Hoạt động cho vay tiêu dùng tại 03 ĐVKD

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay mua nhà đất tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Phòng giao dịch Mỹ Đình (Trang 70)

3. Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà đấttại VIB Mỹ Đình

3.4.Hoạt động cho vay tiêu dùng tại 03 ĐVKD

- Để thấy rõ thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VIB Mỹ Đình, học viên sẽ so sánh số liệu về dƣ nợ của VIB Mỹ Đình với VIB Cầu Giấy và VIB Hoàng Quốc Việt. Đây là ba đơn vị trong cùng hệ thống VIB, có trụ sở gần nhau, cơ cấu tổ chức, hoạt động và nhân sự khá tƣơng đồng.

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: BC KQHĐKD của VIB Mỹ Đình, VIB Cầu Giấy, VIB HQV từ 2011- 2014

Hình 3.12 Cho vay tiêu dùng tại 03 ĐVKD từ 2011-2014

- Số liệu thống kê cho thấy dƣ nợ cho vay mua nhà đất chiếm tới hơn 80% tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng tại ba đơn vị, tiếp đến là cho vay mua ôtô. Sau khi sát nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội vào tháng 8/2008 thì việc xây dựng thêm các khu dân cƣ mới càng diễn ra mạnh mẽ hơn nên nhu cầu vay vốn mua bất động sản cũng rất lớn. Mặt khác thì thu nhập bình quân đầu ngƣời ở Hà Nội

125 83 94 116 98 90 81 85 57 78 79 51 5 25 8 4 21 7 3 17 5 3 13 4 54 123 116 63 92 95 32 62 42 42 85 52 139 123 119 129 130 111 89 110 68 87 105 62 VIB Mỹ Đình VIB Cầu Giấy VIB HQV VIB Mỹ Đình VIB Cầu Giấy VIB HQV VIB Mỹ Đình VIB Cầu Giấy VIB HQV VIB Mỹ Đình VIB Cầu Giấy VIB HQV

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

58

cao hơn nhiều vùng miền khác và tập trung nhiều ngƣời có tiềm lực tài chính nên có nhiều khoản vay mua nhà đất có dƣ nợ lớn. Từ các dữ liệu trên cho ta thấy hoạt động cho vay nhà đất đóng vai trò quan trọng tại VIB Mỹ Đình và hai đơn vị còn lại.

- Từ cuối năm 2011 lãi suất cho vay bất động sản đã tăng và bắt đầu có dấu hiệu bong bóng bất động sản nên năm 2012 VIB Mỹ Đình đã bị giảm 7% dƣ nợ cho vay bất động sản đây là đơn vị giảm mạnh nhất trong 3 đơn vị. Nhiều khách hàng đã tất toán trƣớc hạn hoặc bán chính bất động sản họ đã mua và đang thế chấp cho VIB để thanh lý khoản vay. Điều này gây ra hai vấn đề: thứ nhất làm cho dƣ nợ của VIB Mỹ Đình giảm nhanh (bởi dƣ nợ bình quân các khoản vay lớn) ảnh hƣởng đến doanh thu, lợi nhuận và quan trọng hơn là mất đi một số các khách hàng chất lƣợng. Thứ hai là ảnh hƣởng ở tầm vĩ mô hơn nếu các khách hàng khác cũng quyết định bán đi bất động sản để trả nợ cho các khoản vay thì bất động sản sẽ giảm giá nhanh bởi cung lớn hơn cầu. Đây là một trong những khoảng thời gian VIB Mỹ Đình gặp nhiều khó khăn nhất trong hoạt động cho vay mua nhà đất.

- Năm 2013 dƣ nợ cho vay của 3 đơn vị đã bị sụt giảm rất mạnh, trong đó cho vay mua nhà đất của VIB Mỹ Đình giảm 30%, VIB Cầu Giấy giảm 13%, VIB Hoàng Quốc Việt giảm 36%. Nhƣ vậy, dƣ nợ cho vay mua nhà đất của VIB Mỹ Đình đã giảm 1/3 so với năm 2012, về tỷ lệ giảm chỉ thua VIB Hoàng Quốc Việt nhƣng xét về giá trị dƣ nợ giảm thì VIB Mỹ Đình đứng đầu 3 đơn vị. Tuy năm 2013 lãi suất cho vay đã hạ nhiệt so với năm 2012 nhƣng vẫn ở dƣới mức kỳ vọng của nhiều khách hàng bởi nền kinh tế vẫn chƣa có sự khởi sắc, thu nhập và tâm lý của ngƣời dân đã bị giảm sút nhiều so với trƣớc năm 2012. Sụt giảm mạnh dƣ nợ bất động sản trong năm 2013 là hệ quả của việc phát triển quá nóng thị trƣờng nhà đất từ các năm trƣớc, đây cũng là xu hƣớng chung của toàn ngành ngân hàng. Khoảng thời gian này có rất nhiều khoản

