Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 88)

5. Kết cấu đề tài

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn

ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Hoàn thiện việc hoạch định đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương tại thị xã Sông Công

Trong những năm qua, UBND thị xã Sông Công đã thực hiện tƣơng đối tốt việc lập quy hoạch. Quá trình ấn định những mục tiêu trong công tác quản lý đầu tƣ, sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời, tại các cơ quan hành pháp và hành chính địa phƣơng đã thực hiện hỗ trợ các chủ đầu tƣ thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngƣời đại diện sở hữu Nhà nƣớc trong các dự án. Tuy nhiên, công tác hoạch định quản lý đầu tƣ công của thị xã cũng cần đạt đƣợc các mục tiêu sau:

- Xác định rõ những biện pháp cụ thể để đạt đƣợc những mục tiêu trong lập quy hoạch đầu tƣ.

- Trong công tác hoạch định, thị xã cần tuân thủ nguyên tắc bố trí vốn tập trung, đảm bảo hiệu quả đầu tƣ, ƣu tiên bố trí cho các chƣơng trình, dự án quan trọng, các công trình dự án có khả năng hoàn thành trong kỳ kế hoạch. Cần chủ động hơn nguồn thu từ quỹ đất, không để ảnh hƣởng đến tiến độ giải ngân cho các công trình theo kế hoạch.

- Đổi mới nội dung và phƣơng pháp lập quy hoạch, tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế của thị xã. Đối với những quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị gắn với quy hoạch vùng, kế hoạch sử dụng đất có tầm nhìn dài hạn cần cụ thể, rõ ràng, chính xác, tránh phá vỡ quy hoạch, gây lãng phí vốn Nhà nƣớc.

Muốn vậy thì công tác thông tin và dự báo phải đƣợc thực hiện tốt, dự báo không chỉ dừng ở việc định hƣớng mà còn đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể.

Trong quy hoạch ngoài định hƣớng về tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải hình thành các chƣơng trình, dự án đầu tƣ trọng điểm và chỉ rõ phần trách nhiệm của Nhà nƣớc, trách nhiệm của cộng đồng thì quy hoạch mới đủ điều kiện thực thi. Ngoài ra cần tranh thủ sự tham gia, đóng góp ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực hoạch định đầu tƣ và ý kiến của ngƣời dân chịu tác động của quy hoạch nhằm nâng cao chất lƣợng của công tác này.

- Thực hiện rà soát, bổ sung, cập nhật và hiệu chỉnh kịp thời các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt cho phù hợp với tình hình phát triển mới. Kết hợp giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch xây dựng và sử dụng đất, nhất là đất ven đô thị, đất dành cho các công trình giao thông, đất khu công nghiệp.

- Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch ở thị xã. Để làm tốt công tác này, cần tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch tại địa phƣơng để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng lập, thẩm định và quản lý quy hoạch. Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch, nâng cao hơn nữa tính liên kết giữa quy hoạch vùng và quy hoạch ngành. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng đối với công tác quy hoạch, nhất là việc công khai các quy hoạch.

4.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư

- Đối với các dự án khởi công mới kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tƣ theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chƣơng trình đã đƣợc phê duyệt; chỉ đƣợc phê duyệt quyết định đầu tƣ khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối ngân sách thị xã.

- Bảo đảm bố trí vốn xây dựng cơ bản theo hƣớng tập trung vào các lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm của thị xã nhƣ: bố trí vốn đầu tƣ phù hợp

cho các ngành, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng xã hội, phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và những năm tiếp theo; quản lý vốn theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nƣớc và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tƣ; chấm dứt tình trạng đầu tƣ không đồng bộ, không hiệu quả.

- Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí. Chỉ phân bổ vốn đối với những dự án có đủ nguồn vốn đảm bảo, đúng quy định, trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản hiện hành.

- Tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ cho các ngành, vùng.. hƣớng vào mục tiêu thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm trong các ngành kinh tế. Trƣớc hết là nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Các công trình đầu tƣ phát triển xây dựng hạ tầng thƣờng có thời gian đầu tƣ dài, vì vậy nhiều công trình có vốn nằm khê đọng trong quá trình thực hiện đầu tƣ, cần tiến hành phân kỳ đầu tƣ, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn. Và quan trọng là chuẩn bị tốt một kế hoạch vốn đầu tƣ, phải quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tƣ nhƣ:

- Công trình xây dựng trƣớc khi triển khai phải đƣợc lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã đƣợc phê duyệt và tiến độ cung ứng vốn.

- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải đƣợc lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.

- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhƣng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.

