4.2.2.1 Chiến lược nâng chất lượng và năng suất dừa tươi Bến Tre
- Đầu tư cải tạo, thay thế dừa kém chất lượng, già cỗi bằng giống năng suất và chất lượng, tạo chất lượng đồng bộ, mang lại niềm tin về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, nâng cấp công nghệ trồng trọt
- Trồng xen hợp lý, tránh trồng quá dày với mong muốn nhiều cây cho trái nhưng thực tế lại làm ảnh hưởng đến chất lượng dừa và thời gian cho trái
- Các nông hộ với kinh nghiệm trồng trọt sẵn có nên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tìm kiếm và áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho thu nhập từ cây dừa.
- Áp dụng tiến bộ công nghệ trong bảo quản và nghiên cứu cách bảo quản lâu và đảm bảo chất lượng
- Bón phân và chăm sóc cây hợp lý: đa số người dân không bón phân theo yêu cầu kỹ thuật trồng dừa, chỉ bón phân một lần trong năm thay vì hai lần như hướng dẫn, việc này trước mắt giúp giảm chi phí phân bón nhưng lại làm giảm năng suất cho trái và chất lượng dừa.
4.2.2.2 Chiến lược nâng cao nhận thức nông hộ và các tác nhân trong toàn chuỗi
- Tăng cường cung cấp thông tin thị trường cho các tác nhân, giúp các tác nhân nắm bắt thông tin thị trường đầy đủ, kịp thời. Kết quả phỏng vấn cho thấy hơn 80%
giá là do thương lái quyết định, nông dân chỉ khảo sát giá từ các nông hộ trong khu vực, quyền lợi của người nông dân sẽ ít bị ảnh hưởng hơn khi có được những thông tin đầy đủ từ thị trường. Điều này đòi hỏi nông dân phải chủ động trong tìm kiếm thông tin và kết hợp với sự hỗ trợ từ cơ quan nhà nước thông qua các đoàn thể, tổ chức, hội khuyến nông, hội nông dân, các phương tiện truyền thông theo sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng, góp phần bảo vệ lợi ích cho người dân.
- Thông qua đó cũng góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông hộ, giúp người dân ý thức trong việc tránh chạy theo lợi ích trước mắt thiếu sự phân tích, tính toán bài toán kinh tế trước khi quyết định chuyển đổi loại hình trồng trọt, chạy theo xu hướng hiện tại ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài, rộng hơn là ảnh hưởng nguồn cung trong khi sản phẩm mới đầu tư lại không mang lại kết quả như mong đợi hoặc nếu có chỉ là trong ngắn hạn. Sự tham gia trong tuyên truyền của Hiệp hội dừa và các tổ chức cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng.
4.2.2.3 Xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúc đẩy liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi trong chuỗi
- Thiết lập hợp tác dọc trong chuỗi nhằm xây dựng vùng cung cấp sản phẩm có sản lượng cao, chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng thương hiệu dừa tươi Bến Tre trong nước và hướng tới xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong thời gian tới. Để đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu sang thị trường khó tính này thì đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn (nước dừa phải có chất lượng ngọt đồng đều, tỉ lệ cơm dừa dưới 30% tổng khối lượng quả dừa và phải bảo quản được lâu, dừa phải được trồng theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng và xác định được xuất xứ đạt tiêu chuẩn GAP,…), thời gian vừa qua tỉnh đã có hợp đồng nghiên cứu công nghệ bảo quản dừa tươi sang một số nước Châu Âu nhưng tỷ lệ thành công chưa cao. Điều này một lần nữa cho thấy sự cần thiết phải đi vào thực hiện chiến lược liên kết dọc kết hợp với chiến lược ổn định, cải tạo, quy hoạch vườn dừa, nâng chất lượng và năng suất đã đề cập ở trên. Bên cạnh đó, giảm được chi phí tìm kiếm thông tin, liên kết giá, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết hoặc cải tiến trong từng bước của toàn chuỗi giúp nâng cao giá trị của toàn chuỗi.
