Đối với các tác nhân trong chuỗi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 80)

. Đối với nông hộ:

+ Phối hợp với các nhà nước và các hiệp hội theo hướng cải thiện năng suất và chất lượng dừa

+ Hợp tác với các nông hộ trao đổi thông tin và kinh nghiệm, cập nhật và chủ động tiếp cận các nguồn thông tin có ích cho hoạt động trồng trọt của mình.

+ Mạnh dạn trong thử nghiệm, khám phá, đề xuất áp dụng kỹ thuật mới, hiệu quả đến các nông hộ khác

+ Nên hạch toán các chi phí phát sinh, doanh thu, lợi nhuận để có hướng phát triển hợp lý, tận dụng hợp lý các nguồn lực để giải quyết bài toán giảm chi phí, tăng lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và lợi ích của người tiêu dùng

. Đối với thương lái cấp 1, 2:

+ Phối hợp với nhà nước và các hiệp hội để quảng bá sản phẩm dừa tươi và các sản phẩm phụ từ dừa tươi đến người tiêu dùng

+ Tuân thủ và thực hiện đúng trong bảo quản trái dừa, tránh làm tổn hại đến lợi ích, sức khỏe của người tiêu dùng, hướng đến sản phẩm có thương hiệu và danh tiếng từ chất lượng đến giá cả

+ Liên kết các tác nhân với nhau (ngang và dọc) để tạo mạng lưới gắn kết, hỗ trợ nhau để mang thêm giá trị gia tăng cho toàn chuỗi

+ Từng bước nghiên cứu để chuyển qua hình thức hợp tác các tác nhân nhằm hạn chế rủi ro về giá và bị chèn ép từ thương lái Trung Quốc, giúp chủ động trong nguồn hàng thông qua buôn bán dựa trên hợp đồng rõ ràng, có cơ sở pháp lý ràng buộc

+ Nghiên cứu, nhận định nhu cầu thị trường và chú trọng vào đúng thị trường mục tiêu, luôn chủ động nghiên cứu đưa ra đề xuất, quyết định đúng đắn thay vì trong chờ các cơ quan chức năng, hiệp hội đứng ra nghiên cứu, hỗ trợ vì các hiệp hội chỉ hỗ trợ phần nào hoặc tốt hơn nếu có cơ chế quản lý hiệu quả, là tác nhân trực tiếp tham gia trong chuỗi phải nên luôn ở trong thế chủ động vì lợi ích của mình và các tác nhân khác

+ Đóng góp, đề xuất các giải pháp hiệu quả dựa trên kinh nghiệm sẵn có và học hỏi được trong quá trình hoạt động để các hiệp hội đánh giá mức độ hiệu quả và triển khai

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Từ các mục tiêu chiến lược cần đạt được như đảm bảo phát triển bền vững của vùng dừa tươi Bến Tre, nâng cao thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng và nâng cao tính thương mại của sản phẩm dừa, căn cứ vào thực tiễn nhận thấy những ưu nhược điểm, cơ hội và nguy cơ, chương này đã trình bày ra các giải pháp cần được ưu tiên thực hiện như: giải pháp nâng cấp chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm cung ứng và các giải pháp về xúc tiến thương mại.

Bên cạnh các chiến lược và giải pháp là việc đưa ra các kiến nghị với nhà nước (về quản lý, nâng cao hoạt động của hiệp hội dừa và các cơ quan khuyến nông, các chính sách ưu đãi về tín dụng, hỗ trợ sản xuất, tập huấn kỹ thuật , đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất,…) với địa phương và với các tác nhân trong chuỗi.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1 Kết luận

Nâng cấp và góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre là mong muốn không chỉ của tác giả mà là mong muốn của hầu hết các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị trái dừa tươi. Trong quá trình nghiên cứu và phân tích chuỗi tác giả nhận thấy nhiều lỗ hỏng trong quy trình cũng như những hạn chế đang vướng phải. Với các chiến lược được đề cập ở chương 3 là cơ sở để có những giải pháp thiết thực căn cứ trên thực tiễn những điểm mạnh, yếu, cơ hội cũng như nguy cơ tìm thấy trong quá trình phân tích chuỗi. Tác giả tập trung vào 3 giải pháp ưu tiên thực hiện trong hiện tại. Trong thời gian xa hơn thì các chiến lược cần được mổ xẻ để có những giải pháp phù hợp nhất. Bên cạnh 3 giải pháp ưu tiên, về lâu dài cũng đáng được quan tâm là giải pháp công nghệ vì không những đơn giản là nghiên cứu ra các biện pháp kỹ thuật áp dụng nhằm tăng năng suất, vùng quy hoạch tạo chất lượng đồng bộ cho cây dừa theo tiêu chuẩn GAP mà còn nghiên cứu để tìm ra cách bảo quản dừa lâu mà vẫn an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời học hỏi kinh nghiệm, công nghệ sản xuất nước dừa đóng lon đã được các nước Châu Âu sản xuất và lưu hành trên thị trường từ rất lâu.