4.2.3. Nâng cao chất lượng của công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

Theo mục đích quản lý, thẩm định dự án đầu tƣ đƣợc hiểu là việc xem xét, phân tích, đánh giá dự án đầu tƣ trên các nội dung cơ bản nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tƣ. Thẩm định dự án đầu tƣ đƣợc xem nhƣ một công cụ quản lý để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Thẩm định dự án đầu tƣ giúp tham mƣu cho các cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tƣ. Nếu xem xét dự án đầu tƣ theo quá trình từ chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, vận hành khai thác dự án khi đó công tác thẩm định dự án đầu tƣ sẽ đƣợc tiến hành với nhiều công việc từ thẩm định dự án đầu tƣ để ra quyết định đầu tƣ, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định tổng dự toán, thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm định kết quả đấu thầu và thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ.

Trong công tác thẩm định các dự án đầu tƣ, có các yêu cầu khác nhau về cấp độ quản lý. Các yêu cầu này đƣợc thể hiện cụ thể tại bảng sau:

Bảng 4.1. Yêu cầu về thẩm định dự án đầu tƣ đối với từng cấp độ quản lý Cấp độ

quản lý Yêu cầu về thẩm định dự án đầu tƣ

Nhà nƣớc

- Về tổ chức thực hiện: các cơ quan QLNN tham gia thẩm định dự án và quyết định đầu tƣ hoặc thẩm định theo chức năng (có sự tham gia của tƣ vấn nếu có).

- Về nội dung: các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án (đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tƣ), sự tuân thủ pháp luật của dự án về quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trƣờng (thuộc thẩm quyền thẩm định theo chức năng).

- Về phƣơng pháp: quan điểm quản lý Nhà nƣớc, chú trọng đến phân tích kinh tế - xã hội, sử dụng các phƣơng pháp thẩm định.

Doanh nghiệp

- Về tổ chức thực hiên: các phòng ban trong doanh nghiệp (có sự tham gia góp ý kiến của các cơ quan QLNN hoặc tƣ vấn).

- Về nội dung: các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án.

- Về phƣơng pháp: quan điểm chủ đầu tƣ, chú trọng đến phân tích tài chính, sử dụng các phƣơng pháp thẩm định.

Để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tƣ công phải tiến hành đồng bộ trên ba mặt:

Thứ nhất, thƣờng xuyên rà soát việc thực hiện các dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp vốn.

Thứ hai, siết chặt công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ.

Thứ ba, cần hình thành cơ quan độc lập để đánh giá tính hiệu quả của các dự án đầu tƣ.

4.2.4. Đổi mới và hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng

Thứ nhất, cần thật sự bảo đảm tính dân chủ, công khai trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, từ việc phổ biến chủ trƣơng, quy hoạch, họp lấy ý kiến của nhân dân đến việc lập phƣơng án đền bù, hỗ trợ, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cƣ ...

Thứ hai, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp chặt chẽ trong thực hiện bồi thƣờng giải phóng mặt bằng giữa cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp. Chú trọng công tác tuyên truyền, giải thích để ngƣời dân hiểu và chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về bồi thƣờng giải phóng mặt bằng. Quan tâm nắm vững tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng của ngƣời dân để có biện pháp, chính sách giải quyết kịp thời, phù hợp với quy định chung của Nhà nƣớc và tình hình thực tế của địa phƣơng, tạo sự kết hợp giữa lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời dân với lợi ích của Nhà nƣớc và của toàn xã hội.

Thứ ba, phải thực hiện đồng bộ giữa quy hoạch, giải phóng mặt bằng với việc bố trí tái định cƣ và bố trí đất sản xuất cho những hộ dân có đủ điều kiện. Bên cạnh việc tính toán bồi thƣờng, hỗ trợ thiệt hại đúng, đủ theo quy định, cần quan tâm đến đời sống kinh tế trƣớc và sau khi các hộ dân bị thu hồi đất.

Khi phƣơng án bồi thƣờng giải phóng mặt bằng đƣợc ban hành, các cơ quan, đơn vị thực hiện việc bồi thƣờng, hỗ trợ cho dân phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng nơi có dự án, công khai đầy đủ những thông tin

liên quan đến việc tính toán bồi thƣờng, hỗ trợ các đối tƣợng bị ảnh hƣởng bởi dự án và công bố ngay địa điểm cũng nhƣ phƣơng án bố trí tái định cƣ.

4.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý thực hiện đầu tư

+ Nâng cao năng lực quản lý dự án cho các cán bộ quản lý dự án

Trong điều kiện hệ thống pháp luật có nhiều biến động, nhiều lý thuyết kinh tế, kỹ thuật, quản lý mới đƣợc đƣa vào áp dụng. Cán bộ quản lý dự án giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức dự án. Quy trình quản lý dự án có đƣợc áp dụng thành công vào dự án hay không phần lớn dựa vào kỹ năng và tố chất của cán bộ quản lý. Nhà quản lý dự án lý tƣởng là ngƣời phải có đủ tố chất cần thiết liên quan đến kỹ năng quản trị, trình độ chuyên môn kỹ thuật và tính cách cá nhân. Những yêu cầu đặt ra cho cán bộ quản lý dự án là phải có kiến thức tổng hợp, hiểu biết nhiều lĩnh vực chuyên môn, có kinh nghiệm phong phú, có kỹ năng tổng hợp tốt, là một nhà tổ chức phối hợp mọi ngƣời mọi bộ phận cùng thực hiện dự án và chịu trách nhiệm đối với tổ chức, tuyển dụng, lập kế hoạch, hƣớng dẫn và quản lý dự án.

