5. Kết cấu đề tài
3.2. Thực trạng công tác quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa
phƣơng tại thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013
3.2.1. Thực trạng công tác hoạch định dự án đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương
Tháng 2 năm 2012, UBND thị xã đã cho ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn năm 2030. Nội dung
bản quy hoạch tổng thể này đã khái quát lại các yếu tố, điều kiện phát triển và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã giai đoạn 2001-2010; đánh giá, dự báo những tác động của bối cảnh quốc tế và trong nƣớc đối với quá trình phát triển của thị xã giai đoạn 2011-2020, để từ đó xây dựng phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và đề ra các giải pháp lâu dài thực hiện quy hoạch. Trong đó, làm rõ những quan điểm phát triển của địa phƣơng, mục tiêu tổng thể, chi tiết mà nền kinh tế cần đạt đƣợc và các giải pháp cho việc sử dụng hiệu quả từng nguồn lực cho sự phát triển đó.
Nội dung phát triển kết cấu hạ tầng của thị xã Sông Công tập trung vào 04 nhóm chính sau:
- Giao thông, gồm có: giao thông đối ngoại, hệ thống giao thông đô thị, hệ thống giao thông ngoại thị;
- Cấp điện: đầu tƣ phát triển nguồn điện và hệ thống lƣới điện;
- Cấp nƣớc: đầu tƣ khai thác nguồn nƣớc và giải pháp cấp, thoát nƣớc; - Chỉnh trang đô thị, gồm có: đầu tƣ chỉnh trang vỉa hè, điện chiếu sáng, đèn tín hiệu; xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo trụ sở hành chính, cơ sở hành chính các xã, phƣờng; hoàn thiện hạ tầng thƣơng mại, dịch vụ, thủy lợi, giáo dục, thể dục - thể thao, hạ tầng văn hóa.
Để có căn cứ đánh giá khách quan về thực trạng công tác quản lý đầu tƣ tại thị xã Sông Công bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 32 đối tƣợng trên địa bàn nghiên cứu (xem phụ lục 1), kết quả điều tra có 91% đơn vị và cá nhân đƣợc hỏi cho rằng công tác quy hoạch đáp ứng tốt các yêu cầu thực tế của thị xã Sông Công, 9% đƣợc hỏi cho rằng mới đáp ứng đƣợc các yêu cầu thực tế.
3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư tại thị xã Sông Công
Kế hoạch đầu tƣ công là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và các chƣơng trình mục tiêu. Thể hiện việc bố trí,
cân đối các nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc và các giải pháp thực hiện những mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển thị xã Sông Công giai đoạn 2011-2020
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020
Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội 12.299 100 31.045 100
1- Vốn ngân sách 4.182 34,0 9.624 31,0 + Ngân sách NS 418 10,0 1.059 11,0 + TPCP 50 1,2 96 1,0 + Tín dụng ĐTPT NN 2.292 54,8 5.004 52,0 + Đầu tƣ DNNN 1.422 34,0 3.080 32,0 2- Vốn DN và dân cƣ 6.703 54,5 16.609 53,5 3- Vốn từ bên ngoài 1.660 13,5 4.812 15,5
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thị xã Sông Công 2011-2020
Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy, nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển giai đoạn 2016-2020 gấp 2,5 lần giai đoạn 2011-2015, cùng với đó là nhu cầu vốn ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2016-2020 cũng gấp một lƣợng tƣơng tự so với giai đoạn 2011-2015. Về cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển, nguồn vốn ngân sách địa phƣơng (bao gồm cả vốn ngân sách Trung ƣơng và ngân sách tỉnh trong các dự án đối ứng) đảm bảo 10-11% trong giai đoạn 2011-2020 đƣợc tập trung cho xây dựng kết cấu hạ tầng thị xã theo các nội dung đã nêu ở trên. Bản quy hoạch tổng thể cũng đã chỉ rõ: để tăng nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách địa phƣơng cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ các hoạt kinh tế trên địa bàn thị xã, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao và có các biện pháp khuyến
khích cho đầu tƣ phát triển; kêu gọi Trung ƣơng và tỉnh đầu tƣ vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lƣới giao thông, thủy lợi, trƣờng học, bệnh viện,... bên cạnh đó cũng cần thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút vốn cho đầu tƣ hạ tầng.