- Liên kết ngang cần được duy trì và phát triển, đặc biệt ở nhóm tác nhân nông dân, từng bước áp dụng thống nhất về quy trình canh tác và giống dừa nhờ vào hoạt động của các tổ chức đoàn thể, Hội nông dân vốn đã hình thành từ rất lâu nhưng hoạt động chưa hiệu quả và mang tính đối phó. Liên kết ngang này có thể được xây dựng kết hợp với các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình đầu tư trồng mới, cải tạo thâm canh vườn dừa của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hiệp hội dừa Bến Tre.
4.2.3 Chiến lược WT: Xây dựng kế hoạch tránh mẫn cảm với tác động của thách thức thách thức
4.2.3.1 Đảm bảo nguồn cung sản phẩm
Chúng ta không phủ nhận những mặt tốt khi thương lái mua dừa của Trung Quốc vào Bến Tre nhưng chúng ta nên nhìn nhận rằnghoạt động của thương lái Trung Quốc làm mất ổn định thị trường, cộng thêm người dân chạy theo phong trào đốn dừa nuôi tôm làm diện tích dừa giảm trong năm tới, nếu vẫn chưa có chiến lược vạch ra cụ thể sẽ làm giảm giá trị gia tăng của toàn chuỗi, giảm việc làm cho lao động nông thôn. Nâng cao ý thức cho người dân tránh mua đứt bán đoạn như hiện nay là vô cùng cần thiết, cụ thể như việc chọn bán giá cao nhất thời của thương lái Trung Quốc khiến cho doanh nghiệp, thương lái trong nước thiếu hàng nhưng nông dân sẽ khó tìm nguồn thu mua vào mùa sau do doanh nghiệp, thương lái không thể thu hết nguồn dừa do không đủ cầu trong khi thương lái Trung Quốc không mua hoặc mua với giá thấp.
4.2.3.2 Nâng cao năng lực phòng trị dịch bệnh
- Tập huấn kỹ thuật: giúp nông hộ tiếp cận với các lớp tập huấn kỹ thuật, nắm bắt thông tin cải tạo giống
- Hướng dẫn kỹ thuật phòng bệnh: sâu bệnh là một trong những rủi ro thường gặp trong trồng trọt nhất là loài bọ dừa. Nếu có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hợp lý thì sẽ hạn chế được thiệt hại cho người nông dân trồng dừa. Vì vậy, ngoài việc tập huấn cho người nông dân kiến thức về kỹ thuật trồng thì kết hợp tập huấn về cách phòng chống sâu bệnh cũng rất quan trọng. Ngoài ra, cần tăng cường công tác cung cấp thuốc phun sịt sâu bọ hàng năm cho nông hộ.
4.3 Các hệ thống giải pháp ưu tiên nhằm góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị trái dừa tươi Bến Tre trái dừa tươi Bến Tre
Qua phân tích thực tế chuỗi giá trị dừa tươi Bến Tre, dựa trên các chiến lược đề xuất thực hiện trên cơ sở nhu cầu và định hướng của thị trường, trong thời điểm hiện tại Bến Tre cần ưu tiên thực hiện các giải pháp sau:
4.3.1 Các giải pháp nhằm nâng cấp chất lượng sản phẩm
- Điều đóng vai trò quan trọng trong giải pháp này là cần nâng cao nhận thức của các tác nhân. Trên cơ sở các tác nhân được tuyên truyền và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của uy tín và chất lượng sản phẩm đối với việc nâng cao giá trị cho toàn chuỗi, các tác nhân sẽ luôn chủ động trong:
. Học hỏi và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn trong đổi mới phương thức chăm sóc, bón phân và phòng ngừa sâu bệnh nếu nó thực sự mang lại hiệu quả
. Thay mới diện tích dừa già cỗi bằng giống dừa chất lượng với sự hỗ trợ một phần vốn cho nông hộ từ chính sách của nhà nước
