Khánh Hòa là tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ có Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh. Bắc giáp tỉnh Phú Yên với điểm cực Bắc 120
52’15’’ vĩ độ Bắc; Đông giáp biển Đông với điểm cực Đông - 1090
27’55’’ kinh độ Đông tại mũi Hòn Đôi; Tây giáp với tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, với điểm cực Tây - 1080
40’33’’ kinh độ Đông. Khánh Hòa xếp thứ bảy về diện tích trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước với diện tích tự nhiên 5.197 km2. Mật độ dân số trung bình: 212 người/km2
. Thành phố Nha Trang là 1403 người/km2; Khánh Sơn 54 người/km2
; Khánh Vĩnh 24 người/km2; thậm chí Trường Sa chưa có dân cư. Địa giới hành chính tỉnh gồm 8 huyện và thành phố, thị xã. Dân số: 1.096.617 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%. Đây là một thuận lợi cho phát triển vì mật độ dân cư và tốc độ tăng dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước, dân số không đặt ra những vấn đề gay gắt. Nhưng cũng không ít khó khăn do sự phân bố không đồng đều, mất cân đối giữa các khu vực và các dân tộc. Nằm trong khu vực kém phát triển, Khánh Hòa là trung tâm của Nam Trung bộ có nhiều khả năng phát huy tốt vai trò tiên phong của mình. Khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ có tam giác tăng trưởng là thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt: cách thành phố Hồ Chí Minh 450km, cách Đà Lạt 230km. Phía bắc cách Đà Nẵng 520km, trung tâm của miền Trung; phía Nam có thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố lớn nhất nước, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả vùng. Nếu liên kết chặt chẽ sẽ cho phép khai thác tối đa lợi thế và khắc phục sự mất cân đối của nền kinh tế tỉnh nhà. Vị trí địa lý đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của Khánh Hòa.
Khánh Hòa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng tương đối ôn hòa, do địa hình của núi và biển tạo nên. Thường chỉ có hai mùa rõ rệt: mùa khô ngắn, từ tháng 3 - tháng 4, từ giữa tháng 9 - giữa tháng 12 là mùa mưa. Trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng, tương đương với 300 ngày nắng. Nhiệt độ tương đối ổn định, trung bình trên dưới 26o
c, mùa hạ: 28,5oc, đông: 24oc. Năm lạnh nhất nhiệt độ không xuống dưới 15o
c và nóng nhất cũng không vượt quá 36oc. Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số đổ bộ vào Khánh Hòa chỉ là 0,82/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta. Điều kiện khí hậu này hết sức thuận lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Bảng: “Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người” [45, tr.40]. Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ TB năm Nhiệt độ TB tháng nóng nhất Biên độ năm của nhiệt độ TB Lượng mưa năm 1 Thích nghi 18-24 24-27 <6 1250-1900 2 Khá thích nghi 24-27 27-29 6-8 1900-2550 3 Nóng 27-29 29-32 8-14 >2550 4 Rất nóng 29-32 32-35 14-19 <1250 5 Không thích nghi >32 >35 >19 <650 Nếu so sánh với chỉ tiêu khí hậu sinh học trên đây, Khánh Hòa có khí hậu điều hòa khá thích nghi với du lịch, đặc biệt là khách du lịch ở biển. Khách du lịch thường thích những điều kiện khí hậu sau: Số ngày mưa t- ương đối ít, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, có nhiều ánh nắng mặt trời thường được ưa thích và có sức thu hút mạnh.