Hàng năm, căn cứ vào quyết định giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, UBND thị xã Sông Công giao phòng Tài chính - Kế hoạch xây dựng kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản, trong đó nêu rõ các dự án cần thực hiện trong năm tới, kế hoạch phân bổ vốn, nguồn vốn và thời hạn thực hiện trình Hội đồng nhân dân thị xã thông qua. Có thể nhận thấy, thị xã Sông Công đã tiến hành việc hoạch định đầu tƣ công cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng nguồn vốn rất cụ thể.
Kế hoạch đầu tƣ công hàng năm từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc cho các ngành, đơn vị xã, phƣờng của thị xã theo nguyên tắc bố trí vốn tập trung, đảm bảo hiệu quả đầu tƣ, ƣu tiên bố trí các chƣơng trình, dự án quan trọng, các công trình dự án có khả năng hoàn thành trong kỳ kế hoạch.
Thực hiện nguyên tắc này, đối với các dự án đối ứng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (chủ yếu là các công trình đƣờng giao thông liên thôn, liên xóm, công trình thủy lợi phục vụ canh tác nhỏ), hàng năm UBND thị xã quyết định chi bổ sung cho ngân sách cấp xã để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn theo phƣơng thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm (dự án do UBND xã, phƣờng làm chủ đầu tƣ). Căn cứ vào danh mục các hạng mục cần đầu tƣ trong năm do cấp xã gửi lên và vốn ngân sách cấp, phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã tiến hành phân bổ vốn đối ứng của Nhà nƣớc cho các xã, phƣờng (có tính đến cân đối mức đóng góp, huy động của nhân dân sao cho phù hợp với mức sống của ngƣời dân địa phƣơng). Tỷ lệ đối ứng Nhà nƣớc - nhân dân theo quy định hiện hành là 50 - 50, đối với các địa phƣơng là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn thì tỷ lệ này là 60 - 40.
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện các dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng tại thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013
STT Năm Số dự án hoạch định Tỷ lệ % Dự án chuyển nguồn Dự án bổ sung Dự án bố trí lại Số dự án Tỷ lệ % Số dự án Tỷ lệ % Số dự án Tỷ lệ % 1 2010 55 100 2 3,6 2 3,6 2 3,6 2 2011 58 100 0 0 1 1,7 3 5,2 3 2012 61 100 3 4,9 0 0 1 1,6 4 2013 68 100 4 5,9 5 7,3 3 4,4
Nguồn: phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Sông Công
Thống kê trên cho thấy, trong giai đoạn 2010-2013, tỷ lệ dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng phải thực hiện chuyển nguồn, bổ sung, bố trí lại là nhỏ so với số dự án đƣợc hoạch định hàng năm; và đặc biệt là không có dự án không đƣợc thực hiện. Điều này khẳng định, việc xây dựng kế hoạch đầu tƣ hàng năm đã đƣợc sự thống nhất chủ trƣơng từ cấp cơ sở, phù hợp với điều kiện thực tế địa phƣơng và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã hàng năm, 5 năm.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề của đầu tƣ công đó là đầu tƣ dàn trải lại đƣợc thể hiện khá rõ nét trong kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản hàng năm của thị xã. Đều này cũng phản ánh một thực tế là nhu cầu đầu tƣ còn quá lớn so với khả năng đáp ứng nguồn vốn của địa phƣơng.
