5. Kết cấu đề tài
1.3.3. Thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật
Việc thực hiện đầu tƣ công liên quan rất nhiều đến cơ chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản lý Ngân sách. Về nguyên tắc, các thủ tục hành chính cần tạo ra sự ổn định và rành mạch cho hoạt động quản lý, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án đƣợc thuân lợi. Các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, đảm bảo định hƣớng cho hoạt động của dự án công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Hiện nay, Chính phủ đang từng bƣớc hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn công tác đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc,cải thiện chính sách và cơ chế để tƣ vấn, giám sát và quản lý dự án theo hƣớng minh bạch hơn, xác định cụ thể trách nhiệm của từng khu vực, từng cấp, đồng thời tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và khắc phục các dự án thiếu hiệu quả, các khoản đầu tƣ không nằm trong quy hoạch tổng thể, thất thoát, tham nhũng. Tuy nhiên, nhìn chung các thủ tục hành chính và các quy định trong quản lý đầu tƣ công ở nƣớc ta còn chậm, thiếu và không đồng bộ. Sự thống nhất giữa các thủ tục hành chính, quy định của pháp luật trong lĩnh vực này và
cơ chế tổ chức, quản lý bộ máy vận hành chúng chƣa cao. Thực tế cho thấy nhu cầu và sự chín muồi cấp bách cần có Luật Đầu tƣ công làm căn cứ pháp lý và cơ sở chung thực hiện phối hợp chính sách trong quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tƣ công.
Theo kết quả điều tra (tại phụ lục số 01) có 47% cho rằng thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật có ảnh hƣởng và 53% ý kiến cho rằng không ảnh hƣởng tới việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng.
1.3.4. Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị và các yếu tố môi trường tự nhiên
Các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tiến bộ khoa học-công nghệ, vị trí địa lý, môi trƣờng nơi thực hiện dự án... đều có ảnh hƣởng đến công tác quản lý và kết quả đạt đƣợc của dự án đầu tƣ. Những yếu tố này khi có biến động đôi khi dẫn đến việc phải điều chỉnh dự án hoặc ngƣng không thực hiện dự án nữa do không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Sản phẩm của dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc chủ yếu là các công trình xây dựng cơ bản. Với đặc điểm thời gian tiến hành một dự án đầu tƣ dài, các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó đƣợc tạo dựng lên do đó các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hƣởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tƣ cũng nhƣ quản lý dự án.
Có thể thấy hiện nay, kinh tế Việt Nam chịu tác động bởi hai yếu tố: nội lực nền kinh tế còn nhiều hạn chế và những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Thực tế là nền kinh tế thế giới đang có sự suy giảm và nhiều biến động từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến nay. Sự suy giảm này có tác động lớn đến thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam cũng nhƣ giá cả của các đầu vào nhập khẩu quan trọng trong đời sống cũng nhƣ sản xuất. Những tác động này làm cho cơ chế, chính sách tiền lƣơng, nhân công, ca máy thay đổi liên tục trọng thời gian qua, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý các dự án đầu tƣ công.
1.3.5. Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan
Sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện dự án. Các dự án công bị ngƣời dân phản đối, gây chậm trễ ngay từ khâu giải phóng mặt bằng sẽ gặp nhiều khó khăn về sau. Bên cạnh đó mỗi dự án đƣợc thực hiện sẽ mang lại lợi ích và bất lợi cho những nhóm đối tƣợng khác nhau và do đó cũng nhận đƣợc sự ủng hộ và phản đối của các nhóm đối tƣợng tƣơng ứng.
Sự ủng hộ hay phản đối này có ảnh hƣởng lớn nhất là đến tiến độ thực hiện dự án, nếu không dự báo đƣợc trƣớc và có những chuẩn bị tốt để kịp thời xử lý sẽ gây thất thoát, lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nƣớc.
Mặt khác nếu ta làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện đúng, đầy đủ các trình tự theo quy định thì sẽ tránh đƣợc tình trạng trên và tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của ngƣời dân tại nơi dự án đƣợc thực hiện cũng nhƣ các nhóm lợi ích có liên quan trong xã hội.
