Khai thác nguồn lực tự nhiên trong giai đoạn hiện nay ở Khánh Hòa đặt ra yêu cầu tăng cường nguồn nhân lực. Đi sau về công nghệ, thiếu vốn, tài nguyên thiên nhiên có hạn, nhưng nếu biết khai thác tốt nguồn nhân lực thì Khánh Hòa có thể bứt phá và rút nhắn khoảng cách so với các địa phương trong nước và thế giới. Phát triển nguồn nhân lực cho quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên cần xuất phát từ thực trạng nguồn lực tự nhiên của tỉnh, đặc điểm nguồn nhân lực và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hợp tác và phân công lao động quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực là việc làm lâu dài và chịu tác động của nhiều yếu tố, vì thế phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Để phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng, thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất: Giải pháp nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động
Phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là vấn đề quyết định việc tăng cường nguồn nhân lực và là vấn đề sống còn của tỉnh cũng như cả nước trong bối cảnh cách mạng khoa học- công nghệ hiện nay. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đặt ra đòi hỏi đổi mới giáo dục và đào tạo. Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khẳng định: “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển quy mô giáo dục và đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội” [41, tr.121].
Phát triển giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải đầu tư thích đáng vốn và cơ sở vật chất cho giáo dục, cho việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học xã hội, tăng thu nhập cải thiện đời sống của cán bộ giáo viên. Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã nhấn mạnh: phải huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực đó.
Đổi mới giáo dục và đào tạo trong bối cảnh của tỉnh đòi hỏi điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhất là cơ cấu cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ, cấp thiết xây dựng hệ thống các trường đại học và cao đẳng như Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa chỉ ra: “Xây dựng trường đại học và cao đẳng theo mạng lưới hợp lý để có thể hình thành một trung tâm đào tạo ngang tầm với một số trường trong nước. Đặc biệt chú trọng đào tạo chất lượng cao một số ngành công nghệ, kinh tế và quản lý nhà nước” [41, tr.121]. Có chính sách đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ và sử dụng nhân tài, có chế độ đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao làm việc tại tỉnh. Có chính sách đãi ngộ nhằm thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật đến công tác ở các vùng khó khăn, tăng cường đào tạo, dạy nghề nhằm tạo ra lực lượng lao động tại chỗ cho các vùng nông thôn, miền núi. Huy động và sử dụng tốt năng lực cán bộ khoa học công nghệ vào các doanh nghiệp, đặc biệt là trường đại học, viện nghiên cứu. Mạnh dạn thực hiện cơ chế đấu thầu để chọn người xứng đáng vào các công việc, sử dụng phương thức mời chuyên gia nước ngoài làm cố vấn, đa dạng hóa các hình thức liên kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động. Thi hành các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực trong và ngoài nước, khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, vừa ưu tiên ở mức cao nhất cho các cơ sở dạy nghề vừa hỗ trợ người học tự kinh doanh, cho phép thành lập các tổ chức nghề nghiệp, hỗ trợ và đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ và kinh doanh ở nông thôn…
Trước mắt, tỉnh cần liên kết để gấp rút đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, nhất là cho các ngành kinh tế trọng yếu và các ngành công nghệ cao; phát triển thị trường khoa học và công nghệ, thị trường sức lao động. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo
Thứ hai: Hình thành thị trường sức lao động
Thị trường sức lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường tòan quốc, gắn với thị trường tư liệu sản xuất, thị trường vốn và thị trường tài nguyên thiên nhiên. Sự hình thành thị trường sức lao động tạo ra sự năng động cần thiết và sự phân công có hiệu quả các nguồn lực của xã hội. Mở rộng thị trường sức lao động là một đòi hỏi cấp thiết và tất yếu của quá trình phân công lao động xã hội, thể hiện quan hệ trao đổi giữa cá nhân có khả năng lao động với những chủ thể kinh tế có nhu cầu sử dụng lao động. Cách thức khai thác công nghiệp đòi hỏi tính lưu động nhiều hơn về sức lao động, quá trình lao động dựa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới làm cho phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn và sức lao động phải thường xuyên biến đổi. Quá trình khai thác, sản xuất đang diễn ra thay đổi to lớn về quy mô và tổ chức của các doanh nghiệp sẽ tác động và làm dẫn đến thay đổi lớn về cơ cấu lao động. Sự đòi hỏi của thị trường sức lao động tạo ra động lực thúc đẩy nguồn cung đối với mỗi người, đồng thời doanh nghiệp cũng có cơ hội thuận lợi trong việc thỏa mãn nhu cầu sức lao động trong bối cảnh biến động thường xuyên. Chính sự vận hành của thị trường sức lao động tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa người sử dụng lao động và người lao động, giữa những người lao động với nhau, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nguồn nhân lực và nền kinh tế nói chung. Thị trường sức lao động phát triển sẽ hình thành hàng lọat những trung tâm dịch vụ xúc tiến việc làm, cung ứng việc làm, quảng cáo, thông tin, giới thiệu việc làm... Từ đó, sự lưu chuyển sức lao động diễn ra hết sức trôi chảy, việc phân phối sức lao động trở nên kịp thời, linh họat, năng động, hợp lý. Thị trường sức lao động cũng thúc đẩy sự thay đổi cơ chế tuyển dụng, quản lý, sử dụng sức lao động có lợi cho kinh tế và xã hội. Việc tuyển dụng lao động phải dựa trên cơ sở nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có những hình thức, yêu cầu, quy trình xét
hoàn thiện thể chế cho thị trường sức lao động. Thể chế mới về tuyển dụng lao động tạo cho các doanh nghiệp tính tự chủ cao trong việc tìm kiếm lao động, đồng thời sẽ khắc phục căn bản tình trạng tiêu cực trong thi tuyển - vấn đề bức xúc bấy lâu nay. Các trung tâm giới thiệu việc làm và các công ty dịch vụ việc làm được khuyến khích phát triển cho tới cấp huyện, xã. Các trung tâm đó đóng vai trò như những ngân hàng để điều tiết cung - cầu về sức lao động.