Bảng 3.7. Kế hoạch phân bổ vốn của một số dự án trên địa bàn thị xã Sông Công năm 2012, 2013
Đơn vị tính: triệu đồng STT Dự án Tổng vốn đầu tƣ Kế hoạch phân bổ vốn Năm 2013 Tỷ lệ % Năm 2012 Tỷ lệ % I Các dự án xây lắp 1 Trụ sở làm việc UBND xã Bá Xuyên 3.000 214 7,13 - - 2 Trụ sở làm việc UBND phƣờng Lƣơng Châu 3.500 100 2,9 - -
3 Đƣờng vào khu chôn lấp chất
thải rắn 3.500 200 5,7 200 5,7
4 Khu chôn lấp chất thải rắn 6.000 200 3,3 800 13,3 5 Trụ sở làm việc UBND phƣờng
Mỏ Chè 5.000 - - 100 2
6 Hạ tầng khu dân cƣ 4, 5 phƣờng
Mỏ Chè 4.500 - - 300 6,7
7 Nhà thi đấu đa năng thị xã 100.000 - - 4.000 4
II Các dự án bồi thƣờng GPMB
1 Bồi thƣờng dự án khu dân cƣ
TDP 8, phƣờng Mỏ Chè 4.000 40 1 - -
2 Bồi thƣờng nghĩa trang phƣờng
Cải Đan 11.000 - 5.000 45,4
Nguồn: Tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, 2014
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, tỷ lệ ghi vốn trong kế hoạch giao đầu năm là rất nhỏ so với tổng vốn đầu tƣ của dự án. Sự so sánh trên làm nổi bật nên tính dàn trải trong đầu tƣ công khi lập kế hoạch của thị xã. Với một lƣợng vốn đầu tƣ hạn chế nhƣng lại phân bổ cho nhiều dự án, vốn đầu tƣ bố trí đƣợc
cho mỗi dự án trong năm là quá hạn hẹp. Việc lập kế hoạch nhƣ trên đặt ra một thách thức với các nhà quản lý trong việc thực hiện kế hoạch đƣợc giao cũng nhƣ đánh giá hiệu quả đầu tƣ trong điều kiện thiếu vốn.
Thực trạng này dẫn đến tình trạng công trình nằm chờ vốn, không dự án nào đƣợc hoàn thành đúng thời hạn, không phát huy đƣợc tác dụng của dự án theo đúng kế hoạch; vốn thất thoát, lãng phí vốn nằm khê đọng ở các công trình. Điều đó đặt ra một câu hỏi là: nếu nhìn vào kế hoạch phân bổ vốn hàng năm nhƣ vậy thì dự án bao giờ mới hoàn thành?
Trên thực tế, kế hoạch đầu tƣ đầu năm không phản ánh chính xác, đầy đủ tiến độ và tổng lƣợng vốn giao trong năm cho các dự án. Điển hình là tính đến thời điểm này, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của thị xã Sông Công, trong đó có kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản, đã đƣợc điều chỉnh bởi 5 quyết định sửa đổi, bổ sung. Điều đó cho thấy công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho quản lý đầu tƣ công của thị xã Sông Công chƣa đƣợc chú trọng, ảnh hƣởng đến những quyết định kịp thời trong việc lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực cũng nhƣ ứng phó với những biến động trong quản lý đầu tƣ.
Mặt khác nội dung của kế hoạch đầu tƣ hàng năm chƣa xác định đƣợc những biện pháp cụ thể để đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra, chƣa xây dựng đƣợc những giải pháp nhằm ngăn ngừa những ảnh hƣởng tiêu cực trong quản lý dự án. Chất lƣợng xây dựng báo cáo kinh tế - kỹ thuật của các dự án không cao, chƣa có những phân tích đầy đủ về tác động của những nhân tố bên ngoài cũng nhƣ bên trong dự án, chƣa dự báo đƣợc những rủi ro trong quá trình thực hiện và vận hành dự án. Vì vậy khi có những biến động xảy ra, biện pháp đƣợc đƣa ra chỉ mang tính tình thế và dựa trên kinh nghiệm.