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng và bài học cho thị xã sông công trong việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng trong việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng
ịa phương về công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương
công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Thực hiện chƣơng trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều đổi mới; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng cao. Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn từ 17,28 triệu đồng (năm 2011) tăng lên 21,9 triệu đồng (năm 2012) và đạt trên 27 triệu đồng/ngƣời năm 2013. Hạ tầng thiết yếu đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng; hệ thống điện lƣới, viễn thông đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống nhân dân; mạng lƣới chợ nông thôn đƣợc nâng cấp, xây mới, góp phần phục vụ nhu cầu trao
đổi, lƣu thông hàng hóa, mở rộng thị trƣờng. Sự nghiệp văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa đƣợc triển khai tích cực. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ và nhân dân đƣợc quan tâm. Hệ thống quản lý, thực hiện Chƣơng trình XDNTM của các cấp đã đƣợc thành lập, kiện toàn, đi vào hoạt động hiệu quả. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ công chức các cấp và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có sự thay đổi rõ rệt; vai trò chủ thể của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới đã từng bƣớc đƣợc xác định rõ ràng; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ƣơng, tỉnh đƣợc triển khai kịp thời, sâu rộng qua các đề án, chƣơng trình, kế hoạch cụ thể.
Thực tiễn cho thấy, địa phƣơng nào có cán bộ chủ chốt thông hiểu, trách nhiệm, tâm huyết, chú ý công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho ngƣời dân, tạo ra đƣợc sự đồng thuận cao thì sẽ dễ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và đều đạt kết quả cao trong thực hiện các tiêu chí. Tại phƣờng, xã đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Chƣơng trình luôn đƣợc cập nhật thông tin, đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ thƣờng xuyên; đặc biệt trong giai đoạn đầu còn lúng túng, chƣa có kinh nghiệm, nên việc trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới nhƣ: Nội dung, trình tự các bƣớc tiến hành, cơ chế huy động các nguồn lực, quản lý tài chính; quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn xã; thủ tục thanh quyết toán...luôn đƣợc quan tâm và tổ chức thực hiện thƣờng xuyên đến từng cơ sở. Từ đó góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm, tâm huyết cho cán bộ chuyên trách trong việc xây dựng nông thôn mới.
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tháng 10/2014 của Cục Thống kê Vĩnh Phúc)
công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
đƣợc tái lập ngày 1/1/1997 với vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thƣơng
mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời. Ngày 26 tháng 1 năm 2006, thủ tƣớng Chính phủ đã quyết định nâng cấp thị xã Bắc Ninh lên thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Sau hơn 16 năm tái lập, Thành phố Bắc Ninh đã từng bƣớc tiến dần trên con đƣờng CNH, HÐH. Năm 2013, tăng trƣởng kinh tế của thành phố đạt 12,3%, Những thành công mà thành phố Bắc Ninh đạt đƣợc trong thời gian qua trƣớc hết là nhờ sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân, tập trung giải quyết các vƣớng mắc, tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, đem lại lợi thế cạnh tranh.
Các cấp, các ngành trực thuộc UBND thành phố đã xác định, muốn thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ trƣớc hết phải tạo dựng đƣợc môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn. Cùng với đó là sự thông thoáng, nhanh gọn trong giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ DN về thông tin, thị trƣờng, làm tốt công tác an ninh - trật tự, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề. Đồng thời, tuân thủ các quy chuẩn, thủ tục và quy trình đầu tƣ XDCB theo quy định; thực hiện tiết kiệm trong đấu thầu; tăng cƣờng giám sát và kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm; kiểm soát chặt chẽ quy trình công tác thanh quyết toán khối lƣợng hoàn thành của các công trình, dự án. Chủ động áp dụng các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB theo các nguyên tắc phân bổ vốn XDCB, không làm phát sinh thêm nợ đọng.
Thanh tra nhà nƣớc các cấp xã, phƣờng, ngành theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tƣ sử dụng vốn Ngân sách Nhà nƣớc để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn NSNN có hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm theo quy định, tránh việc thực hiện quyết toán công trình sai, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực ngân sách Nhà nƣớc và xã hội.
(Nguồn: Báo Bắc Ninh - tăng cường quản lý dầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước).
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thị xã Sông Công trong công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần chú ý hiệu quả. Có thể nói theo đuổi hiệu quả tốt nhất quản lý trong đầu tƣ XDCB là điểm xuất phát căn bản của tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc. Các bài học kinh nghiệm cho thị xã Sông Công là:
Thứ nhất, cần có một hƣớng dẫn cụ thể cho từng khâu quản lý trong đầu tƣ XDCB, các phƣơng pháp đánh giá, kỹ thuật đánh giá và các chỉ tiêu đánh giá cụ thể cho từng lĩnh vực đầu tƣ XDCB.