Khánh Hòa có tới hơn 95% diện tích tự nhiên là núi và rừng. Núi của Khánh Hòa có đặc điểm: các dãy chính chạy theo hướng Tây - Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Nhiều đèo, bán đảo và các đảo lớn nhỏ nhấp nhô ven biển và xa - gần ngoài khơi. Các dãy núi cao tập trung ở phía Bắc, Tây và Nam tỉnh. Những vùng núi cao, núi trung bình và thấp thường có bề
mặt địa hình bị xói mòn lộ rõ đá gốc, nhiều nơi tạo nên địa hình kỳ dị, hình thành nên những truyền thuyết như: Hòn Vọng Phu, Thạch Sơn Bi... Có tới 25 đỉnh núi cao từ trên 1.000 đến 2.000m, có đỉnh cao tới 2062m. Nơi đây, thời tiết giống như Đà Lạt, mát lạnh gần như quanh năm, có sương mù như ở Sa Pa. Những dãy núi, đồi liên tiếp, nhiều chỗ trườn dài ra tới biển Đông, tạo nên địa thế cao thấp, khúc khuỷu với những địa hình, địa vật khác nhau và tạo nên bờ biển ngọan mục.
Trong các dạng địa hình thì miền núi được cho là có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch, đặc biệt là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao, an dưỡng, trạm nghỉ, các cơ sở du lịch... Khánh Hòa có địa hình thuận lợi cho các lọai hình du lịch rất nhiều người nước ngoài ưa thích: thể thao mạo hiểm, thể thao dưới nước, thăm quan, nghỉ mát... Vì theo các chuyên gia du lịch, khách du lịch thường thích những nơi có phong cảnh đẹp và đa dạng, những vùng có nhiều đồi núi, những nơi bằng phẳng thường được cho là tẻ nhạt. Một nhà báo khi viết về Thái Bình, đã phải thốt lên “một tỉnh đến nỗi chẳng có nổi lấy một ngọn đồi để làm vốn cho du lịch”. Qua đó mới thấy tài nguyên địa hình của Khánh Hòa quả là có ý nghĩa không hề nhỏ. Hơn thế, Khánh Hòa có các loại địa hình đan xen, gần kề nhau, kết hợp với nhau một cách hài hòa trong một không gian tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình thật đẹp.
Kiểu địa hình ven bờ được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, nó được khai thác với các mục đích khác nhau: tham quan du lịch, nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước... Nếu tính trên thế giới, số khách du lịch đông nhất là đi nghỉ ở bờ biển. Những nơi có bãi biển rộng, bãi cát bằng phẳng, không nguy hiểm, gần thành phố hay trung tâm du lịch lại kết hợp với phong cảnh đẹp thì thích hợp cho du lịch tắm biển. Đây cũng là một lợi thế nữa của Khánh Hòa.
còn một phần diện tích mà các nhà địa chất - địa mạo gọi là đồng bằng tích tụ (ngược với những vùng đồi núi bị bóc mòn) vào khoảng 800 km2. Loại này tập trung với diện tích rộng lớn hơn cả là ở huyện Ninh Hòa, tới 300 km2. Đa phần những diện tích canh tác và địa điểm phát triển du lịch sinh thái biển, nghỉ mát và điều dưỡng hiện nay đều nằm trong những đồng bằng tích tụ này. Với điều kiện tự nhiên như vậy, khó có thể phát triển một nền nông nghiệp với quy mô lớn.
Hệ thống sông suối nhiều thác, gềnh, độ dốc lớn, đôi khi bị thu nhỏ đột ngột gây nhiều trở ngại cho sản xuất và giao thông, nhưng lại có ý nghĩa đối với việc xây dựng những nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, thể thao mạo hiểm.
Như vậy, tài nguyên du lịch núi cùng với địa hình, rừng, biển, đảo, khí hậu... tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp của Khánh Hòa. Có thể nói Khánh Hòa như một đất nước Việt Nam thu nhỏ, bởi gần như Khánh Hòa có tất cả những địa hình mà Việt Nam có: núi cao, biển rộng, sông ngòi chằng chịt, thung lũng, đồng bằng, dải cát ven biển, đảo và bán đảo, vũng, vịnh, đầm, phá, cảng... Vì thế, nhiều người đã từng nói: Non nước Khánh Hòa có đủ điều kiện địa lý - kinh tế tự nhiên để phát triển một nền kinh tế đa ngành và hòan chỉnh mà không dễ nơi nào có được.