Thành tựu và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu Khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa - thực trạng và giải pháp (Trang 38)

2.2.1.1. Thành tựu của việc khai thác nguồn lực tự nhiên

Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (2001-2005) khẳng định: Tăng trưởng kinh tế liên tục cao trong nhiều năm liền. GDP tăng bình quân hàng năm trên 10,84% vượt mục tiêu đề ra. Về giá trị tuyệt đối, GDP năm 2005 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2000, đứng thứ ba trong các tỉnh thành phố miền Trung, GDP bình quân theo đầu người năm 2005 đạt trên 768USD, đứng thứ hai trong các tỉnh miền Trung, sau thành phố Đà Nẵng. Đời sống nhân dân trong tỉnh được cải thiện rõ rệt. Thành tựu đó là kết quả của việc khai thác tốt các nguồn lực tự nhiên của tỉnh. Cụ thể như sau:

- Khai thác tài nguyên du lịch

Tài nguyên biển đảo, danh lam thắng cảnh và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dịch vụ du lịch tăng nhanh, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Lợi thế về du lịch được khai thác một cách đa dạng, nhất là khai thác biển đảo, du lịch sinh thái. Doanh thu du lịch tăng hàng năm 17%. Các ngành dịch vụ, du lịch tăng bình quân hàng năm trên 11,5%, phát triển thêm nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật mới và ngành dịch vụ mới, thu hút lao động, phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của du khách. Hàng trăm dự án xin đầu tư vào các khu du lịch mới, với tổng số vốn đăng ký đến 1.314,602 tỷ đồng. Nhiều danh thắng và địa điểm du lịch được khai thác thu hút khách trong nước và quốc tế tăng cao cả về số lượt và số ngày lưu

trú. Nha Trang- Khành Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Nam trung bộ và cả nước. (Tham khảo thêm qua thống kê bảng1).

- Khai thác nông -lâm - ngư nghiệp

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định mặc dù hạn hán, dịch bệnh nhiều năm liên tiếp. Nông nghiệp bước đầu đổi mới sản xuất kinh doanh theo hướng kinh tế tổng hợp và dịch vụ. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm trên 2,34%, năng suất cây trồng tăng. Chương trình kiên cố hóa kênh mương thu được nhiều kết quả tốt. Hệ thống thủy lợi được xây mới và nâng cấp ở các vùng.

Nuôi trồng đánh bắt thủy sản phát triển, trong đó nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. Chương trình thủy sản đã khơi dậy nội lực lớn trong nhân dân, giải quyết nhiều việc làm ở nông thôn miền biển với hơn 2000 trang trại. Diện tích nuôi trồng thủy sản mở rộng và tăng nhanh. Năm 2000, diện tích nuôi lên tới 7000 ha, tăng hai lần so với năm 1995. Nếu so sánh với các tỉnh ở miền Trung, Khánh Hòa là tỉnh có khả năng khai thác, kết quả (sản lượng) và tốc độ tăng trưởng thủy sản cao nhất. Đến năm 2005, giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (khoảng 55-60%), tốc độ tăng bình quân hàng năm là 11,6%. (Có thể thấy qua bảng thống kê các chỉ tiêu liên quan khai thác thủy sản qua bảng 3, 4, 5, 7, 8).

- Khai thác tốt vị trí địa lý, khắc phục khó khăn về đi lại

Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tăng năng lực sản xuất. Giao thông, điện và các ngành dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn việc khai thác nguồn lực tự nhiên. Các ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng, thương mại... phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng được yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn lực tự nhiên.

Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và du lịch, phù hợp với cơ chế thị trường, hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn, tạo các mặt hàng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao. Năm 2000, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp 35,3%, dịch vụ 37,8%, nông nghiệp 26,9%. Năm 2005, tỷ trọng tương ứng là 40,9% - 41,1% - 18%. Tỷ trọng kinh tế ngoài nhà nước là 67%. Thành phần kinh tế tập thể được củng cố, thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh với hơn 2.500 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn đăng ký hoạt động.

2.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả trên

Thứ nhất: Các cấp, các ngành của chính quyền địa phương có chủ trương, chính sách đúng đắn trong việc tổ chức, quản lý quá trình khai thác nguồn lực tự nhiên.

Nhận thức đúng vai trò của nhân tố vốn trong việc khai thác nguồn lực tự nhiên, tỉnh đã có những biện pháp năng động thu hút vốn hiệu quả. Vốn được huy động từ nhiều nguồn, đầu tư cho các ngành liên tục tăng nhanh đã tạo thuận lợi khai thác tiềm năng ngày càng tốt hơn. Vốn được phân bổ hợp lý cho một số chương trình mục tiêu linh họat, hiệu quả; thúc đẩy sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Giai đoạn 1996- 2000 đạt 6.900 tỷ đồng. Vốn đầu tư 5 năm giai đoạn tiếp theo tăng hơn gấp hai lần giai đoạn trước (Giai đoạn 2001-2005 đạt 14.000 tỷ đồng), năng lực khai thác của các ngành đều tăng.

Các ngành dịch vụ ngân hàng, thương mại, đặc biệt là cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông cơ bản đáp ứng được yêu cầu, tạo đà cho kinh tế du lịch phát triển. Môi trường du lịch có nhiều tiến bộ, ngày càng xuất hiện thêm các loại hình du lịch như sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; các khu du lịch mới ra đời tạo không khí kinh doanh sôi động, thu hút được nhiều dự án mới. Sự phát triển nhanh của ngành kinh tế mũi nhọn này lại

đóng vai trò đầu tầu thúc đẩy mạnh mẽ các ngành kinh tế phụ trợ.

Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã thực sự tạo ra xúc tác mạnh mẽ trong tất cả các ngành và lĩnh vực, khơi dậy những tiềm năng của mọi tầng lớp dân cư cả trong và ngoài nước. Năm 2002, số doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ du lịch tăng đến 230% so với năm 2000. Thể chế kinh tế thị trường từng bước được hoàn thiện, môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp họat động năng động hơn, khích lệ tất cả mọi người có tinh thần làm giàu cho quê hương, đất nước. Tính đến năm 2005, có hơn 1.200 doanh nghiệp tư nhân và hơn 25.000 hộ kinh doanh cá thể, có 57 dự án đầu tư nước ngoài có hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 442,8 triệu USD. (Tham khảo thêm Bảng 10, 11).

Tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo. Các hình thức giáo dục và giáo dục nghề nghiệp được mở rộng về quy mô, củng cố chất lượng. Hệ thống giáo dục từng bước được quy hoạch, sắp xếp. Đầu tư cho giáo dục tăng dần, giai đoạn 1996-2000 đầu tư cho giáo dục đã chiếm tới 20-25% tổng chi ngân sách. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chính sách thu hút nhân tài đã bổ sung kịp thời lực lượng cán bộ quản lý cũng như lực lượng lao động, phần nào đáp ứng kịp thời về nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, tỉnh đã có giải pháp thực hiện đánh giá, bố trí, sử dụng đúng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành và các đơn vị kinh tế trọng yếu là yếu tố hàng đầu quyết định việc ổn định và phát triển mọi mặt.

Các chương trình kinh tế - xã hội cùng các dự án trọng điểm bước đầu phát huy tác dụng như: chương trình kiên cố hóa kênh mương, các công trình thủy lợi; chương trình phát triển du lịch tới năm 2010; chương trình sản xuất hàng tiêu dùng hướng vào xuất khẩu; chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; dự án phát triển giống mới; dự án nạo vét lòng sông, lòng hồ; dự án cấp thóat nứơc thành

năng khai thác toàn diện tài nguyên thiên nhiên.

Mặc dù khó khăn về vốn, nhưng tỉnh đã mạnh dạn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tạo ra động lực phát triển kinh tế ở các vùng miền, kể cả những địa bàn khó khăn. Các tuyến đường chiến lược nối Khánh Hòa với các tỉnh, nối các huyện, xã trong tỉnh được hoàn thành. Cơ sở hạ tầng các huyện miền núi được xây dựng đồng bộ, 100% xã miền núi được phủ điện quốc gia, trên 90% số hộ có điện sinh họat. Nhờ đó, đồng bào yên tâm lao động sản xuất, tạo ra khả năng khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ miền núi.

Thứ hai: Khoa học-công nghệ từng bước trở thành nhân tố quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả khai thác.

Do chủ động đầu tư theo chiều sâu có chọn lọc, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của các ngành như may mặc, chế biến thủy sản, nước khóang... tăng mạnh, cạnh tranh được trên thị trường. Họat động khai thác được trang bị và đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại. Các thành phần kinh tế đã nhận thức được yêu cầu đổi mới công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất. Cách thức khai thác bắt đầu có sự thay đổi từ thủ công lạc hậu sang lao động sử dụng phương pháp, phương tiện hiện đại theo yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ vậy, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện khắc nghiệt. Cơ cấu ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tòan bộ nền kinh tế và có vai trò đặc biệt quan trọng. Một số ngành nghề thủ công truyền thống cũng bắt đầu thay đổi và thích ứng được trong cơ chế mới, tạo ra sự phát triển đa dạng hơn.

Thứ ba: Thành tựu trên đây không thể không nói tới vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ về tài lực, vật lực

và chiến lược phát triển. Công cuộc đổi mới của đất nước tạo ra cơ hội chung cho các tỉnh bứt phá đi lên, trong đó có Khánh Hòa.

Như vậy, kết quả đạt được trên đây bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, phải kể đến nguyên nhân đặc biệt quan trọng là sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp ủy đảng, chủ trương và chính sách đúng đắn của Trung ương cũng như của địa phương trong việc phát huy lợi thế về nguồn lực tự nhiên. Nguyên nhân có tính quyết định là sự nỗ lực của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trước những yêu cầu mới cũng như những thuận lợi trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa - thực trạng và giải pháp (Trang 38)