Thứ hai, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Các cơ quan đánh giá, kiểm tra, thanh tra giúp cho các cơ quan quản lý trong đầu tƣ XDCB có thông tin, kế thừa và phản hồi để ngày càng hoàn thiện quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tƣ XDCB.
Thứ ba, chú trọng hơn trong việc tuyển dụng và đào tạo cán bộ, nhân viên quản lý chuyên nghiệp tham gia quản lý trong đầu tƣ XDCB.
Thứ tư, quy định trách nhiệm rõ ràng trong từng khâu quản lý trong đầu tƣ XDCB. Đề cao trách nhiệm của ngƣời quyết định đầu tƣ, ngƣời quyết định đầu tƣ có đủ trình độ chuyên môn, chịu trách nhiệm kết quả đầu tƣ.
Thứ năm, tăng cƣờng tính hiệu lực của đánh giá và sau đánh giá. Các đánh giá đƣợc sử dụng để rút kinh nghiệm cho các năm sau, đặc biệt là quy định rõ trách nhiệm đối với các sai phạm, thất thoát do quản lý. Đánh giá là cơ sở cho việc thƣởng phạt nhằm tránh lặp lại sai phạm trong quản lý đầu tƣ XDCB.
Thứ sáu, coi trọng công tác lập kế hoạch đầu tƣ, đặc biệt là kế hoạch đầu tƣ phải gắn chặt chẽ với ngân sách, chính sách và chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn Ngân sách địa phƣơng của thị xã Sông Công nhƣ thế nào?
- Hạn chế? Nguyên nhân nào dẫn tới những hạn chế?
- Giải pháp nào để có thể hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn Ngân sách địa phƣơng của thị xã Sông Công?
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Thông qua việc thu thập tài liệu, báo cáo của các cơ quan đơn vị trên địa bàn nghiên cứu nhƣ: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, UBND thị xã Sông Công, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê; thông tin từ các trang Web, báo điện tử của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Thể hiện thông tin chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng biểu.
+ Phƣơng pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các dự án đầu tƣ vào phát triển nông thôn với tình hình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội tại địa phƣơng thông qua số liệu tuyệt đối, tƣơng đối.
+ Phƣơng pháp thống kê so sánh: Nhằm so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân để đánh giá và kết luận về mối liên hệ giữa sự vật và hiện tƣợng theo thời gian.
+ Phƣơng pháp đối chiếu: Đánh giá đƣợc thực trạng khó khăn, thuận lợi để từ đó có đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc.
+ Phƣơng pháp hệ thống hoá tài liệu thu thập đƣợc làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Khảo sát các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Lập bảng khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý trong đầu tƣ xây dựng cơ bản nhƣ: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật, trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ CNV trong quản lý chi NSNN cho đầu tƣ XDCB…
Bảng 2.1. Khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý Nhà nƣớc trong đầu tƣ XDCB
STT Nhân tố Mức độ ảnh hƣởng
Có Không
1 Điều kiện tự nhiên
2 Điều kiện kinh tế
3 Điều kiện xã hội
4 Thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật
5 Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan
6 Nguồn kinh phí
7 Năng lực quản lý của cơ quan Nhà nƣớc 8 Các nhân tố khác (nếu có)…..
+ Khảo sát công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương tại thị xã Sông Công
Khảo sát từng nội dung của quy trình quản lý trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn nhƣ: Công tác quy hoạch, lập kế hoạch, lập và thẩm định dự án đầu tƣ, công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tƣ, công tác quản lý quá trình thực hiện đầu tƣ, công tác thanh tra và kiểm tra… Việc này giúp khảo sát toàn bộ hoặc trong từng khâu nội dung của quản lý đầu tƣ XDCB. Kết quả khảo sát sẽ đƣợc phân tích để chứng minh những điểm mạnh, điểm yếu trong từng khâu của quy trình quản lý trong đầu tƣ XDCB.
Bảng 2.2. Khảo sát quy trình trong quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công
STT Nhân tố Tốt Khá Trung bình Kém
1 Công tác Quy hoạch 2 Công tác lập kế hoạch
3 Công tác lập, thẩm định dự án đầu tƣ
4 Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tƣ
5 Công tác quản lý thực hiện đầu tƣ 6 Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực