Xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúc đẩy liên kết giữa các tác nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 72)

trong chuỗi

- Thiết lập hợp tác dọc trong chuỗi nhằm xây dựng vùng cung cấp sản phẩm có sản lượng cao, chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng thương hiệu dừa tươi Bến Tre trong nước và hướng tới xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong thời gian tới. Để đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu sang thị trường khó tính này thì đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn (nước dừa phải có chất lượng ngọt đồng đều, tỉ lệ cơm dừa dưới 30% tổng khối lượng quả dừa và phải bảo quản được lâu, dừa phải được trồng theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng và xác định được xuất xứ đạt tiêu chuẩn GAP,…), thời gian vừa qua tỉnh đã có hợp đồng nghiên cứu công nghệ bảo quản dừa tươi sang một số nước Châu Âu nhưng tỷ lệ thành công chưa cao. Điều này một lần nữa cho thấy sự cần thiết phải đi vào thực hiện chiến lược liên kết dọc kết hợp với chiến lược ổn định, cải tạo, quy hoạch vườn dừa, nâng chất lượng và năng suất đã đề cập ở trên. Bên cạnh đó, giảm được chi phí tìm kiếm thông tin, liên kết giá, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết hoặc cải tiến trong từng bước của toàn chuỗi giúp nâng cao giá trị của toàn chuỗi.

- Liên kết ngang cần được duy trì và phát triển, đặc biệt ở nhóm tác nhân nông dân, từng bước áp dụng thống nhất về quy trình canh tác và giống dừa nhờ vào hoạt động của các tổ chức đoàn thể, Hội nông dân vốn đã hình thành từ rất lâu nhưng hoạt động chưa hiệu quả và mang tính đối phó. Liên kết ngang này có thể được xây dựng kết hợp với các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình đầu tư trồng mới, cải tạo thâm canh vườn dừa của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hiệp hội dừa Bến Tre.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)