Hiện nay, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tƣ xây dựng cơ bản tại thị xã đƣợc huy động từ 04 nguồn chủ yếu: tiền thu sử dụng đất, tiền cấp tỉnh bổ sung, vốn đầu tƣ theo các chƣơng trình, dự án và tiền đóng góp của nhân dân trong những dự án theo phƣơng thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Qua
quan sát kế hoạch huy động đầu tƣ xây dựng cơ bản hàng năm của thị xã, có thể thấy hiện nay nguồn đầu tƣ phát triển dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng vẫn dựa chủ yếu vào nguồn thu tiền sử dụng đất, cụ thể:
Bảng 3.8. Kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của thị xã Sông Công giai đoạn 2010-2013 Đơn vị: triệu đồng Năm Nguồn vốn 2010 2011 2012 2013 Tổng vốn ĐTXDCB 19.339 22.431 36.130 65.668 Nguồn thu sử dụng đất 13.769 16.451 29.860 56.611 Nguồn sự nghiệp KT+TNMT 5.570 5.980 6.270 9.057 Tỷ lệ % 100 100 100 100 Nguồn thu sử dụng đất 71,2 73,3 82,6 86,2 Nguồn sự nghiệp KT+TNMT 28,8 26,7 17,4 13,8
Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sông Công qua các năm
Nhìn chung, tổng lƣợng vốn ngân sách địa phƣơng dành cho đầu tƣ xây dựng cơ bản hàng năm đều tăng, về cơ cấu, nguồn vốn bố trí cho lĩnh vực này vẫn chủ yếu là nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất. Tuy nhiên những biến động giá cả trên thị trƣờng bất động sản bắt đầu từ nửa cuối năm 2011 đến nay đã tác động không nhỏ đến tình hình thu tiền sử dụng đất, đặc biệt là của các dự án khu tái định cƣ, khu dân cƣ mới làm điều chỉnh giảm đáng kể vốn cho đầu tƣ xây dựng cơ bản trong kế hoạch vốn đầu tƣ năm 2013.
Đối với các nguồn vốn cấp tỉnh bổ sung, vốn đầu tƣ theo các chƣơng trình, dự án và tiền đóng góp của nhân dân trong những dự án theo phƣơng thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, hiện nay kế hoạch đầu tƣ đầu năm của thị xã chƣa có những dự báo về nguồn cung của các nguồn vốn này trong năm kế hoạch.
Tƣơng tự kết quả điều tra cho thấy chỉ có 19% ý kiến cho rằng công tác lập kế hoạch đã đáp ứng tốt theo nhu cầu sử dụng vốn của địa phƣơng, tuy nhiên có 81% đơn vị và cá nhân đƣợc hỏi lại cho rằng công tác này mới đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, cần phải quan tâm để làm tốt hơn (xem phụ lục số 01).
3.2.3. Thực trạng công tác lập thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
Công tác thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tƣ công chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế nhất là các dự án có quy mô đầu tƣ lớn. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng của kế hoạch đầu tƣ khi không có đủ căn cứ để đánh giá đƣợc hết tình hình kinh tế - xã hội, những biến động bên ngoài tác động đến khả năng thu ngân sách địa phƣơng, khả năng huy động vốn đầu tƣ và giá cả thị trƣờng.
- Hiện nay, quy trình thẩm định thiết kế kinh tế - kỹ thuật của dự án tại UBND thị xã do phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện đã đƣợc xây dựng theo hệ thống quản lý chất lƣợng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, đảm bảo các yêu cầu: có đầy đủ cơ sở pháp lý, khoa học, đầy đủ, dễ tra cứu và công khai minh bạch.
Nội dung thẩm định hồ sơ gồm có: kiểm tra tính hợp lý của dự án so với chủ trƣơng đầu tƣ đƣợc duyệt, xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án: sự cần thiết phải đầu tƣ, quy mô, thời gian thực hiện, tổng mức đầu tƣ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi: nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng và các yếu tố khác có liên quan.
Sơ đồ 2.1. Lƣu đồ quy trình thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật _ + _ + _ +
* Ghi chú: + Ký hiệu “-”: Hồ sơ không đủ điều kiện phê duyệt + Ký hiệu “+”: Hồ sơ đủ điều kiện phê duyệt
Chủ đầu tƣ chuẩn bị hồ sơ Thẩm định HS Tổng hợp và dự thảo văn bản Tiếp nhận Vào sổ, lƣu hồ sơ và trả kết quả Kiểm duyệt Ký quyết định
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều dự án do yêu cầu thời gian quá gấp để kịp