cuộc sống cộng đồng. Văn hóa đó thể hiện trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các quan hệ xã hội và thái độ của con người đối với thiên nhiên. Văn hóa xanh thể hiện trong thái độ và hành vi hướng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống, vượt lên đói nghèo phải bằng các phương thức phù hợp với đạo đức cuộc sống cộng đồng. Văn hóa mới bao hàm cả thái độ đấu tranh, lên án các hiện tượng tiêu cực đối với môi trường, như tham nhũng, tệ nạn phá họai môi trường... Giáo dục hướng cho con người có trách nhiệm với thiên nhiên, sự bình đẳng của loài người với các dạng sống khác trong tự nhiên, ý thức tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sống chung.

Giáo dục ý thức tôn trọng, quan tâm đến cộng đồng, đề cao trách nhiệm phải quan tâm đến mọi người xung quanh trong hiện tại và tương lai. Đó là một nguyên tắc đạo đức trong xã hội văn minh. Sự sống của người này không được làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác và thế hệ mai sau. Mỗi người, mỗi tổ chức phải có ý thức chia sẻ những phúc lợi và chi phí sử dụng tài nguyên, phải nhận thấy việc làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người khác là tội ác.

cấp học mẫu giáo đến đại học, từ gia đình đến đường phố... Chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính tự giác, tính tổ chức chặt chẽ của các cộng đồng; phát động phong trào bảo vệ môi trường trong tất cả các phạm vi, các cấp, các ngành; có chính sách động viên, khích lệ kịp thời đối với những cá nhân tích cực trong phong trào thi đua. Vận dụng mọi hình thức giáo dục linh họat như chương trình giáo dục môi trường trong trường học, hội thảo khoa học, cổ động, tìm hiểu kiến thức về môi trường, tập huấn. Giáo dục tuyên truyền với nhiều nội dung đa dạng như về bảo vệ nguồn nước, không khí, chống cạn kiệt tài nguyên, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường biển... Huy động nhiều lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục tuyên truyền như Đội Thiếu niên tiền phong, Đòan Thanh niên, chi bộ Đảng, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ... Tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức môi trường cho thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh viên. Giáo dục tuyên truyền phải hướng đến trang bị cho mọi người kiến thức môi trường và vai trò của bảo vệ môi trường để hành động tự giác theo sự mách bảo của lương tâm và trí tuệ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường theo phương châm cộng đồng tự quản, công tác tuyên truyền giúp cho các cộng đồng biết cách và biết trách nhiệm trước môi trường. Chỉ khi nào mỗi người dân biết tự tổ chức, tự thực hiện thì môi trường mới trở thành an toàn.

Hàng năm, Khánh Hòa có số lượng lớn du khách từ các địa phương trong cả nước và trên thế giới với nhiều lối sống và phong tục khác nhau. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho du khách cũng không kém quan trọng so với việc giáo dục cho nhân dân bản địa. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm phải được thực hiện “mọi lúc, mọi nơi, cho mọi đối tượng”.

Do vai trò, vị trí của các tầng lớp xã hội khác nhau, nên cần có chính sách, chương trình giáo dục, tuyên truyền khác nhau sao cho thích hợp với

tuyên truyền viên chuyên nghịêp làm hạt nhân cho phong trào; kiểm tra giám sát thường xuyên các họat động bảo vệ môi trường; giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho những cá nhân đứng đầu các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa.

Sự phát triển bền vững phụ thuộc vào hiệu quả và phương thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên của người tiêu dùng và người sản xuất, giáo dục cho những đối tượng này cũng phải được quan tâm thường xuyên. Bên cạnh việc giáo dục cho mọi người nhận thức được hiểm họa do sự phá họai tự nhiên, cần phải có những giải pháp ổn định cuộc sống dân cư, gắn lợi ích kinh tế với vấn đề bảo vệ môi trường thì hiệu quả mới lâu bền.

Công tác giáo dục phải đi đôi với tăng cường kỷ cương, pháp chế, những quy định bảo vệ môi trường; giáo dục cho mỗi người dân có tinh thần gương mẫu, có thói quen sống theo pháp luật. Công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần được phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức và giữa tổ chức với cá nhân, giữa các địa phương với nhau. Mở rộng quan hệ quốc tế là điều kiện tốt để học tập kinh nghiệm, hợp tác, tư vấn, tiếp nhận những kiến thức và tranh thủ sự giúp đỡ về vốn cũng như đào tạo chuyên gia bảo vệ môi trường.

Như vậy, để khai thác nguồn lực tự nhiên theo yêu cầu phát triển bền vững đang đặt ra cho tỉnh Khánh Hòa một nhiệm vụ cấp bách trong việc bảo vệ môi trường. Giáo dục ý thức môi trường cho tất cả mọi người thuộc các tầng lớp khác nhau với nội dung và hình thức phong phú được coi là giải pháp tối quan trọng góp phần hạn chế hậu quả tai hại do quá trình khai thác nguồn lực tự nhiên gây ra.

KẾT LUẬN

Nguồn lực tự nhiên là những tài nguyên thiên nhiên được khai thác, sử dụng vào các quá trình kinh tế - xã hội. Khai thác nguồn lực tự nhiên là nội dung cơ bản của nền sản xuất xã hội. Cách thức khai thác nguồn lực tự nhiên (phương thức khai thác) là tổng hợp tất cả những phương pháp, phương tiện, yêu cầu, nguyên tắc... phù hợp với hoàn cảnh mà trong đó họat động khai thác tiến hành; phương thức khai thác nguồn lực tự nhiên là nội dung cơ bản của phương thức sản xuất. Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Khánh Hòa thời gian qua cho thấy những thành tựu đạt được là rất đáng khích lệ, chứng tỏ tài nguyên thiên nhiên nơi đây đã bước đầu được khai thác đúng đắn. Bên cạnh đó, quá trình khai thác cũng gặp phải không ít khó khăn và hạn chế.