. Tính toán, dự trù các chi phí phát sinh trên cơ sở đảm bảo thu nhập cho chính bản thân và các tác nhân khác ở khả năng có thể và không gây tổn hại đến lợi ích của các tác nhân khác và đặc biệt là người tiêu dùng
. Tác nhân thu gom có thể chuyển đổi từ việc vận chuyển hàng từ địa phương đến thành phố Hồ Chí Minh vừa mất nhiều thời gian và chi phí bằng cách vận chuyển bằng xe tải để kéo dài thời gian bảo quản của dừa khi đến tay người tiêu dùng
- Nhà nước cần tích cực hỗ trợ nhân dân để họ tin tưởng làm theo những chương trình, kế hoạch được nhà nước, các tổ chức hiệp hội và hội khuyến nông tỉnh
- Tỉnh Bến Tre cần phối hợp với viện nghiên cứu dầu và cây có dầu trực thuộc Bộ công thương, các công ty cổ phần chế biến nông sản nhằm hoàn thiện công nghệ bảo quản quả dừa không sử dụng hóa chất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ ( hiện tại đã có công nghệ bảo quản, giữ chất lượng ổn định trong suốt 45-50 ngày đã được áp dụng và xuất thử sang Hàn Quốc)
Mô hình 1: Trước mắt các đại lý, thương lái cấp 2 có thể tiếp tục duy trì hình thức thu mua thông qua các đại lý trung gian để đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm cho đặt hàng. Mặt khác, tiến hành triển khai đồng thời mô hình hợp tác dọc trong chuỗi của mình thông qua cơ chế hợp đồng. Hình thành mối liên kết giữa thương lái với nông dân thông qua các hình thức hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó hình thức hợp đồng thu mua gắn với đầu tư và bao tiêu sản phẩm nhằm tránh rủi ro cho cả người bán và người mua. Các thương lái có thể liên kết với nhau hình thành các doanh nghiệp thu mua và bao tiêu sản phẩm. Mô hình liên kết dọc là cả chuỗi gắn kết: nông hộ, doanh nghiệp, cơ sở cung cấp (vật tư, cây trồng, phân bón), ngân hàng, công ty bảo hiểm. Các chủ thể trong liên kết được ràng buộc bởi hợp đồng: bảo lãnh cung cấp giữa doanh nghiệp và các cơ sở cung cấp cây trồng, phân bón cho nông hộ, hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người mua, bảo trợ và cung cấp tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng, bảo lãnh giữa doanh nghiệp và công ty bảo hiểm. Các tác nhân cùng bắt tay tạo lập mối quan hệ chặt chẽ thông qua hình thức ký kết hợp đồng bao tiêu dài hạn và có sự đồng thuận cao.
Tác nhân thực hiện mô hình 1: nông dân, thương lái cấp 1, thương lái cấp 2, doanh nghiệp và các tác nhân hỗ trợ như Ngân hàng, công ty bảo hiểm, cơ sở cung cấp vật tư.
Mô hình 2- liên kết các nông: các nông hộ liên kết với nhau và kết hợp với thương lái thu gom có kinh nghiệm dựa trên quan hệ hợp tác hình thành các hợp tác xã, trong đó, thương lái có kinh nghiệm trong tìm kiếm đầu ra, tìm kiếm và ký kết hợp đồng trực tiếp với các thương lái cấp 2 hoặc các cơ sở, doanh nghiệp mua bán dừa tươi (bước đầu thực hiện tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh). Từ đó, phân bổ về cho mỗi nông hộ để cung ứng hàng, bỏ qua được khâu trung gian, chia sẻ lợi nhuận của hợp tác xã với nhau, giúp nhạy bén hơn với nhu cầu của thị trường, kịp thời đáp ứng nhanh và hiệu quả, đòi hỏi nhận thức về nâng cao chất lượng sản phẩm càng cao để có được thu nhập cao hơn so với việc nhận tiền ứng trước từ thương lái, sau đó thương lái tự quyết định giá mà không có sự lựa chọn nào khác.
