Thực hiện quản lý, tổ chức xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 36)

5. Kết cấu đề tài

1.2.5. Thực hiện quản lý, tổ chức xây dựng công trình

Việc thực hiện xây dựng công trình phải đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn xây dựng đã đƣợc quy định trong Luật xây dựng và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Việc xây dựng các công trình dự án công có đặc điểm là việc quản lý chi phí, giá đầu vào đều đƣợc quy định cụ thể thành văn bản quy phạm pháp luật, điều này giúp các nhà quản lý có một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý chi phí đầu tƣ.

Có thể nói, xây dựng cơ bản là một trong những khâu có nhiều tiêu cực nhất trong thực hiện đầu tƣ, bởi nó không chỉ là nội dung chính của quá trình thực hiện đầu tƣ 1dự án mà còn vì lƣợng vốn đầu tƣ trong giai đoạn này rất lớn với khối lƣợng công việc đáng kể. Do đó, công tác quản lý của Nhà nƣớc trong giai đoạn này cũng nặng nề và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Các dự án đầu tƣ công bằng nguồn ngân sách địa phƣơng chủ yếu đƣợc giao cho các ban quản lý xây dựng đƣợc thành lập trực thuộc UBND các cấp

làm chủ đầu tƣ. Ban quản lý dự án là một đơn vị hành chính sự nghiệp, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và với Chủ tịch UBND cấp chủ quản trong việc quản lý chất lƣợng, chi phí và tiến độ thực hiện thi công các công trình. Tùy vào điều kiện thực tế và quan điểm quản lý của từng địa phƣơng, ban quản lý dự án đầu tƣ có thể thực hiện các công đoạn từ giải phóng mặt bằng đến thi công công trình hoặc có thể chỉ thực hiện quản lý giai đoạn thi công công trình.

1.2.6. Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương

Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tƣ bằng vốn ngân sách địa phƣơng là quá trình cho phép các nhà quản lý đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác đầu tƣ, so sánh các kết quả đạt đƣợc với kế hoạch, mục tiêu đã đặt ra và sử dụng các phƣơng pháp điều chỉnh thích hợp để đạt đƣợc những mục tiêu nhƣ ý muốn.

Việc kiểm tra việc thực hiện dự án đi đôi với công tác giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án. Việc kiểm tra cần đƣợc lên kế hoạch từ khi lập dự án, tiến hành kiểm tra ở mọi công đoạn thực hiện dự án, trên các mặt: tiến độ thực hiện dự án, tình hình tài chính, nhân sự, phạm vi và chất lƣợng dự án,...Kế hoạch kiểm tra cần đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến việc thực hiện mục tiêu dự án. Nhà quản lý cần xác định cơ chế kiểm soát: ai, khi nào và làm thế nào để kiểm soát đƣợc dự án; xác định các tiêu chuẩn chất lƣợng làm căn cứ tham chiếu và đặc biệt là công tác quản lý rủi ro, đây là phần công việc hay bị bỏ quên trong khi lập dự án và cả khi thực hiện ở các dự án đầu tƣ bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc. Thực hiện quản lý rủi ro, các nhà quản lý cần xác định, phân tích các rủi ro liên quan và phác thảo các đối sách xử lý rủi ro: chấp nhận, ngăn ngừa, giảm thiểu hậu quả, phân bổ rủi ro, thay đổi giải pháp công nghệ hoặc dừng dự án.

Đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc hiện nay đã đƣợc phân cấp nhiều cho địa phƣơng, cơ quản chủ quản chủ yếu xử lý ở khâu hậu kiểm, việc hậu kiểm có hạn chế là xử lý những việc đã rồi, khi các dự án đã triển khai xong và bắt đầu đi vào khâu vận hành. Vì vậy cơ chế kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình

thực hiện dự án có vai trò vô cùng quan trọng. Thực hiện kiểm tra việc thực hiện dự án tốt giúp cho nhà đầu tƣ thông qua ngƣời quản lý luôn theo sát đƣợc dự án, nắm bắt những biến động so với kế hoạch và có những biện pháp cần thiết, kịp thời điều chỉnh để dự án không xa rời mục tiêu đã đặt ra. Tránh sự lãng phí, khó khăn cho các công đoạn thực hiện tiếp sau hay khi dự án đi vào vận hành khi phải khắc phục những khiếm khuyết do công đoạn trƣớc để lại.

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương

1.3.1. Năng lực quản lý của cơ quan Nhà nước

Năng lực quản lý của cơ quan Nhà nƣớc là khả năng thực hiện chức năng quản lý xã hội và phục vụ nhân dân của bộ máy quản lý hành chính. Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của cơ quan Nhà nƣớc gồm:

- Hệ thống tổ chức hành chính đƣợc thiết lập trên cơ sở phân định rành mạch chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức, các cấp trong hệ thống hành chính.

- Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính đƣợc ban hành có căn cứ khoa học, hợp lý, tạo nên khuôn khổ pháp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, nhanh nhạy, thông suốt của bộ máy quản lý.

- Đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ.

- Tổng thể các điều kiện vật chất, kỹ thuật, tài chính cần và đủ để đảm bảo cho hoạt động công vụ có hiệu quả

Năng lực quản lý của Nhà nƣớc phụ thuộc vào chất lƣợng tổng hòa của các yếu tố trên, nó quyết định hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc trong đó có hiệu lực và hiệu quả trong quản lý đầu tƣ công.

Đây là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả quản lý đầu tƣ và kết quả đạt đƣợc của dự án. Để dự án đạt đƣợc kết quả mong muốn, các cơ quan

thực hiện đầu tƣ công và quản lý đầu tƣ công cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa các yếu tố thể chế, tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức (sự hiểu biết, trình độ, năng lực). Phải đảm bảo những ngƣời phụ trách chính trong dự án có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của dự án.

Ngoài yếu tố năng lực của cơ quan quản lý Nhà nƣớc thì năng lực của các nhà thầu tƣ vấn, nhà thầu xây dựng, giám sát cũng là những nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý đầu tƣ từ ngân sách địa phƣơng. Hiện nay năng lực của nhiều nhà thầu tƣ vấn, xây lắp còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về chất và lƣợng. Hệ quả là sự yếu kém này ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến độ, chất lƣợng và hiệu quả của các dự án đầu tƣ công.

Theo kết quả điều tra có 91% cho rằng năng lực quản lý của cơ quan Nhà nƣớc có ảnh hƣởng tới việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng.

1.3.2. Nguồn kinh phí

Kinh phí là nhân tố không thể thiếu khi thực hiện bất kỳ một dự án đầu tƣ công hay tƣ nhân. Khi muốn thực hiện mọi công việc đều phải lên kế hoạch chuẩn bị đáp ứng đầy đủ kinh phí cho hoạt động của nó. Đối với các hoạt động đầu tƣ từ nguồn ngân sách địa phƣơng, chủ yếu là đầu tƣ xây dựng cơ bản có đặc điểm thời gian đầu tƣ kéo dài nên vấn đề kinh phí lại càng cần quan tâm chặt chẽ. Do nguồn ngân sách Trung ƣơng nói chung hay địa phƣơng nói riêng thƣờng phải chi đồng thời cho nhiều nội dung khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên việc đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động đầu tƣ diễn ra đúng tiến độ là vô cùng quan trọng.

Thực tế hiện nay, việc phân bổ vốn đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ vẫn chƣa hợp lý, chƣa tính đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ, đến khi triểu khai xây dựng dự án thì mới đƣợc tính toán. Đa số các dự án đều vƣợt thời gian cân đối vốn theo quy định. Điều này ảnh hƣởng đến tiến độ thi công, tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ, tăng các nguy cơ, rủi ro đối với dự án, gây lãng phí và giảm hiệu quả quản lý.

Tiến độ giải ngân của đa số các dự án đầu tƣ còn chậm cho dù hiện nay các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đã có nhiều văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo cụ thể. Điều này là do cơ chế chính sách, thủ tục đầu tƣ chƣa đảm bảo, việc phân bổ vốn cho các dự án vẫn chƣa hợp lý. Công tác quyết toán vốn đầu tƣ còn chậm, một số dự án đã hoàn thành đƣa vào sử dụng rất lâu nhƣng các chủ đầu tƣ vẫn chƣa nộp báo cáo quyết toán hoặc đã nộp nhƣng hồ sơ quyết toán chƣa đƣợc thẩm tra, phê duyệt trong năm tài chính vẫn còn nhiều. Những thực tế này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý đầu tƣ công.

Theo kết quả điều tra (tại phụ lục số 01) có 100% cho rằng nguồn kinh phí của cơ quan Nhà nƣớc có ảnh hƣởng tới việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng.

1.3.3. Thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật

Việc thực hiện đầu tƣ công liên quan rất nhiều đến cơ chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, quản lý Ngân sách. Về nguyên tắc, các thủ tục hành chính cần tạo ra sự ổn định và rành mạch cho hoạt động quản lý, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án đƣợc thuân lợi. Các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, đảm bảo định hƣớng cho hoạt động của dự án công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Hiện nay, Chính phủ đang từng bƣớc hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn công tác đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc,cải thiện chính sách và cơ chế để tƣ vấn, giám sát và quản lý dự án theo hƣớng minh bạch hơn, xác định cụ thể trách nhiệm của từng khu vực, từng cấp, đồng thời tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và khắc phục các dự án thiếu hiệu quả, các khoản đầu tƣ không nằm trong quy hoạch tổng thể, thất thoát, tham nhũng. Tuy nhiên, nhìn chung các thủ tục hành chính và các quy định trong quản lý đầu tƣ công ở nƣớc ta còn chậm, thiếu và không đồng bộ. Sự thống nhất giữa các thủ tục hành chính, quy định của pháp luật trong lĩnh vực này và

cơ chế tổ chức, quản lý bộ máy vận hành chúng chƣa cao. Thực tế cho thấy nhu cầu và sự chín muồi cấp bách cần có Luật Đầu tƣ công làm căn cứ pháp lý và cơ sở chung thực hiện phối hợp chính sách trong quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tƣ công.