Để khắc phục khó khăn và hạn chế trên đây, các cấp lãnh đạo ở Khánh Hòa phải vạch ra được một chiến lược khai thác nguồn lực tự nhiên hợp lý. Chiến lược ấy trước hết, cần xuất phát từ điều kiện tài nguyên thiên nhiên và khả năng thực tế của tỉnh Khánh Hòa. Vì thế, cơ cấu kinh tế của tỉnh cần được điều chỉnh chuyển dịch theo hướng: dịch vụ - du lịch, công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp.

Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đặt ra yêu cầu tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo yêu cầu phát triển bền vững.

Để hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trong điều kiện hợp tác và đấu tranh gay gắt trên phạm vị tòan cầu, khai thác nguồn lực tự nhiên ở Khánh Hòa cần được tăng cường về vốn, về cơ sở vật chất- kỹ thuật và nguồn nhân lực theo yêu cầu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với bộ máy Nhà nước tỉnh, trang bị hơn nữa về cơ sở vật chất - kỹ thuật, vốn, nguồn nhân lực và

giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là những yêu cầu đặt ra trong quá trình khai thác nguồn lực tự nhiên ở Khánh Hòa. Nếu thực hiện tốt những yêu cầu này, nguồn lực tự nhiên ở Khánh Hòa sẽ được khai thác, sử dụng với hiệu quả cao. Cho nên, những yêu cầu này cũng đồng thời đóng vai trò như những giải pháp cơ bản để khai thác có hiệu quả nguồn lực tự nhiên. Trong quá trình khai thác, các giải pháp và yêu cầu cần được thực hiện một cách đồng bộ.

Khai thác nguồn lực tự nhiên có liên quan với rất nhiều yếu tố trong mối liên hệ phức tạp, mỗi yếu tố lại có vai trò khác nhau và quá trình ấy luôn tuân theo những tính quy định khách quan. Chỉ đứng trên lập trường thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng mới cho phép nghiên cứu được những tính quy định khách quan đó. Những yêu cầu, giải pháp nêu trong luận văn có ý nghĩa như những tính quy định chung, mỗi phạm vi khai thác lại có những quy định cụ thể.

Như vậy, khả năng có hạn so với tiềm năng to lớn về nguồn lực tự nhiên, quá trình khai thác nguồn lực tự nhiên đặt ra yêu cầu đổi mới phương thức khai thác. Đổi mới phương thức khai thác nguồn lực tự nhiên ở Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay là nội dung cơ bản nhất của việc khai thác. Sự thay đổi diễn ra từ chủ trương, chính sách của Nhà nước đến tổ chức thực hiện của doanh nghiệp, từ yêu cầu đến giải pháp nhằm tạo ra sự chuyển biến về chất của hiệu quả khai thác.

Những nội dung nghiên cứu của đề tài thật sự mới chỉ mang ý nghĩa bước đầu. Trong thời gian tới, đề tài chắc chắn cần phải được hòan thiện hơn nữa về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Để đề tài có ý nghĩa thiết thực, cần tiếp tục tập trung nghiên cứu sâu sắc một số vấn đề cụ thể sau:

Một là: Phát triển nguồn nhân lực cho khai thác nguồn lực tự nhiên ở Khánh Hòa.

Ba là: Khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hội nhập với kinh tế thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đình Bách (2004), Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Vũ Tuấn Cảnh (1/1997), Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Hà Nội.

5. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa (2006), Niên giám thống kê Khánh Hòa 2005.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đỗ Đức Định (2004), Kinh tế học phát triển về công nghiệp hóa và cải cách nền kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Phùng Ngọc Đĩnh (2002), Tài nguyên Biển Đông Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

11. Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sơn (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Chu Hồi (1997), Phát triển bền vững, Dự án VIE 97/007. 13. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình (1999), Giáo trình

14. Hoàng Hưng (2000), Con người và môi trường, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Đặng Hữu (2001), Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức-thời cơ và thách thức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Đức Khiển (2001), Con người và môi trường, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

18. Lê Văn Khoa và nhiều tác giả (2003), Hỏi đáp về tài nguyên và môi trường, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

19. Khoa Kinh tế phát triển (2002), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Trần Kiên (1999), Chiến lược huy động vốn và các nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tập 2, Nxb. Hà Nội. 21. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và

tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.

22. Phạm Trung Lương và nhiều tác giả (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

23. C.Mác - Ph.Ănghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

24. C.Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. C.Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Ngừng (2004), Một số vấn đề bảo vệ môi trường với vấn đề phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

27. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Phân viện Hải dương học Nha Trang (1985), Tài nguyên và môi trường biển, tập 1.

29. Vũ Văn Phúc (2004), Quan hệ thị trường và kế hoạch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Vũ Ngọc Phương (2004), Khánh Hòa, Nha Trang một tiềm năng, một hiện thực, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Đức Quý và nhiều tác giả (2000), Nghiên cứu quan điểm và định hướng bảo vệ khai thác... Báo cáo tổng kết đề tài KHCN 07-13. 32. Hồ Sĩ Quý (2000), Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự

phát triển xã hội, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

33. Nguyễn Ngọc Sinh (3/2007), Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, Trung tâm Khoa học Tư nhiên và Công nghệ quốc gia.

34. Trần Cao Sơn (2004), Môi trường xã hội nền kinh tế tri thức, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

35. Lê Hữu Tầng (1997), Về động lực phát triển kinh tế - xã hội, Nxb.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa - thực trạng và giải pháp (Trang 75)