Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tự

Một phần của tài liệu Khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa - thực trạng và giải pháp (Trang 60)

nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa

3.2.1. Tăng cƣờng công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Thực trạng khai thác nguồn lực tự nhiên ở Khánh Hòa đặt ra yêu cầu phải quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Quản lý tài nguyên thiên nhiên là một họat động trong lĩnh vực quản lý, có tác dụng điều chỉnh họat động của con người dựa trên nguyên tắc tiếp cận hệ thống. Hiểu theo nghĩa rộng, quản lý tài nguyên thiên nhiên bao gồm việc điều tra, đánh giá tiềm năng, quản lý, dự báo việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Công tác quản lý tài nguyên có ba nội dung quan trọng nhất bao gồm: xây dựng cơ sở khoa học cho việc thi hành công tác quản lý, thiết lập các công cụ quản lý, tổ chức công tác bảo vệ và quản lý tài nguyên. Quản lý tài nguyên có hai công đoạn chính là xây dựng, ban hành thể chế và tổ chức việc quản lý.

Thứ nhất: Về xây dựng, ban hành thể chế

khoa học cho việc quản lý tài nguyên - môi trường khá phức tạp, liên quan tới nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Do vậy, quản lý tài nguyên với tư cách là một lĩnh vực khoa học có chức năng phân tích, đánh giá và áp dụng thành tựu của các khoa học, công nghệ, quản lý xã hội để giải quyết tổng thể các vấn đề. Muốn kiểm sóat và dự báo quá trình khai thác tốt hơn, tỉnh cần tiến hành điều tra đánh giá chất lượng tài nguyên một cách thường xuyên, định kỳ. Sử dụng các công cụ tính toán, các ứng dụng thông tin mới như kiểm tóan môi trường, quy hoạch môi trường, quản lý hệ thống quan trắc nguồn thông tin dữ liệu, phân tích, đánh giá nguồn tài nguyên và đề ra kế hoạch cũng như dự báo những khả năng đúng đắn cho việc khai thác sử dụng tài nguyên. Chỉ khi nào đánh giá được trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác từng lọai tài nguyên thì mới cho phép xác định đúng đắn chiến lược khai thác và quản lý tốt tài nguyên. Thể chế, chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên phải đặc biệt quan tâm những tài nguyên có trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi, chất lượng cao, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, dễ khai thác sử dụng, chi phí lao động thấp, có địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch lớn.

Trên cơ sở quan trắc, điều tra, đánh giá, bộ phận nghiên cứu phải đề xuất được cho tỉnh một chiến lược khai thác. Đến lượt nó, chiến lược lại được cụ thể hóa bằng quy hoạch, kế hoạch, chính sách, luật pháp, các văn bản dưới luật và hướng dẫn thi hành luật. Chiến lược gắn liền với hình thành quy hoạch, các chương trình, các dự án cụ thể. Như Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ: “Gắn kết giữa chiến lược, quy hoạch với kế hoạch; nâng cao tính khoa học, công khai, minh bạch, bảo đảm cho chiến lược, kế hoạch, thực sự là công cụ điều hành có hiệu quả của Nhà nước, thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư và nhân dân” [8, tr.251]. Chiến lược, kế hoạch phải thống nhất ở các cấp, các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, các cơ sở sản xuất và trong tổng thể nền kinh tế; thống nhất giữa dài hạn, trung

qua mục tiêu lâu dài và coi thường lợi ích quốc gia. Chính sách và chiến lược khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh phải hướng đến khắc phục cơ bản những bức xúc tồn tại trước đây, như quy hoạch treo, ô nhiễm môi trường... Kế hoạch khai thác phải gắn với bảo vệ môi trường, tránh lãng phí tài nguyên. Phải đi đến hoàn thiện quá trình thăm dò, khai thác, chế biến, tiêu dùng sản phẩm, hạn chế mức thấp nhất việc xuất khẩu nguyên liệu thô, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng.

Thứ hai: Về tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược

Nội dung cơ bản của công tác tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược gồm: giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vấn đề liên quan. Thực trạng khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh đặt ra yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các sai phạm cũng như giải quyết những phát sinh nhằm thực hiện nghiêm túc chính sách và chiến lược. Công tác thanh, kiểm tra phải đưa ra những kết luận, đánh giá khách quan khoa học về sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc xử lý. Công tác xử lý sai phạm phải khẩn trương, nghiêm túc nhằm giải quyết triệt để những bức xúc tồn tại dai dẳng như: đền bù giải tỏa, dự án ma, tham nhũng tiêu cực - đã từng gây nhiều tai tiếng, ảnh hưởng đến uy tín và thể diện của tỉnh. Thanh tra, giám sát, xử lý trong thời gian sắp tới cần tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: sử dụng tài nguyên đất đai, rừng, biển và đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên nước và không khí.