4.3.2 Các giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm cung ứng
Xuất phát từ xu thế tiêu dùng hiện đại, tác giả đề xuất giải pháp ứng dụng thực tế cho việc tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường thông qua các hoạt động:
Đầu tư những cửa hàng nước dừa hợp vệ sinh, dừa được trang trí bắt mắt, ướp lạnh, uống ngay vừa đảm bảo sức khỏe vừa đáp ứng thói quen tiêu dùng hiện đại, nghiên cứu tìm ra sự mới mẻ trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới và độc đáo. Đơn giản như việc liên kết với cửa hàng ăn uống nổi tiếng để tạo nên dấu ấn cho sản phẩm mình, tạo sự mới mẽ cho người tiêu dùng qua những cửa hàng thực phẩm cho cơ thể “body food” - thức ăn, nước uống hợp vệ sinh và duy trì sắc đẹp thay vì cửa hàng thức ăn nhanh “fast-food”. Tại sao Pepsi có thể kết hợp với KFC, Coca-cola liên kết với Lotteria, thì sản phẩm dừa tươi hứa hẹn là một thức uống có thể liên kết với các cửa hàng thức ăn phù hợp với xu hướng hiện tại quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng . Ví dụ: sự kết hợp hủ tiếu nam vang và nước dừa Bến Tre qua những cửa hàng xanh, sạch, đầu tư thiết kế mẫu trang trí, hoa văn, khắc chữ đẹp mắt làm cho trái dừa trong gần gủi nhưng lại thật ấn tượng, cuốn hút người tiêu dùng. Việc phát triển ý tưởng để đưa sản phẩm dừa tươi đến gần hơn với người tiêu dùng là cần thiết để nâng cao giá trị cho toàn chuỗi cũng như tạo thêm việc làm cho lao động xã hội.
Đánh vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thì việc đa dạng sản phẩm để tăng nguồn thu từ trái dừa là hoàn toàn có thể khi nhu cầu thưởng thức món ăn, thực phẩm, thức uống ngon rất được thành phố sôi động lựa chọn. Ví dụ như: nước dừa đóng chai, rau câu dừa, rau câu bánh flan dừa và cả sản phẩm chăm sóc sắc đẹp như mặt nạ dừa,…
Một sản phẩm nữa mà chưa được chú ý đầu tư là sản phẩm du lịch sinh thái dừa, với rừng dừa bạt ngàn xanh mát sẽ mang về giá trị gia tăng vượt trội nếu biết đầu tư khai thác từ những thân dừa không đơn thuần là chỉ để cung cấp trái dừa tươi uống nước. Nếu ai đã từng đi du lịch miền Tây sẽ thấy những điểm lặp đi lặp lại ở các tỉnh với các chương trình tham quan sông nước, vườn cây trái, cửa hàng, xưởng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống,....Trong khi Bến Tre có thế mạnh và thương hiệu
của xứ dừa thì du lịch sinh thái dừa để được đắm mình với cảm giác từ thiên nhiên kết hợp với đờn ca tài tử là một sản phẩm rất đáng được quan tâm vầ đầu tư đúng mức
4.3.3 Các giải pháp về xúc tiến thương mại
Đi vào chi tiết của giải pháp này, cần thực hiện:
- Tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm mang lại, đặc biệt là các bạn gái và phụ nữ thông qua các buổi giới thiệu dừa Bến Tre như hội chợ triển lãm, chương trình truyền hình về nấu bếp cho bà nội trợ với các món ngon được chế biến từ nước dừa tươi
- Vận dụng công nghệ thông tin trong giới thiệu và quảng bá sản phẩm, đưa thông tin, hình ảnh về dừa tươi Bến Tre qua những trang mạng và các liên kết trình duyệt để sản phẩm tiếp cận và tạo nên thói quen sử dụng nước dừa thường xuyên, cập nhật thông tin về sức khỏe và những nghiên cứu thực tế về tác dụng của nước dừa,…
- Bên cạnh đó, chất lượng của dừa là ưu tiên quan tâm hàng đầu, điều này một phần từ sự cải tạo giống mới, một phần cần sự chăm sóc bón phân theo kỹ thuật và cam kết không sử dụng các chất bảo quản dừa gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng, tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm để giới thiệu với những người xung quanh.
- Trung tâm xúc tiến thương mại và Hiệp hội dừa Bến Tre là 2 tổ chức dẫn dắt và hỗ trợ trực tiếp cho chiến lược này, các doanh nghiệp, đại lý cùng kết hợp giới thiệu sản phẩm dừa Bến Tre đến gần hơn với người tiêu dùng
Chương trình đề xuất:
Sở công thương cần phối hợp với Hiệp hội dừa Bến Tre và các tác nhân chú trọng hơn nữa đến công tác quảng bá thương hiệu. Ngoài Lễ hội dừa hàng năm chỉ tổ chức tại tỉnh thì có thể tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại,tích cực thúc đẩy nhu cầu thị trường đối với sản phẩm dừa tươi bằng cách mở chiến dịch nâng cao hiểu