Phát huy tối đa nguồn nhân lực của thị xã trong lĩnh vực quản lý dự án sẽ thúc đẩy công tác quản lý đầu tƣ đƣợc triển khai đúng tiến độ và hiệu quả. Để có đƣợc những kết quả nhƣ vậy, thị xã Sông Công cần có những định hƣớng chiến lƣợc cũng nhƣ các giải pháp cụ thể cho việc đào tạo bồi dƣỡng, các chính sách khuyến khích để cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp và nhận thức nhằm thống nhất cao trong nhận thức và hành động. Thị xã cần cử cán bộ, đặc biệt là lực lƣợng đại diện Nhà nƣớc quản lý vốn đầu tƣ ở cấp xã đi bồi dƣỡng thêm kiến thức về xây dựng và quản lý dự án để có thể đảm đƣơng đƣợc các công việc nhƣ: lập dự án, tổ chức đấu thầu, chấm thầu, giám sát thi công...

+ Chính sách đãi ngộ, khuyến khích cán bộ quản lỷ

Xây dựng các chính sách đãi ngộ, khen thƣởng phù hợp với năng lực trình độ, hiệu quả công việc và những đóng góp cho công tác quản lý đầu tƣ

công của các cán bộ thể hiện qua quy chế tiền lƣơng, tiền thƣởng theo cấp bậc chức vụ cho cán bộ quản lý.

Cần có các chính sách cụ thể chăm lo đời sống tinh thần, vật chất và quan tâm đến con em cán bộ công nhân viên một cách hợp lý để động viên tinh thần làm việc cho đội ngũ cán bộ hiện tại cũng nhƣ tìm kiếm, đào tạo nguồn nhân lực tƣơng lai cho thị xã.

+ Phân cấp quản lý đầu tư

Phân cấp quản lý đầu tƣ là việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp, các cơ quan đại diện cho Nhà nƣớc. Phân cấp quản lý đầu tƣ là cần thiết và là một yêu cầu khách quan nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong quản lý hoạt động đầu tƣ.

Phân cấp quản lý đầu tƣ nhằm tránh tập trung quyền hạn vào trong tay một cá nhân hay một tổ chức nào, giảm bớt gánh nặng cho cấp trên, tạo quyền chủ động cho cấp dƣới trong việc quyết định đầu tƣ. Với thẩm quyền đƣợc phân cấp, các cấp địa phƣơng đƣợc chủ động trong việc cân đối nguồn lực, trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các dự án đầu tƣ, đảm bảo dự án đầu tƣ xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng, từ thực tế khách quan. Phân cấp quản lý đầu tƣ tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, tự chủ của cơ sở, huy động và khai thác tối đa các nguồn lực, phát huy trí tuệ tập thể trong việc quản lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Thông qua phân cấp quản lý đầu tƣ giúp tăng cƣờng tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý hoạt động đầu tƣ, trong việc ra quyết định đầu tƣ.

Phân cấp quản lý đầu tƣ mạnh đã tạo cho địa phƣơng và các đơn vị có liên quan quyền tự chủ nhiều hơn hay nói cách khác đƣợc tăng thẩm quyền nhiều hơn và đi kèm với đó là cơ chế trách nhiệm. Chính điều này sẽ giúp cho các đơn vị đƣợc ủy quyền hƣớng đến việc thực hiện những dự án đầu tƣ thiết thực, có hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển của địa phƣơng và của nền kinh tế.

Phân cấp quản lý đầu tƣ đòi hỏi cần minh bạch, công khai đảm bảo tính thống nhất của nền kinh tế và phải đƣợc kiểm tra, giám sát với cơ chế thích hợp. Phân cấp quản lý đầu tƣ gắn liền với cơ chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ giúp tăng cƣờng trách nhiệm của cơ sở, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế. Phân cấp quản lý đầu tƣ đi kèm với đó là cơ chế trách nhiệm của các cấp, của cơ sở giúp cho việc đảm bảo hoạt động đầu tƣ đi theo đúng hƣớng, thiết thực và có hiệu quả.

4.2.6. Hoàn thiện công tác kiểm tra thực hiện dự án đầu tư

+ Giám sát chất lượng dự án đầu tư

Quản lý chất lƣợng là một vấn đề phức tạp, nó đòi hỏi phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và xuyên suốt quá trình thực hiện công cuộc đầu tƣ. Công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)