5.2 Đóng góp của nghiên cứu

Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị trái dừa tươi thông qua việc phân tích thực trạng chuỗi để đề xuất các giải pháp. Trong đó, nhấn mạnh các giải pháp ưu tiên trong thời điểm hiện tại để có thể kịp thời nắm bắt, đáp ứng nhu cầu thị trường và những tác động từ các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, thông qua đề tài cũng muốn kêu gọi sự quan tâm hơn nữa của các tổ chức, hiệp hội cho sự thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị trái dừa tươi nhằm tận dụng lợi thế sẵn có của dừa Bến Tre. Đồng thời các tác nhân cần chủ động và phát huy tinh thần chủ đạo phối hợp của mình trong việc phát triển và vận hành chuỗi.

5.3 Hạn chế của nghiên cứu

- Thứ nhất, do điều kiện phân tích chuỗi giá trị trái dừa xiêm còn khá mới mẻ vì từ trước đến nay các đề tài nghiên cứu về chuỗi giá trị dừa Bến Tre thì đi vào tổng quát toàn bộ chuỗi, bao gồm dừa khô, dừa tươi, các sản phẩm từ dừa khô (khá nhiều mặt hàng). Đi sâu vào phân tích riêng cho trái dừa tươi gặp một số khó khăn về thông tin và nếu có thì một vài sản phẩm tương tự như bưởi, gạo, …cũng đang giai đoạn đầu đề xuất giải pháp, tìm ra hướng đi cho sản phẩm mình. Vì thế, trong nội dung bài tác giả chưa tìm ra so sánh đối chuẩn phù hợp trong khi so sánh đối chuẩn nên có trong quá trình phân tích chuỗi.

- Thứ hai, việc thu thập mẫu theo cách thuận tiện nên tính đại diện còn thấp, khả năng tổng quát hóa cho đám đông chưa cao và giới hạn tại một địa phương đó là huyện Giồng Trôm và người tiêu dùng với số lượng 100 mẫu tại Thành phố Hồ Chí Minh nên khả năng tổng quát hóa của đề tài chưa cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

Bùi Đặng Lệ Uyên, 2011. Các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập quốc tế. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2012. Niên giám thống kê năm 2012.

Đặng Thùy Linh, 2011. Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh Tiền Giang theo hướng GAP. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Eschborn, 2007. Liên kết chuỗi giá trị- ValueLinks. GTZ.

Lê Hoàng Vũ, 2012. Nâng cao chuỗi giá trị cây dừa. <http://nongnghiep .vn /nongnghiepvn/72/45/45/98865/Nang-cao-chuoi-gia-tri-cay-dua.aspx>. [Ngày truy cập: 22 tháng 8 năm 2013].

M4P, 2007. Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo- Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị. Ngân hàng Phát Triển Châu Á.

Minh Hạ - Trung An, 2008. Bến Tre: Dừa tăng giá, chẳng ai vui. <

http://vietbao.vn/Kinh-te/Ben-Tre-Dua-tang-gia-chang-ai-vui/20780432/87/>. [Ngày truy cập: 28 tháng 3 năm 2013].

Nguyễn Phú Son, 2012. Phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm bò, cừu, và dê tỉnh Ninh Thuận. Dự án hỗ trợ tam nông tỉnh Ninh Thuận. Trường Đại học Cần Thơ.

Porter.M.E, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Hoàng Phúc, 2008. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Sa Oanh, 2013. Nông dân Bến Tre ồ ạt đốn dừa, đào ao nuôi tôm.< http://vov.vn/Kinh-te/Nong-dan-Ben-Tre-o-at-don-dua-dao-ao-nuoi

tom/288526.vov>.[Ngày truy cập: 2 tháng 11 năm 2013 ].

Trần Tiến Khai và các cộng sự, 2011. Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Tiến Khai, 2013. Giáo trình phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng, Chính sách phát triển kinh tế. “Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Niên khóa 2012- 2014”. Trường Đại Học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng tơ xơ dừa đối với việc làm và cải thiện thu nhập người nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học, 2011:17b 61-70, Trường đại học Cần Thơ.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

Eschborn, 2007. Value Links Manual: The Methodology of Value Chain Promotion. GTZ.