59

vay bất động sản ở một trong hai trạng thái: hoặc tất toán trƣớc hạn hoặc chuyển nợ xấu trong khi các khoản vay mới rất ít.

- Sau 2 năm liên tục giảm dƣ nợ và gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay bất động sản thì đến hết tháng 12/2014 VIB Mỹ Đình và 2 đơn vị còn lại vẫn chƣa thúc đẩy đƣợc sự tăng trƣởng dƣ nợ nhƣ kỳ vọng. Mặc dù thị trƣờng bất động sản đã có nhiều thông tin hỗ trợ cùng với một số tín hiệu khởi sắc trong giao dịch, chào bán nhƣng vẫn chƣa giúp cho VIB Mỹ Đình tăng đƣợc doanh số cho vay, thể hiện ở một số khó khăn nhƣ: Nhu cầu vay vốn của ngƣời tiêu dùng hạn chế trong khi nhiều ngân hàng cạnh tranh khốc liệt để đẩy nguồn vốn đang dƣ thừa ra thị trƣờng. Nhu cầu vay vốn nhiều nhất lại tập trung ở những phân khúc khách hàng có thu nhập thấp, trung bình thuộc những dự án xa trung tâm, không phải đối tƣợng mục tiêu của VIB (trong 2 năm gần nhất VIB chỉ ký hợp đồng hợp tác cho vay với một số dự án lớn tại khu vực Nà Nội nhƣ: Mulberry Lane tại Hà Đông, Time City tại Minh Khai, Ecopark tại Văn Giang, Royal City tại Thanh Xuân, Hòa Bình Green City tại Minh Khai… đây là các dự án cao cấp hoặc tiện cận cao cấp đƣợc rất nhiều ngân hàng ký hợp đồng hợp tác từ khi mới khởi công). Từ năm 2013 đến nay VIB ngày càng nâng cao mức độ nhận diện rủi ro vì vậy quy chế cho vay chặt chẽ hơn, yêu cầu về hồ sơ vay vốn ngày càng khắt khe nên tỷ lệ khách hàng đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra ngày càng thấp. Bên cạnh đó, sau 2 năm liên tục từ 2012 – 2013 lãi suất cho vay tăng cao kết hợp với nhiều yếu tố bất lợi khác đã làm rất nhiều khách hàng bị phá sản, suy kiệt tài chính hoặc bị nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng và không đủ điều kiện để vay vốn càng làm cho nguồn cung khách hàng bị hạn chế đối với cả VIB Mỹ Đình và các đơn vị khác.

- Nhìn chung các năm 2011, 2012, 2013 và 2014 thì 3 đơn vị đều duy trì đƣợc doanh số cho vay mua nhà đất ở tỷ lệ cao nhất so với các sản phẩm tiêu dùng

60

khác. Về mặt tích cực thì điều đó chứng tỏ cho vay mua nhà đất là trụ cột trong danh mục cho vay tiêu dùng tại 3 đơn vị nói chung và VIB Mỹ Đình nói riêng. Nhƣng ngƣợc lại sự tập trung quá lớn vào dƣ nợ của sản phẩm cho vay mua nhà đất lại tạo ra sự phụ thuộc không nhỏ trong hoạt động chung của 3 đợn vị và có thể gây hiệu ứng không tốt khi thị trƣờng bất động có hiện tƣợng bong bóng hoặc đóng băng, giao dịch hạn chế dẫn tới khả năng cho vay mua nhà đất giảm và rủi ro của các khoản nợ này tăng. Bên cạnh đó các chính sách vĩ mô của VIB rất khó có thể thay đổi ngay lập tức để phù hợp với tình hình kinh doanh của các đơn vị nên khi có sự biến động của thị trƣờng BĐS thì VIB Mỹ Đình rất khó xoay sở để thích nghi với tình hình mới.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay mua nhà đất tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Phòng giao dịch Mỹ Đình (Trang 70)