3. Các kiến nghị
3.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Thứ nhất, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) cần xem xét, chỉnh sửa quy chế cho vay linh hoạt hơn nhất là quy định về điều kiện thu nhập, tài chính và tài sản bảo đảm (lƣu ý đối với tài sản bảo đảm thuộc các dự án chƣa ký hợp đồng hợp tác giữa chủ đầu tƣ với VIB). Về điều kiện thu nhập, tài chính có thể chấp nhận các nguồn thu nhập của cá nhân khó chứng minh nhƣ: nguồn thu nhập từ việc làm không có hợp đồng lao động nhƣng có tính ổn định trong vòng 12 tháng gần nhất, nguồn thu từ kinh doanh ổn định trong 12 tháng gần nhất nhƣng không có đăng ký kinh doanh (nếu ngành nghề kinh doanh không bị
77
pháp luật quy định phải có đăng ký kinh doanh), chấp nhận nguồn thu nhập của cá nhân có hợp đồng lao động dƣới 12 tháng hoặc mới ký hợp đồng lao động dƣới 6 tháng. Về TSBĐ, VIB nên bỏ các quy định về diện tích tối thiểu của bất động sản và độ rộng của đƣờng, ngõ vào bất động sản tại các quận của Hà Nội. VIB cần xem xét nhận thế chấp các bất động sản dự án chƣa ký hợp đồng hợp tác với chủ đầu tƣ nhƣng đã hoàn thiện trên 80% khối lƣợng xây dựng của dự án, nhất là các dự án có giá bán từ 18-25 triệu đồng/m2, đây là các dự án có giá tốt, thanh khoản cao.
Thứ hai, VIB cần điều chỉnh lại quy trình phê duyệt tín dụng để rút ngắn thời gian phê duyệt tín dụng xuống dƣới 1,5 ngày làm việc. Việc thời gian phê duyệt tín dụng kéo dài thƣờng do thiếu sự ăn khớp giữa ĐVKD và cấp phê duyệt tín dụng về thông tin khách hàng, hồ sơ tín dụng cần cung cấp, bổ sung thêm. Do đó cần chuẩn hóa lại và quy định rõ thông tin nào, hồ sơ nào mà ĐVKD phải cung ứng khi gửi đề xuất tín dụng và cấp phê duyệt tín dụng không cần phải yêu cầu bổ sung thêm trƣớc khi ra quyết định phê duyệt vì việc ĐVKD phải bổ sung thêm hồ sơ sẽ mất thêm nhiều thời gian.
Thứ ba, VIB nên thay đổi chính sách, nâng cao hơn nữa vai trò của bộ phận Quan hệ đối tác nhà đất thuộc Hội sở để mở rộng, tiếp cận với các dự án BĐS ngay từ ban đầu. Có nhiều dự án bất động sản mà VIB và đối tác chỉ ký hợp đồng hợp tác khi dự án đã hoàn thiện gần hết khi đó số lƣợng khách hàng có thể khai thác sẽ thấp vì các đối thủ khác đã cho vay từ trƣớc. Do đó khi VIB ký hợp đồng hợp tác từ lúc khởi công sẽ có nhiều cơ hội cho khách hàng vay vốn ngay từ ban đầu của dự án. Ngoài việc tạo điều kiện cho các ĐVKD phát triển hoạt động cho vay thì VIB cần có chính sách xử lý nợ xấu mạnh mẽ hơn nữa để giúp VIB Mỹ Đình thu hồi các khoản nợ quá hạn để tăng doanh thu cho đơn vị. VIB nên thành lập một nhóm cán bộ chuyên trách, thu hồi các khoản nợ
78
quá hạn trên 90 ngày tại VIB Mỹ Đình để các QLKH dành thời gian phát triển hoạt động cho vay.
Thứ tư, VIB cần xây dựng mối quan hệ tốt với các chủ đầu tƣ, đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành viên của Ban điều hành ngân hàng với các lãnh đạo chủ chốt của các dự án bất động sản. Các lãnh đạo chủ chốt của hai bên thƣờng xuyên gặp gỡ, trao đổi sẽ tạo nhiều điều kiện cho các đơn vị cấp dƣới phối hợp với nhau tốt hơn để thúc đẩy doanh số bán hàng cho cả hai bên.
Thứ năm, VIB nên ban hành các chính sách cho vay mua nhà đất dành riêng cho các cá nhân là cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp, đối tác lớn đang có quan hệ tín dụng hoặc sử dụng dịch vụ với VIB nhƣ: Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty đƣờng sắt Việt Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam…đây là những doanh nghiệp nhà nƣớc lớn có hàng ngàn cán bộ nhân viên đang làm việc tại nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc trong đó tập trung nhiều tại Hà Nội, nên khả năng cho vay rất lớn. Nếu VIB có những chính sách ƣu đãi cho các đối tƣợng khách hàng này sẽ tạo nhiều thuận lợi để VIB Mỹ Đình tăng doanh số cho vay mua nhà đất trong thời gian tới.
Thứ sáu, khối NHBL VIB thƣờng xuyên gặp gỡ chia sẻ khó khăn, động viên kịp thời với các ĐVKD đồng thời xây dựng các chƣơng trình khen thƣởng các cán bộ có thành tích tốt để khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao năng suất lao động đối với từng cá nhân. Các hoạt động này giúp cho các phòng ban của khối NHBL và các ĐVKD hiểu nhau hơn, phối hợp tốt hơn trong công việc đồng thời khối NHBL có thể điều chỉnh kịp thời các bất cập về sản phẩm, chính sách hoặc tác động của thị trƣờng trong phạm vi chức năng của mình.
79