Khái niệm phát triển hoạt động cho vay mua nhà đất

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay mua nhà đất tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Phòng giao dịch Mỹ Đình (Trang 35)

1.3.1. Khái niệm phát triển

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui (2010) phát triển là khái niệm dùng để chỉ những vận động theo chiều hƣớng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Theo quan điểm này, phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung. Nó chỉ khái quát xu hƣớng chung của sự vận động – xu hƣớng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Trong quá trình phát triển của mình trong sự vật sẽ hình

23

thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phƣơng thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hƣớng ngày càng hoàn thiện hơn.

1.3.2. Khái niệm hoạt động cho vay mua nhà đất

Từ khái niệm về cho vay mua nhà đất, trong khuôn khổ đề tài này „„Hoạt động cho vay mua nhà đất‟‟ có thể đƣợc hiểu là quá trình thực hiện các nghiệp vụ cần thiết nhằm mục đích chuyển vốn từ ngân hàng tới các khách hàng cá nhân, hộ gia đình để tài trợ cho mục đích mua nhà đất và kèm theo các điều kiện.

Từ hai khái niệm trên thì „„Phát triển hoạt động cho vay mua nhà đất‟‟ có thể đƣợc hiểu là: Việc thúc đẩy sự tăng trƣởng về dƣ nợ và số lƣợng khoản vay mua nhà đất một cách hiệu quả.

Trong khái niệm trên thì „„Hiệu quả‟‟ đƣợc hiểu là ngoài việc tăng trƣởng số lƣợng và dƣ nợ khoản vay theo định hƣớng đã đặt ra thì cần phải có sự ổn định về chất lƣợng tín dụng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ thu lãi ở mức dự kiến. Hiệu quả ở đây cũng có nghĩa là sự tăng trƣởng về doanh số tƣơng ứng với lợi ích mà ngân hàng có thể thu đƣợc và rủi ro mà ngân hàng có thể tránh đƣợc.

1.4. Chỉ tiêu đánh giá việc phát triển hoạt động cho vay mua nhà đất

Theo tác giả Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hoạt động tín dụng trong ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng 5 chỉ tiêu tài chính cơ bản nhất để đánh giá việc phát triển trong hoạt động cho vay mua nhà đất tại VIB Mỹ Đình nhƣ sau:

24

1.4.1. Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ (%)

(Dƣ nợ năm nay - Dƣ nợ năm trƣớc)

Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ = --- x100% Dƣ nợ năm trƣớc

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong vệc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả.

1.4.2. Tỷ lệ thu lãi (%)

Tổng lãi đã thu trong năm

Tỷ lệ thu lãi = --- x 100% Tổng lãi phải thu trong năm

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng nhƣ tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt, ngƣợc lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng. Thông thƣờng tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt.

25

1.4.3. Tỷ lệ Dƣ nợ/Tổng nguồn vốn ( % )

Chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng càng cao, ngƣợc lại thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hƣởng đến doanh thu cũng nhƣ tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

1.4.4. Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = --- x 100% Tổng dƣ nợ

Đây là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngƣợc lại. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

1.4.5. Số khách hàng đƣợc vay vốn

Chỉ tiêu này phản ánh số lƣợng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.

1.5. Phƣơng pháp phân tích theo mô hình SWOT

Phƣơng pháp này đƣợc tham khảo trên internet từ Saga (2014). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.1. Lịch sử hình thành mô hình SWOT

Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và đƣợc tiến hành tại Viện nghiên cứu Standford trong những năm 60 - 70 (thế kỷ XX), nhằm tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế

26

hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.

1.5.2. Đặc điểm mô hình SWOT

Hình 1.1Cấu trúc mô hình SWOT

Trong mô hình trên, Strength và Weakness là các yếu tố từ bên trong của tổ chức, Opportunity và Threat là các vấn đề bên ngoài tác động tới tổ chức, cụ thể:

S: Strength (Điểm mạnh): duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy, là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng, là việc xác định lợi thế của mình là gì? công việc nào mình làm tốt nhất? nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? ƣu thế mà ngƣời khác thấy đƣợc ở mình là gì? phải xem xét vấn đề từ trên phƣơng diện bản thân và của ngƣời khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ƣu thế thƣờng đƣợc hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng

27

hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lƣợng cao thì một quy trình sản xuất với chất lƣợng nhƣ vậy không phải là ƣu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trƣờng.

W: Weakness (Điểm yếu): điểm khuyết; có thể cải thiện điều gì? công việc nào mình làm tồi nhất? cần tránh làm gì? phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Ngƣời khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

O: Opportunity (Cơ hội, thời cơ, đánh giá một cách lạc quan) là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát đƣợc, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công; cơ hội tốt đang ở đâu? xu hƣớng đáng quan tâm nào mình đã biết? cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trƣờng dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nƣớc có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang…, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phƣơng thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ƣu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ƣu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngƣợc lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ đƣợc chúng.

T: Threat (Mối đe dọa, thách thức hay các trở ngại) là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp, mức độ ảnh hƣởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến, nó bao gồm: những trở ngại đang phải? các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? các phân tích này thƣờng giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

28

SO: Strength - Opportunity: Là sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội, mục tiêu của sự kết hợp này là sử dụng điểm mạnh của tổ chức mình để khai thác có hiệu quả nhất các cơ hội hiện có trên thị trƣờng.

WO: Weakness - Opportunity: Sự kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội, đây là sự kết hợp nhằm tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu.