Theo kết quả điều tra (tại phụ lục số 01) có 47% cho rằng thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật có ảnh hƣởng và 53% ý kiến cho rằng không ảnh hƣởng tới việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng.

1.3.4. Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị và các yếu tố môi trường tự nhiên

Các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tiến bộ khoa học-công nghệ, vị trí địa lý, môi trƣờng nơi thực hiện dự án... đều có ảnh hƣởng đến công tác quản lý và kết quả đạt đƣợc của dự án đầu tƣ. Những yếu tố này khi có biến động đôi khi dẫn đến việc phải điều chỉnh dự án hoặc ngƣng không thực hiện dự án nữa do không còn phù hợp với tình hình thực tế.

Sản phẩm của dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc chủ yếu là các công trình xây dựng cơ bản. Với đặc điểm thời gian tiến hành một dự án đầu tƣ dài, các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó đƣợc tạo dựng lên do đó các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hƣởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tƣ cũng nhƣ quản lý dự án.

Có thể thấy hiện nay, kinh tế Việt Nam chịu tác động bởi hai yếu tố: nội lực nền kinh tế còn nhiều hạn chế và những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Thực tế là nền kinh tế thế giới đang có sự suy giảm và nhiều biến động từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến nay. Sự suy giảm này có tác động lớn đến thị trƣờng xuất khẩu của Việt Nam cũng nhƣ giá cả của các đầu vào nhập khẩu quan trọng trong đời sống cũng nhƣ sản xuất. Những tác động này làm cho cơ chế, chính sách tiền lƣơng, nhân công, ca máy thay đổi liên tục trọng thời gian qua, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý các dự án đầu tƣ công.

1.3.5. Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan

Sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện dự án. Các dự án công bị ngƣời dân phản đối, gây chậm trễ ngay từ khâu giải phóng mặt bằng sẽ gặp nhiều khó khăn về sau. Bên cạnh đó mỗi dự án đƣợc thực hiện sẽ mang lại lợi ích và bất lợi cho những nhóm đối tƣợng khác nhau và do đó cũng nhận đƣợc sự ủng hộ và phản đối của các nhóm đối tƣợng tƣơng ứng.

Sự ủng hộ hay phản đối này có ảnh hƣởng lớn nhất là đến tiến độ thực hiện dự án, nếu không dự báo đƣợc trƣớc và có những chuẩn bị tốt để kịp thời xử lý sẽ gây thất thoát, lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nƣớc.

Mặt khác nếu ta làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện đúng, đầy đủ các trình tự theo quy định thì sẽ tránh đƣợc tình trạng trên và tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của ngƣời dân tại nơi dự án đƣợc thực hiện cũng nhƣ các nhóm lợi ích có liên quan trong xã hội.

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng và bài học cho thị xã sông công trong việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng trong việc quản lý đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng

ịa phương về công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương

công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện chƣơng trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều đổi mới; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng cao. Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn từ 17,28 triệu đồng (năm 2011) tăng lên 21,9 triệu đồng (năm 2012) và đạt trên 27 triệu đồng/ngƣời năm 2013. Hạ tầng thiết yếu đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng; hệ thống điện lƣới, viễn thông đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống nhân dân; mạng lƣới chợ nông thôn đƣợc nâng cấp, xây mới, góp phần phục vụ nhu cầu trao

đổi, lƣu thông hàng hóa, mở rộng thị trƣờng. Sự nghiệp văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa đƣợc triển khai tích cực. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ và nhân dân đƣợc quan tâm. Hệ thống quản lý, thực hiện Chƣơng trình XDNTM của các cấp đã đƣợc thành lập, kiện toàn, đi vào hoạt động hiệu quả. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ công chức các cấp và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có sự thay đổi rõ rệt; vai trò chủ thể của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới đã từng bƣớc đƣợc xác định rõ ràng; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ƣơng, tỉnh đƣợc triển khai kịp thời, sâu rộng qua các đề án, chƣơng trình, kế hoạch cụ thể.

Thực tiễn cho thấy, địa phƣơng nào có cán bộ chủ chốt thông hiểu, trách nhiệm, tâm huyết, chú ý công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho ngƣời dân, tạo ra đƣợc sự đồng thuận cao thì sẽ dễ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và đều đạt kết quả cao trong thực hiện các tiêu chí. Tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)