Uỷ ban nhân dân tỉnh với tư cách đại diện cho lợi ích tòan xã hội biến đường lối của mình thành hiện thực thông qua việc cấp phép và hình thành một cơ cấu tổ chức quản lý. Cấp giấy phép là khâu đầu tiên, liên quan trực tiếp với tất cả các khâu quản lý tài nguyên nên có vai trò vô cùng quan trọng. Việc thẩm tra dự án cần xác định theo tiêu chí tổng thể với rất nhiều góc độ khoa học; phải xác định cụ thể trình tự thủ tục, cơ sở pháp lý, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường phù hợp với điều kiện cụ thể và xu

dân; phải “đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình xây dựng, thông qua và phê duyệt, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển...” [8, tr.251]. Việc cấp phép khai thác phải tạo được thuận lợi nhiều nhất và khắc phục thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho nhà đầu tư.

Để quản lý tài nguyên có hiệu quả cần đổi mới công cụ quản lý. Công cụ là tổng hợp các biện pháp họat động về luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhằm khai thác và bảo vệ tốt nhất tài nguyên thiên nhiên. Các công cụ chủ yếu cần thiết lập gồm: công tác kỹ thuật quản lý, công cụ luật pháp-chính sách, công cụ kinh tế, công cụ phụ trợ. Các công cụ được sử dụng dưới hình thức và giải pháp khác nhau. Công cụ, giải pháp, hình thức phải phù hợp với thực trạng điều kiện tự nhiên, phong tục văn hóa và hòan cảnh cụ thể của từng địa phương. Các công cụ quản lý nhằm mục tiêu trước mắt là chống suy thoái môi trường, chống đói và chống dịch bệnh. Mục tiêu của giai đoạn tiếp theo là làm sao khai thác đạt hiệu quả tối đa mà con người vẫn sống hòa hợp, thân thiện với tự nhiên. Công tác quản lý từng bước phải đi vào chiều sâu theo phương châm ngăn ngừa ô nhiễm hơn là xử lý ô nhiễm, vấn đề môi trường được quan tâm thích đáng ngay từ đầu quá trình phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm.

Trước mắt, cần đổi mới các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cấp và củng cố các cơ quan đủ sức thực hiện tốt các vấn đề nảy sinh và ứng cứu kịp thời sự cố môi trường ở các khu dân cư tập trung và khu công nghiệp. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những vi phạm làm ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường, nhất là môi trường du lịch. Tiếp theo, tỉnh cần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học quản lý tài nguyên-môi trường phù hợp với yêu cầu mới tới cấp xã - phường, hoàn chỉnh cơ chế tổ chức bộ máy quản lý; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc quản lý; phân cấp quản lý theo vùng, theo ngành, theo từng

3.2.2. Tăng cường nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khai thác

Khai thác nguồn lực tự nhiên trong giai đoạn hiện nay ở Khánh Hòa đặt ra yêu cầu tăng cường nguồn nhân lực. Đi sau về công nghệ, thiếu vốn, tài nguyên thiên nhiên có hạn, nhưng nếu biết khai thác tốt nguồn nhân lực thì Khánh Hòa có thể bứt phá và rút nhắn khoảng cách so với các địa phương trong nước và thế giới. Phát triển nguồn nhân lực cho quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên cần xuất phát từ thực trạng nguồn lực tự nhiên của tỉnh, đặc điểm nguồn nhân lực và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hợp tác và phân công lao động quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực là việc làm lâu dài và chịu tác động của nhiều yếu tố, vì thế phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Để phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng, thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Giải pháp nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động

Phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là vấn đề quyết định việc tăng cường nguồn nhân lực và là vấn đề sống còn của tỉnh cũng như cả nước trong bối cảnh cách mạng khoa học- công nghệ hiện nay. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đặt ra đòi hỏi đổi mới giáo dục và đào tạo. Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khẳng định: “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển quy mô giáo dục và đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội” [41, tr.121].

Phát triển giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải đầu tư thích đáng vốn và cơ sở vật chất cho giáo dục, cho việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học xã hội, tăng thu nhập cải thiện đời sống của cán bộ giáo viên. Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã nhấn mạnh: phải huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục và sử dụng hiệu quả các nguồn

lực đó.

