2.1. Các luận văn có đề tài liên quan
Trong các năm qua có nhiều tác giả đã nghiên cứu các vấn đề liên quan tới ngân hàng ở mức độ bao quát nhƣ: “Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 1” của Trần Ngọc Minh, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011, “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Công ty tài chính cổ phần dệt may Việt Nam‟‟ của Lê Hồng Nga, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012, “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam‟‟ của Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm
29
2012 và “Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm‟‟ của Nguyễn Thị Thanh Hòa, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012. Bốn tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề chung nhất trong hoạt động cho vay tiêu dùng và ngân hàng bán lẻ, các vấn đề này cũng liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay mua nhà đất tuy nhiên nội dung và kết quả của các nghiên cứu trên chỉ giải quyết vấn đề tổng thể cho một nhóm gồm nhiều đối tƣợng và chƣa có các giải pháp riêng biệt cho một đối tƣợng sản phẩm, dịch vụ cụ thể nhƣ cho vay mua nhà đất. Về tổng thể thì bốn tác giả đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau: Về lý thuyết thì tác giả Lê Hồng Nga (2012) đã đề cập đến một số đặc điểm của cho vay mua nhà ở, đất ở đang áp dụng tại Công ty tài chính cổ phần dệt may Việt Nam. Tác giả Trần Ngọc Minh (2011) đã nêu đƣợc đặc điểm của cho vay tiêu dùng, các phƣơng thức cho vay tiêu dùng và các nhân tố ảnh hƣởng đến cho vay tiêu dùng trong đó bao gồm sản phẩm cho vay mua nhà đất.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012) và tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa (2012) đã trình bày lý thuyết về NHBL, các sản phẩm, dịch vụ của NHBL. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012) đã đánh giá ƣu, nhƣợc điểm cùa tổng thể các sản phẩm, dịch vụ NHBL của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, đặc biệt đã nêu ra tầm quan trọng của hoạt động cho vay mua nhà đất (với dƣ nợ chiếm tới 40% tỷ trọng cho vay của NHBL) giai đoạn 2009-2011. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa (2012) đã làm nổi bật đƣợc vai trò của dịch vụ NHBL đối với sự phát triển của ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay mua nhà đất.
Về kết quả nghiên cứu, tác giả Trần Ngọc Minh (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng bao gồm hoạt động cho vay mua nhà đấttại Sở giao dịch 1, Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam, giai đoạn 2008-2011.ừ đó đƣa ra một số giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1, Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam.
30
Đối với sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở tác giả đề xuất các giải pháp nhƣ: Sở giao dịch 1 tiếp cận trực tiếp các chủ đầu tƣ của các dự án nhà ở, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện để tăng cơ hội tìm kiếm khách hàng và thuận lợi trong qua trùnh thẩm định cho vay. Sở giao dịch 1 đặt các bàn quầy tƣ vấn tại các khu đô thị mới, các tòa nhà trung cƣ đang chào bán để nhân viên ngân hàng có thể tƣ vấn trực tiếp sản phẩm, hỗ trợ khách hàng đi tham quan dự án. Chi nhánh cần quan tâm đến việc xây dựng các cơ chế chi trả hoa hồng cho nhân viên môi giới bất động sản của các đối tác.
Lê Hồng Nga (2012) đã làm rõ đƣợc khó khăn, hạn chế và rủi ro của Công ty tài chính cổ phần dệt may Việt Nam trong việc triển khai và phát triển cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà ở, đất ở qua đó thể hiện một tầm nhìn thực tế về cho vay tiêu dùng tại các Công ty tài chính hiện nay. Tác giả cũng phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động cho vay của Công ty tài chính cổ phần dệt may Việt Nam và đƣa ra những đề xuất góp phần phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng bao gồm cho vay mua nhà ở, đất ở tại các công ty tài chính Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012) đã đƣa một số giải pháp nhằm hoàn thiện và hạn chế những ngƣợc điểm trong quá trình phát triển dịch vụ NHBL bao gồm hoạt động cho vay mua nhà đất tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
Để thực hiện nghiên cứu bốn tác giả đều sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính truyền thống, chủ yếu dựa trên các lý thuyết về tổng hợp, so sánh, phân tích, diễn giải, thu thập dữ liệu ở dạng thứ cấp. Cả bốn luận văn đều chƣa thiết kế đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể và chƣa nói rõ phần nào áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu gì do đó chƣa mang lại tính khoa học cao. Các tác giả cũng chƣa có phần tổng quan tài liệu rõ ràng và không nói rõ nguồn gốc của các khái niệm, định nghĩa trong luận văn mà chỉ liệt kê danh mục các
31
tài liệu tham khảo làm cho ngƣời đọc khó xác định đƣợc phần nào là ý kiến của tác giả và phần nào là thông tin trích dẫn, tham khảo từ các tài liệu.
2.2. Những kết qủa có thể kế thừa
Từ kết quả nghiên cứu của bốn luận văn trên có một số nội dung có thể kế thừa cho luận văn mà học viên đang thực hiện nhƣ: Một số lý thuyết về NHBL, dịch vụ NHBL, cho vay tiêu dùng và cho vay mua nhà đất các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng bao gồm cho cho vay mua nhà đất tại ngân hàng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện và hạn chế những nhƣợc điểm trong quá trình phát triển dịch vụ NHBL cũng nhƣ cho vay mua nhà đất. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng tốt cho các đối tƣợng là: “Toàn bộ hoạt động cho vay tiêu dùng‟‟ hoặc “Toàn bộ sản phẩm, dịch vụ NHBL‟‟ tại một số ngân hàng và chƣa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt về hoạt động cho vay mua nhà đất tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Mỹ Đình. Vì vậy, luận văn “Phát triển hoạt động cho vay mua nhà đất tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Phòng giao dịch Mỹ Đình” đã đƣợc lựa chọn để tiếp tục nghiên cứu theo hƣớng tập trung sâu vào việc tìm ra các giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động cho vay mua nhà đất tại VIB Mỹ Đình.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 của luận văn bao gồm nội dung chính là trình bày các lý thuyết cơ bản liên quan đến cho vay tiêu dùng trong đó có cho vay mua nhà đất. Bên cạnh đó chƣơng 1 đã tóm lƣợc kết quả mà các luận văn trƣớc đã hoàn thành và những nội dung có thể kế thừa cho đề tài này.
32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày tại chƣơng 1, chƣơng này luận văn sẽ lựa chọn các phƣơng pháp để áp dụng nghiên cứu cho đề tài.