ST: Strength - Threat: Sự kết hợp chiến lƣợc điểm mạnh và nguy cơ bằng cách dựa vào điểm mạnh của mình để khắc phục hoặc hạn chế tổn thất do nguy cơ ngƣời ta đƣa ra.

WT: Weakness - Threat: Sự kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ, đây là sự cố gắng lớn của doanh nghiệp nhằm nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp ở những khâu, những bộ phận còn yếu kém và cố gắng khắc phục, hạn chế tổn thất do nguy cơ gây ra.

Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strength và Weakness) và bên ngoài (Opportunity và Threat) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Các luận văn có đề tài liên quan 2.1. Các luận văn có đề tài liên quan

Trong các năm qua có nhiều tác giả đã nghiên cứu các vấn đề liên quan tới ngân hàng ở mức độ bao quát nhƣ: “Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 1” của Trần Ngọc Minh, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011, “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Công ty tài chính cổ phần dệt may Việt Nam‟‟ của Lê Hồng Nga, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012, “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam‟‟ của Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm

29

2012 và “Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm‟‟ của Nguyễn Thị Thanh Hòa, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012. Bốn tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề chung nhất trong hoạt động cho vay tiêu dùng và ngân hàng bán lẻ, các vấn đề này cũng liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay mua nhà đất tuy nhiên nội dung và kết quả của các nghiên cứu trên chỉ giải quyết vấn đề tổng thể cho một nhóm gồm nhiều đối tƣợng và chƣa có các giải pháp riêng biệt cho một đối tƣợng sản phẩm, dịch vụ cụ thể nhƣ cho vay mua nhà đất. Về tổng thể thì bốn tác giả đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau: Về lý thuyết thì tác giả Lê Hồng Nga (2012) đã đề cập đến một số đặc điểm của cho vay mua nhà ở, đất ở đang áp dụng tại Công ty tài chính cổ phần dệt may Việt Nam. Tác giả Trần Ngọc Minh (2011) đã nêu đƣợc đặc điểm của cho vay tiêu dùng, các phƣơng thức cho vay tiêu dùng và các nhân tố ảnh hƣởng đến cho vay tiêu dùng trong đó bao gồm sản phẩm cho vay mua nhà đất.

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012) và tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa (2012) đã trình bày lý thuyết về NHBL, các sản phẩm, dịch vụ của NHBL. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012) đã đánh giá ƣu, nhƣợc điểm cùa tổng thể các sản phẩm, dịch vụ NHBL của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, đặc biệt đã nêu ra tầm quan trọng của hoạt động cho vay mua nhà đất (với dƣ nợ chiếm tới 40% tỷ trọng cho vay của NHBL) giai đoạn 2009-2011. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa (2012) đã làm nổi bật đƣợc vai trò của dịch vụ NHBL đối với sự phát triển của ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay mua nhà đất.

Về kết quả nghiên cứu, tác giả Trần Ngọc Minh (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng bao gồm hoạt động cho vay mua nhà đấttại Sở giao dịch 1, Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam, giai đoạn 2008-2011.ừ đó đƣa ra một số giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1, Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam.

30

Đối với sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở tác giả đề xuất các giải pháp nhƣ: Sở giao dịch 1 tiếp cận trực tiếp các chủ đầu tƣ của các dự án nhà ở, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện để tăng cơ hội tìm kiếm khách hàng và thuận lợi trong qua trùnh thẩm định cho vay. Sở giao dịch 1 đặt các bàn quầy tƣ vấn tại các khu đô thị mới, các tòa nhà trung cƣ đang chào bán để nhân viên ngân hàng có thể tƣ vấn trực tiếp sản phẩm, hỗ trợ khách hàng đi tham quan dự án. Chi nhánh cần quan tâm đến việc xây dựng các cơ chế chi trả hoa hồng cho nhân viên môi giới bất động sản của các đối tác.

Lê Hồng Nga (2012) đã làm rõ đƣợc khó khăn, hạn chế và rủi ro của Công ty tài chính cổ phần dệt may Việt Nam trong việc triển khai và phát triển cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà ở, đất ở qua đó thể hiện một tầm nhìn thực tế về cho vay tiêu dùng tại các Công ty tài chính hiện nay. Tác giả cũng phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động cho vay của Công ty tài chính cổ phần dệt may Việt Nam và đƣa ra những đề xuất góp phần phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng bao gồm cho vay mua nhà ở, đất ở tại các công ty tài chính Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012) đã đƣa một số giải pháp nhằm hoàn thiện và hạn chế những ngƣợc điểm trong quá trình phát triển dịch vụ NHBL bao gồm hoạt động cho vay mua nhà đất tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.

Để thực hiện nghiên cứu bốn tác giả đều sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính truyền thống, chủ yếu dựa trên các lý thuyết về tổng hợp, so sánh, phân tích, diễn giải, thu thập dữ liệu ở dạng thứ cấp. Cả bốn luận văn đều chƣa thiết kế đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể và chƣa nói rõ phần nào áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu gì do đó chƣa mang lại tính khoa học cao. Các tác giả cũng chƣa có phần tổng quan tài liệu rõ ràng và không nói rõ nguồn gốc của các khái niệm, định nghĩa trong luận văn mà chỉ liệt kê danh mục các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

tài liệu tham khảo làm cho ngƣời đọc khó xác định đƣợc phần nào là ý kiến của tác giả và phần nào là thông tin trích dẫn, tham khảo từ các tài liệu.

2.2. Những kết qủa có thể kế thừa

Từ kết quả nghiên cứu của bốn luận văn trên có một số nội dung có thể

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay mua nhà đất tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Phòng giao dịch Mỹ Đình (Trang 35)