Hạn chế và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu Khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa - thực trạng và giải pháp (Trang 43)

2.2.2.1. Hạn chế và yếu kém

Mặc dù thành tựu đạt được trên đây là rất đáng khích lệ nhưng nhìn chung kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu và quá nhỏ bé so với tiềm năng thiên nhiên của Khánh Hòa. Những yếu kém, khuyết điểm tồn tại trong tất cả các ngành và các khâu.

Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu không đạt mục tiêu, hàng hóa cạnh tranh khó khăn ngay trên thị trường nội địa. Xét theo cơ cấu, công nghiệp chế biến và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhưng tập trung chủ yếu ở hai ngành sản xuất chưa thật sự ổn định là chế biến thực phẩm - đồ uống và sản xuất trang phục (Tham khảo bảng 10, 11, 12).

Năng suất vật nuôi và cây trồng tăng nhưng chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm, chi phí sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế rất thấp. Lĩnh vực nông nghiệp chưa tạo sự chuyển biến mạnh về cơ cấu cây trồng và vật nuôi, trong nhiều năm liền năng suất tăng không đáng kể (tham khảo Bảng 6). Một số chương trình kinh tế nông thôn được triển khai đã phần nào tạo đ- ược cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp nhưng về cơ bản, vẫn còn rất lạc hậu. Vì thế, giá trị kinh tế không cao, hiệu quả bấp bênh phụ thuộc rất

16,21%, nhưng năm 2002, sản lượng giảm 8,85%. Sản lượng thủy sản năm 2005 tăng 11,8%, trong khi giá trị sản xuất tăng 0,7%). (Tham khảo Bảng 3, 4, 5).

Sản phẩm chế biến chiếm tỉ trọng thấp so với hàng thô và hàng sơ chế. Sản xuất nước mắm là một ví dụ điển hình. Nước mắm Nha Trang ngon nổi tiếng, với sản lượng hải sản khai thác vào loại cao nhất nước, thế nhưng quy mô sản phẩm rất khiêm tốn (xem bảng 9).

Cơ sở vật chất- kỹ thuật của ngành du lịch và các ngành kinh tế được tăng cường mạnh mẽ nhưng tiềm lực còn quá nhỏ bé, lạc hậu so với yêu cầu, làm hạn chế khả năng khai thác. Kết cấu hạ tầng chưa thật sự gây sức hút cho giới doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy có nhiều cố gắng đầu tư song kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội vẫn còn lạc hậu. Hệ thống đường bộ, đường thủy, hàng không, đường sắt còn bất cập và quy mô nhỏ bé chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hạ tầng bưu chính viễn thông thiếu đồng bộ; chất lượng dịch vụ chưa cao; giá dịch vụ cao; một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa rất yếu kém.

Khai thác các nguồn lợi tự nhiên gây ra nhiều bức xúc: cháy rừng, phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Đánh cá bằng các chất nổ và phương tiện hủy diệt không giảm, số lượng đánh bắt nuôi trồng thủy sản chưa bền vững. Tình trạng ô nhiễm môi trường và hủy họai tài nguyên vẫn diễn ra, có nơi khá nghiêm trọng. Sử dụng tài nguyên đất và các tài nguyên khác chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao. Vẫn còn tình trạng một số dự án khai thác bừa bãi, lãng phí, chưa gắn kết hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường. Một số chương trình đem lại hiệu quả kinh tế, nhưng để lại nhiều hậu quả nặng nề về môi trường. Trong khi đó, một số chương trình đảm bảo được yêu cầu xã hội, môi trường thì lại bị thua lỗ.

2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế việc khai thác nguồn lực tự nhiên

nhân chủ yếu ở một số mặt như sau:

Thứ nhất: Mặc dù bộ máy chính quyền địa phương chủ động, tích cực trong việc hoạch định chủ trương chính sách và tổ chức thực hiện nhưng ở một số khâu, một số mặt vẫn thể hiện bệnh chủ quan duy ý chí và khuyết điểm, làm hạn chế khả năng khai thác những lợi thế về tự nhiên.

Sau một thời gian dài chủ trương phát triển theo cơ cấu kinh tế: công nghiệp, du lịch - dịch vụ, nông- lâm- ngư nghiệp; tới năm 2003 mới bước đầu điều chỉnh chiến lược theo cơ cấu: du lịch- dịch vụ, công nghiệp, nông- lâm- ngư nghiệp. Trong khi điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất hiện có không phù hợp cho phát triển công nghiệp, nhưng các nguồn lực được tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực công nghiệp. Cơ quan hoạch định đã máy móc, rập khuân theo định hướng chung của Đảng về xây dựng cơ cấu kinh tế cho cả nước. Điều đó tất yếu dẫn đến hệ quả là tiềm năng to lớn về điều kiện tự nhiên không được khai thác hợp lý. Nếu xuất phát từ thực tế và hoàn cảnh cụ thể của Khánh Hòa, lĩnh vực du lịch-dịch vụ phải được đặt đầu tư nhiều hơn, được ưu tiên khai thác. Công nghiệp mặc dù được quan tâm đầu tư hơn, nhưng trong một thời gian dài tỉ trọng chỉ ngang bằng, thậm chí thấp hơn tỉ trọng ngành dịch vụ và du lịch; đến lúc đó, tỉnh mới nhận thấy chiến lược phát triển theo cơ cấu công nghiệp, du lịch - dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp là không thích hợp.