Kaplinsky.R. and Morris.M (2001). A Handbook for Value Chain Research

[pdf].The Institute of Development Studies. Available at: < http://www .prism.uct.ac .za/Papers/VchNov01.pdf>.[Accessed 28 Mar 2013].

Porter. M.E, 1985. Competitive advantage: creating and sustaining superior Performance. New York: the Free Press.

PHỤ LỤC 1:

NGHIÊN CỨU NHU CẨU SỬ DỤNG SẢN PHẨM DỪA TƯƠI BẾN TRE TẠI THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. PHẦN GIỚI THIỆU Xin chào anh (chị)!

Tôi là sinh viên của khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu khảo sát ý kiến người tiêu dùng về một số vấn đề có liên quan đến thói quen sử dụng, nhu cầu và các yếu tố quan tâm khi quyết định mua sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre của người tiêu dùng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh để tìm biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Anh (chị) vui lòng dành ít thời gian khoảng 10 phút để giúp chúng tôi trả lời một số câu hỏi có liên quan dưới đây. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ của anh (chị).

II. PHẦN NỘI DUNG

Giới tính:  Nam  Nữ

Độ tuổi:  18-25  25-35  35-45  > 45

1. Nghề nghiệp của anh (chị) là gì ?

 Nhân viên văn phòng  Sinh viên

 Nội trợ  Khác:…

2. Anh ( chị) có hay sử dụng nước dừa tươi không?

 Thường xuyên ( ít nhất hai ngày 1 lần)

 Hàng tuần

 Thỉnh thoảng

 Rất ít khi sử dụng

3. Anh (chị) cho rằng việc uống nước dừa tươi hàng ngày là:

 Rất cần thiết

 Cần thiết

 Chưa cần thiết

 Không cần thiết

4. Anh ( chị) có tin rằng uống dừa tươi thường xuyên thật sự mang lại cho anh chị sức khỏe so với các sản phẩm nước đóng chai khác?

 Có:………..

 Không

5. Khi nói đến sản phẩm dừa tươi những sản phẩm nào sau đây anh (chị) nghĩ đến đầu tiên?

 Dừa tươi Bến Tre

 Dừa tươi Tam Quan ( Bình Định)

 Dừa tươi miền Tây nói chung

 Khác:………

6. Anh (chị) biết đến dừa Bến Tre qua phương tiện thông tin nào?

 Quảng cáo trên TV

 Bạn bè, người thân

 Báo, tạp chí, internet

 Khác……

7. Anh (chị) có thể nhận biết dừa tươi Bến Tre và dừa tươi của các vùng khác không?

 Có:………..

 Không

8. Anh ( chị) thường mua dừa tươi ở đâu:

 Chợ

 Siêu thị

 Quán nước giải khát

 Mua từ xe đẩy bán lẻ

 Khác:…

9. Chi phí cho 1 trái dừa anh (chị) hay uống khoảng bao nhiêu?

 Mức giá trung bình ( 17,000- 39,000 VNĐ)

 Mức giá cao cấp ( 40,000- 80,000VNĐ )

 > 80.000VNĐ

10.Anh (chị) vui lòng cho biết đánh giá theo mức độ hài lòng của anh(chị) về sản phẩm dừa trái tươi Bến Tre theo các tiêu chí sau ( 1 Rất không hài lòng, 2,3,4,5 Rất hài lòng): Đặc tính sản phẩm Rất không hài lòng (1) Không hài lòng (2) Bình thường (3) Hài lòng (4) Rất hài lòng(5) Ngọt, thanh Nhiều nước Bỗ dưỡng Thơm

11.Anh (chị) hãy cho biết thứ tự quan tâm đến các tiêu chí sau đây khi quyết định chọn mua sản phẩm dừa tươi theo cách thức (1 Không quan tâm,2,3,4, 5 Rất quan tâm): 12.Điều gì làm anh (chị) thấy lo lắng về chất lượng dừa tươi Bến Tre không?  Có:………..

 Không

13.Anh ( chị) có thể cho biết điều làm anh ( chị) thấy bất tiện/ đắn đo trước khi quyết định mua sản phẩm dừa tươi ?

Các tiêu chí 1 2 3 4 5 Giá cả Vệ sinh Chất lượng Thương hiệu Gọt sẵn, bắt mắt Thuận tiện mọi nơi Chủng loại

 Có:………..