Đổi mới giáo dục và đào tạo trong bối cảnh của tỉnh đòi hỏi điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhất là cơ cấu cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ, cấp thiết xây dựng hệ thống các trường đại học và cao đẳng như Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa chỉ ra: “Xây dựng trường đại học và cao đẳng theo mạng lưới hợp lý để có thể hình thành một trung tâm đào tạo ngang tầm với một số trường trong nước. Đặc biệt chú trọng đào tạo chất lượng cao một số ngành công nghệ, kinh tế và quản lý nhà nước” [41, tr.121]. Có chính sách đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ và sử dụng nhân tài, có chế độ đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao làm việc tại tỉnh. Có chính sách đãi ngộ nhằm thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật đến công tác ở các vùng khó khăn, tăng cường đào tạo, dạy nghề nhằm tạo ra lực lượng lao động tại chỗ cho các vùng nông thôn, miền núi. Huy động và sử dụng tốt năng lực cán bộ khoa học công nghệ vào các doanh nghiệp, đặc biệt là trường đại học, viện nghiên cứu. Mạnh dạn thực hiện cơ chế đấu thầu để chọn người xứng đáng vào các công việc, sử dụng phương thức mời chuyên gia nước ngoài làm cố vấn, đa dạng hóa các hình thức liên kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động. Thi hành các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực trong và ngoài nước, khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, vừa ưu tiên ở mức cao nhất cho các cơ sở dạy nghề vừa hỗ trợ người học tự kinh doanh, cho phép thành lập các tổ chức nghề nghiệp, hỗ trợ và đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ và kinh doanh ở nông thôn…

Trước mắt, tỉnh cần liên kết để gấp rút đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, nhất là cho các ngành kinh tế trọng yếu và các ngành công nghệ cao; phát triển thị trường khoa học và công nghệ, thị trường sức lao động. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo

Thứ hai: Hình thành thị trường sức lao động

Thị trường sức lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường tòan quốc, gắn với thị trường tư liệu sản xuất, thị trường vốn và thị trường tài nguyên thiên nhiên. Sự hình thành thị trường sức lao động tạo ra sự năng động cần thiết và sự phân công có hiệu quả các nguồn lực của xã hội. Mở rộng thị trường sức lao động là một đòi hỏi cấp thiết và tất yếu của quá trình phân công lao động xã hội, thể hiện quan hệ trao đổi giữa cá nhân có khả năng lao động với những chủ thể kinh tế có nhu cầu sử dụng lao động. Cách thức khai thác công nghiệp đòi hỏi tính lưu động nhiều hơn về sức lao động, quá trình lao động dựa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới làm cho phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn và sức lao động phải thường xuyên biến đổi. Quá trình khai thác, sản xuất đang diễn ra thay đổi to lớn về quy mô và tổ chức của các doanh nghiệp sẽ tác động và làm dẫn đến thay đổi lớn về cơ cấu lao động. Sự đòi hỏi của thị trường sức lao động tạo ra động lực thúc đẩy nguồn cung đối với mỗi người, đồng thời doanh nghiệp cũng có cơ hội thuận lợi trong việc thỏa mãn nhu cầu sức lao động trong bối cảnh biến động thường xuyên. Chính sự vận hành của thị trường sức lao động tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa người sử dụng lao động và người lao động, giữa những người lao động với nhau, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nguồn nhân lực và nền kinh tế nói chung. Thị trường sức lao động phát triển sẽ hình thành hàng lọat những trung tâm dịch vụ xúc tiến việc làm, cung ứng việc làm, quảng cáo, thông tin, giới thiệu việc làm... Từ đó, sự lưu chuyển sức lao động diễn ra hết sức trôi chảy, việc phân phối sức lao động trở nên kịp thời, linh họat, năng động, hợp lý. Thị trường sức lao động cũng thúc đẩy sự thay đổi cơ chế tuyển dụng, quản lý, sử dụng sức lao động có lợi cho kinh tế và xã hội. Việc tuyển dụng lao động phải dựa trên cơ sở nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có những hình thức, yêu cầu, quy trình xét

hoàn thiện thể chế cho thị trường sức lao động. Thể chế mới về tuyển dụng lao động tạo cho các doanh nghiệp tính tự chủ cao trong việc tìm kiếm lao động, đồng thời sẽ khắc phục căn bản tình trạng tiêu cực trong thi tuyển - vấn đề bức xúc bấy lâu nay. Các trung tâm giới thiệu việc làm và các công ty dịch vụ việc làm được khuyến khích phát triển cho tới cấp huyện, xã. Các trung tâm đó đóng vai trò như những ngân hàng để điều tiết cung - cầu về sức lao động.

3.2.3. Trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các ngành khai thác

Mỗi nền kinh tế có một cơ sở vật chất nhất định. “Cơ sở vật chất của một xã hội là một hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội” [3, tr.216]. Cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng vai trò quyết định mức độ khai thác các tiềm năng. Vì thế, khai thác tự nhiên bao giờ cũng gắn với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật.

Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công nghiệp khai thác ở Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay phải tuân theo nguyên tắc:

Thứ nhất: Vị trí, đặc điểm, vai trò, quy mô của tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa - thực trạng và giải pháp (Trang 60)