Cơ cấu kinh tế vùng - miền trên địa bàn tỉnh cũng chưa thật sự hợp lý. Các chương trình kinh tế chủ yếu tập trung ở thành phố và một số huyện. Sự bất cập và chênh lệch lớn giữa các vùng làm hạn chế hiệu quả khai thác, không tạo được tác động cộng hưởng trong tòan bộ nền kinh tế.

Việc lựa chọn chiến lược phát triển không phù hợp trên đây đã được Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh lần thứ XV chỉ rõ: công tác chỉ đạo thực hiện một số mặt còn hạn chế, bố trí ngân sách cho một số chương trình kinh tế- xã hội chưa được quan tâm đúng mức.

Cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý điều hành của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa khơi dậy hết khả năng của các thành phần kinh tế. Hệ thống chính trị còn bộc lộ nhiều yếu kém khuyết điểm, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ và chặt chẽ. Cơ chế chính sách chưa thật sự tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, cải cách các thủ tục hành chính chưa tạo được chuyển biến căn bản nên chưa tạo được môi trường thực sự thuận lợi và tin tưởng để tranh thủ các nguồn vốn, thu hút đầu tư trong và ngoài nước kém hiệu quả. Những yếu kém và khuyết điểm của cơ chế quản lý kinh tế quan liêu bao cấp tồn tại dai dẳng, khó thích nghi khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường.

Công tác điều tra, quy hoạch nguồn lực tự nhiên chưa theo kịp với thực tiễn; dự báo chưa sát, chưa khoa học, vừa thực hiện vừa điều chỉnh; nhiều kế hoạch sớm bộc lộ hạn chế. Việc triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng, chưa quyết liệt, dàn trải gây lãng phí nghiêm trọng. Các giải pháp khai thác nguồn lực tự nhiên thiếu cơ sở khoa học, chưa sát với thực tế và không đồng bộ.

Hệ thống pháp luật quy định việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên chưa phù hợp với thực tiễn. Tốc độ phát triển du lịch tăng nhanh trong khi đó, chưa có giải pháp khoa học, đồng bộ bảo vệ môi trường. Tốc độ công nghiệp hóa được đẩy mạnh nhưng việc tái tạo tự nhiên chưa tương xứng. Vấn đề bảo vệ môi trường chưa được nhận thức đầy đủ do chưa tạo được phong trào tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp vi phạm luật bảo vệ môi trường là hiện tượng phổ biến. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên xuất phát từ những động cơ và mục đích kinh tế cục bộ, chưa gắn kết hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội nên tác động xấu đến môi trường. Một số dự án bảo vệ môi trường sau một thời gian dài triển khai nhưng không có hiệu quả do thiếu vốn, thiếu cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Đó là nguyên nhân chính của vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm

Nguồn lực con người được quan tâm nhưng thực tế chưa đảm bảo yêu cầu, chưa phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, không theo kịp yêu cầu đổi mới, nhất là bộ phận cán bộ trực tiếp giải quyết các vấn đề bức xúc có liên quan đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, như Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh lần thứ XV đã chỉ rõ: một số bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất và năng lực, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước còn yếu, không đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Chính sách thu hút chất xám chưa thực sự tạo động lực mạnh mẽ, vì thật sự chưa đi vào chiều sâu mà chỉ mang nặng tính hình thức. Đặc biệt là trong một số ngành kinh tế mũi nhọn còn thiếu chuyên gia đầu ngành, lao động có tay nghề cao.

Thứ hai: Năng lực yếu kém của các doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp họat động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ do giải pháp khoa học - công nghệ chưa thực sự được đầu tư theo chiều sâu. Tăng trưởng chủ yếu theo kiểu mở rộng, khoa học kỹ thuật - công nghệ lạc hậu, năng suất lao động tăng chậm, chưa tạo ra đột biến. Quy mô khai thác nhỏ, lẻ manh mún. Sự yếu kém về khoa học - công nghệ cùng với năng lực đầu tư làm hạn chế không nhỏ đến kết quả khai thác các nguồn lực tự nhiên, khả năng khai thác còn quá nhỏ bé so với tiềm năng to lớn và yêu cầu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đa phần các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, thiết bị máy móc lạc hậu, sản phẩm làm ra ít, không thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt về vốn, thị trường, sức lao động, công nghệ... các doanh nghiệp trong tỉnh tỏ rõ sự yếu thế. Ngoài Tổng Công ty Khánh Việt là doanh nghiệp lớn, còn lại hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng và giá trị sản xuất của thành phần kinh tế tư nhân, cá thể chiếm ưu thế tuyệt đối, cách thức sản xuất kinh doanh theo thói quen của sản xuất hàng hóa nhỏ vẫn còn phổ biến và chưa

vốn, khoa học-công nghệ, nhân lực và quản lý chưa theo kịp với xu thế chung, hội nhập kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Họat động sản xuất kinh doanh mang tính tự phát, theo mục đích trước mắt, không có chiến lược cạnh tranh lâu dài và ổn định. Sự liên minh, hợp tác giữa các doanh nghiệp được thúc đẩy nhưng chưa sâu rộng. Phương tiện, phương pháp, công nghệ khai thác của nhiều doanh nghiệp chậm đổi mới và nhu cầu công nghệ chưa trở thành tất yếu đối với các ngành khai thác; thành tựu khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại chưa được ứng dụng rộng rãi. Sản phẩm khai thác dưới dạng hàng thô còn chiếm tỷ trọng lớn, hàm lượng chất xám thấp, giá trị gia tăng thấp, hiệu quả không ổn định.