 Không

14.Theo anh chị, chất lượng sản phẩm dừa tươi của Bến Tre có thể được đánh giá ở mức độ nào?  Rất tốt  Tốt  Bình thường  Chưa tốt  Không tốt

15.Anh( chị) vui lòng cho biết ý kiến của để cải thiện sản phẩm dừa tươi Bến Tre

 Có:………..

 Không

PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ

Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre

Ngày:...Phiếu số: ……….

Họ tên người tiến hành điều tra: ……….

I- Thông tin chung về nông hộ: ………..

1) Họ và tên chủ hộ: ……….…………..

2) Địa chỉ: ……….……….……….

3) Tuổi: ……….……….……….….

4) Trình độ học vấn:……….…………....

5) Số năm kinh nghiệm: ……….………..

6) Số nhân khẩu: ………..

7) Số lao động tham gia trồng và thu hoạch : ………

8) Diện tích đất canh tác dừa tươi: ………ha II- Thông tin về tình hình sản xuất của nông hộ: Các yếu tố chi phí đầu vào Đơn giá I Chi phí vật chất (VND/ha)

1. Thuế nông nghiệp

1. Dừa giống

2. Phân bón

3. Thuốc bảo vệ thực vật

4. Chi phí khác

II Chi phí lao động (VND/ngày)

1. Chăm sóc Lao động nhà Lao động thuê 2. Thu hoạch Lao động nhà Lao động thuê

III Lãi suất tín dụng(%/tháng)

IV Tổng chi phí

Sản lượng thiên/ha

B. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ

1. Hình thức tiêu thụ sản phẩm:

 Bán cho thương lái

 Bán cho đại lý thu mua

2. Tên thương lái hoặc đại lý: ……….………

Địa chỉ : ……….……….………… Điện thoại: ……….……….…………

3. Số lượng dừa trung bình bán được hàng tháng ( mùa thuận) : …

a) 0.5-1 thiên b) Từ 1- 1.5 thiên

c) Từ 1.5- 2 thiên c) >2 thiên …

4. Số lượng dừa trung bình bán được hàng tháng ( mùa nghịch): …Thiên

a) 0.5-1 thiên b) Từ 1- 1.5 thiên

c) Từ 1.5- 2 thiên c) > 2 thiên …

5. Giá bán dừa tươi:

Mùa thuận : ………/ thiên Mùa nghịch :………./ thiên

6. Lý do ông/ bà bán dừa cho thương lái là:

 Giá bán ổn định

 Tiêu chuẩn mua dễ dàng

 Không có công thu hái ( người mua hái dừa)

 Có nhận tiền cọc ( ứng tiền trước)

 Bán vì giá cao

 Thanh toán tiền ngay

 Khác:…

7. Ông/ bà hay bán dừa cho:

 Thương lái quen biết

 Mối quen, có ứng trước

8. Việc hái dừa do ai đảm trách:

 Tự nông hộ đảm trách

 Nông hộ thuê người hái và trả công hái riêng

 Thương lái

9. Ông/ bà có ký hợp đồng mua bán với thương lái không?

 Có

 Không

10. Theo ông/ bà thì việc định giá dừa do ai quyết định?

 Là sự thỏa thuận giữa hai bên nông dân và thương lái

 Thương lái định giá

 Chính nông dân định giá

 Theo bản tin giá cả thị trường

 Khác: 11. Doanh thu: …………. VNĐ/tháng 12. Lợi nhuận : ……… VNĐ/tháng 13. Chí phí vận chuyển sản phẩm:  Có  Không

Nếu có chi phí đó là bao nhiêu?... VNĐ IV.CÁC THÔNG TIN KHÁC

1. Nguồn vốn:

 Tự có

 Mượn

 Vay chính thức (ngân hàng ):….. lãi suất…..%/tháng

 Vay không chính thức (tư nhân): ……lãi suất ……. %/tháng

2. Nguyện vọng của ông/bà:

 Mở rộng diện tích

 Được vay vốn

 Cung cấp thông tin thị truờng

 Khác

3. Rủi ro nào ông/ bà cho là quan trọng nhất?

 Thời tiết  Sâu bệnh

 Chất lượng giống  Thay đổi giá

 Khác……….

4. Theo ông/ bà, khó khăn và thuận lợi trong quá trình trồng dừa là gì?

a. Khó khăn:

 Thiếu vốn

 Thiếu kĩ thuật  Thiếu thông tin thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)