II. Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh
a. Đổi mới quy trình sản xuất
Đối với SC Johnson, đổi mới là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm, đồng thời góp phần nâng cao tính bền vững. “Đổi mới là mạch máu của SC Johnson. Tinh thần sáng tạo cho phép chúng tôi phát triển các sản phẩm độc đáo và sự hài lòng đặc biệt của khách hàng”.
SC Johnson tập trung đầu tư cho đổi mới và giành chiến thắng với nó. Quy trình đổi mới quan trọng nhất của SC Johnson là Greenlist, là minh chứng rõ ràng nhất cho sự đổi mới “xanh”. Greenlist cho phép SC Johnson xây dựng công thức sản phẩm từ các nguyên liệu có ảnh hưởng tốt hơn đến môi trường. Từ khi thực hiện Greenlist, SC Johnson đã cải tiến công thức các sản phẩm Windex, Pledge và Fantastik nhằm cắt giảm các hoá chất dễ bay hơi và cải thiện khả năng phân huỷ sinh học. Vì vậy, đây là một quy trình rất hữu ích trong việc xếp hạng nguyên liệu dựa trên các tiêu chí khoa học. Từ năm 2001, quy trình Greenlist đã giúp cho SC Johnson loại bỏ được hơn 61 triệu pound các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) - tương đương với lượng chất thải từ khoảng 656.000 ô tô mỗi năm. Năm 2007, công ty sử dụng nhiều vật liệu được đánh giá “tốt hơn” hoặc “tốt nhất” cho môi trường và sử dụng ít hơn 1% nguyên liệu có xếp hạng thấp nhất. Cho đến nay, công ty tiếp tục hợp lý hóa và cải thiện quy trình Greenlist. Điều này mang đến những lợi thế thực sự về tiếp thị và cạnh tranh trong việc giới thiệu sản phẩm tốt hơn ra thị trường.
Những dẫn chứng khác cho sự đổi mới quy trình sản xuất:
Penman, Giám đốc các hoạt động môi trường và an toàn tại SC Johnson cho rằng bốn sự đổi mới quy trình đã dẫn đến tính bền vững cao hơn tại công ty. Bắt đầu với quá trình lựa chọn nguyên liệu cho sản phẩm, quy trình Greenlist là cần thiết cho việc lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm. SC Johnson cũng cố gắng làm cho quy trình đóng gói trở nên tốt hơn, ví dụ như sử dụng 100% vật
liệu tái chế trên bao bì của Ziploc hay nhựa tái chế thay cho gỗ cứng. Thứ hai là cách công ty cung cấp nguồn năng lượng cho các nhà máy. Trong tháng 3/2008, SC Johnson tạo ra gần 40% lượng điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo cho tất cả các nhà máy trên toàn thế giới. Từ năm 2003, nhà máy Waxdale bắt đầu sử dụng năng lượng điện được tạo ra từ tuabin đốt dựa trên khí mê-tan từ các bãi rác. Năm 2005, SC Johnson thêm một tuabin thứ hai hoạt động dựa trên khí đốt tự nhiên, hai đồng phát tua-bin gió tạo ra 6,4 MW điện, và làm giảm 52.000 tấn khí thải nhà kính mỗi năm. Trong năm 2007, SC Johnson bắt đầu tạo ra khoảng một nửa năng lượng điện cho Bay City, nhà máy ở Michigan từ các tua-bin gió bên bờ hồ Huron. Tại Indonesia, SC Johnson sử dụng nhiên liệu từ vỏ hạt cọ để thay thế nhiên liệu diesel. Cách thứ ba mà SC Johnson làm việc để cải thiện tính bền vững là cách mà công ty được sản phẩm của mình ra thị trường. SC Johnson sử dụng các chương trình vận chuyển liên hợp. Công ty tiến hành xếp hàng vào xe tải sao cho tối đa sớ lượng sản phẩm. Công ty đã sử dụng ít hơn 2.098 xe tải, loại bỏ 1.882 tấn khí thải nhà kính kết hợp với giảm sử dụng 168.000 ga-lông nhiên liệu diesel mỗi năm. Ngoài ra, Penman cho biết SC Johnson đang tìm cách để hợp tác với các nhà bán lẻ để cải tiến các quy trình.
Nhận xét:
• Đáng giá
Sự đổi mới quy trình tại SC Johnson tạo ra các cơ hội nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm, giúp công ty hóa giải đe dọa từ chính đặc thù của sản phẩm tiêu dùng đóng gói là dễ thay thế, ít sự khác biệt. Đồng thời công ty có thể nhanh chóng tạo ra các sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Nó là một nguồn lực đáng giá. • Không thể thay thế
Năng lực đổi mới là một năng lực quan trọng, công ty không thể thay thế nếu muốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. SC Johnson đã tạo ra một sự đổi mới không thể thay thế.