Yếu kém về khoa học kỹ thuật - công nghệ khai thác thể hiện rõ qua một số lĩnh vực cụ thể như sau:

Phương tiện khai thác thủy sản có công suất nhỏ, số lượng phương tiện tăng chậm, phương tiện thủ công vẫn chiếm tỉ lệ lớn, chậm đổi mới công nghệ, chủ yếu khai thác những sản phẩm sẵn có của tự nhiên, phương thức tổ chức khai thác phần nhiều là quy mô nhỏ, lẻ. (Tham khảo bảng 7, 8). Về lĩnh vực du lịch, họat động kinh doanh và quảng bá chưa thường xuyên, chưa có tính chuyên nghiệp, chưa tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn, chất lượng phục vụ chưa cao. Nội dung họat động nghèo nàn, hình thức thu hút khách du lịch chưa phong phú. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch được đào tạo chiếm tỉ lệ thấp, họat động thiếu tính tổ chức, mạnh ai nấy làm. Du lịch- mũi nhọn kinh tế, chưa thật sự gắn kết chặt chẽ với các ngành kinh tế bổ trợ và các ngành dịch vụ khác, chưa tạo ra liên kết với các tỉnh khác. Dịch vụ-du lịch phát triển tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, khó kiểm sóat. Tiềm năng du lịch chưa được khai thác tối đa. (Tham khảo Bảng 9).

Ngành công nghiệp không có sản phẩm chủ lực, không có quy mô sản xuất lớn và hiện đại, chủ yếu gồm hàng dệt may, sửa chữa tàu thuyền, làm lưới. Ngoài Tổng Công ty Khánh Việt là doanh nghiệp lớn, còn lại hầu

hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xí nghiệp đóng tàu Huyndai Vinashin được coi là niềm tự hào của nhân dân Khánh Hòa thì cũng chỉ dừng lại ở công nghệ sửa chữa, hóan cải tàu.

Thứ ba: Những nguyên nhân khách quan:

Mặc dù, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nỗ lực hết sức của nhân dân trong tỉnh nhưng với thực lực cơ sở vật chất hiện có, rất khó có thể tránh khỏi những yếu kém và khuyết điểm. Bên cạnh đó, tỉnh phải chăm lo giải quyết hàng lọat những vấn đề do hậu quả của chiến tranh để lại, chính sách dân tộc và miền núi...

Những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới gây khó khăn không nhỏ đến việc sản xuất và khai thác như: khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, leo thang giá xăng - dầu, dịch bệnh, thiên tai...

Như vậy, những yếu kém và hạn chế của việc khai thác nguồn lực tự nhiên ở Khánh Hòa trong phát triển kinh tế-xã hội bắt nguồn cả từ phía khách quan lẫn chủ quan, cả từ trong nhận thức đến hành động, từ chủ trương đường lối đến tổ chức thực hiện, từ con người đến cơ sở vật chất. Song về cơ bản, tất cả những nguyên nhân nói trên đều có căn nguyên từ việc chúng ta chưa có cách thức giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng và yêu cầu một cách hiệu quả nhất; chưa tạo ra sự thay đổi về chất trong cách thức khai thác nguồn lực tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu của yếu kém, hạn chế nêu trên bắt nguồn từ chủ trương, chính sách, quản lý của bộ máy chính quyền nhà nước và năng lực yếu kém về công nghệ của các doanh nghiệp.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN Ở TỈNH KHÁNH HÒA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Những định hƣớng có tính nguyên tắc trong việc khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa

3.1.1. Mục tiêu, phương hướng

Khai thác nguồn lực tự nhiên ở Khánh Hòa nhằm phục vụ mục tiêu chung: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Định hướng cho quá trình khai thác nguồn lực tự nhiên, Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Tăng cường quản lý, bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về phục hồi môi trường các khu khai thác khóang sản và các hệ sinh thái đã bị xâm phạm, bảo đảm cân bằng sinh thái” [8, tr.223].

Quán triệt các quan điểm định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng Bộ tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2006-2010 đã xác định những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản:

Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng họat động nghiên cứu chiến lược, công tác quy hoạch, kế hoạch; đặc biệt coi trọng các chỉ tiêu và biện pháp về chất lượng phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng chính sách và biện pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề môi trường một cách chủ động và có hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.

Phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn; phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa.

Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng

Một phần của tài liệu Khai thác nguồn lực tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa - thực trạng và giải pháp (Trang 43)