Theo yêu cầu của kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa - thực trạng và giải pháp (Trang 53)

Cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ làm thay đổi bản chất nền kinh tế, nó chuyển nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường. Nhận thức rõ tính tất yếu của kinh tế thị trường, Đại hội IX nêu rõ: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, lâu dài, là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Muốn chuyển từ nền kinh tế kém phát triển, như ở nước ta nói chung và Khánh Hòa nói riêng, lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không còn con đường nào khác là phát triển nền kinh tế thị trường. Phát triển kinh tế thị trường được coi là phương tiện khách quan, là yêu cầu của việc khai thác nguồn lực tự nhiên ở Khánh Hòa.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải tôn trọng các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ cung - cầu. Nền kinh tế phải được vận động trong môi trường tự do cạnh tranh với mục tiêu đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Nếu không có tự do cạnh tranh, thì không có kinh tế thị trường. Dưới áp lực của tự do cạnh tranh, khuyến khích và bắt buộc nhà kinh doanh phải thường xuyên cải tiến công cụ, áp dụng khoa học công nghệ ngày càng hiện đại hơn, kiện toàn tổ chức, tăng năng suất lao động, làm cho nền kinh tế phát triển năng động hơn, từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất và kinh tế phát triển.

Phát triển theo kinh tế thị trường tức là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế kinh tế nảy sinh một cách tất yếu từ sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cơ chế thị trường là cơ chế kinh tế thông qua thị trường để tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Kinh tế thị trường là phương thức cơ bản để phân phối các nguồn lực (vốn, tài nguyên, công nghệ, tư liệu

sản xuất, sức lao động). Thị trường là mệnh lệnh của sản xuất. Căn cứ vào thị trường, doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai, bao nhiêu.

Như vậy, với yêu cầu của kinh tế thị trường, sự quản lý của nhà nước, thể chế kinh tế, họat động khai thác cho đến những hoạt động dịch vụ, kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp và mọi thành phần kinh tế đều phải thay đổi căn bản.

Một phần của tài liệu Khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa - thực trạng và giải pháp (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)