Phân tích tác nhân hộ thu gom và mua bán dừa tươi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 42)

Ở đồng bằng Nam Bộ không rõ hoạt động thương lái có tự bao giờ, chỉ biết rằng trong nhiều thập niên qua hoạt động thương lái đã xuất hiện cùng với nông dân trên bước đường mưu sinh của mình với cây dừa. Phỏng vấn 10 mẫu là đối tượng thương lái cư trú trên địa bàn tỉnh Bến Tre, họ có những đặc điểm sau:

Trình độ văn hóa ở mức trung bình (cấp II là 40%, cấp III là 60%, không có cấp I và Đại học), độ tuổi nhỏ nhất là 27, lớn nhất là 53, trung bình là 41 tuổi. Giới tính nam chiếm 70%, nữ chiếm 30%.

Mỗi gia đình có số lao động thường xuyên tham gia vào hoạt động thương lái là 3 người (2 vợ chồng và một đứa con hoặc là em gái của 2 vợ chồng theo để lo việc cơm nước, trông ghe), riêng nhân công hái dừa và thu gom họ thường thuê thêm người đi theo và trả tiền công theo ngày.

Phương tiện cần thiết nhất của hoạt động thương lái là chiếc ghe kèm với những chiếc máy vận chuyển và vốn lưu động để thu mua. Người mới vào nghề thì ít nhất cũng phải có 1 chiếc ghe gỗ từ 5- 10 thiên (mỗi thiên là 1,200 trái) và vốn thu mua từ 100 – 150 triệu, người lâu năm trong nghề thì có từ 2 – 3 chiếc ghe và vốn thu mua từ 150 – 300 triệu đồng. Nguồn vốn của họ được hình thành từ 3 nguồn: vốn của gia đình, vốn do vay mượn người thân, các đại lý ứng trước và vốn vay ngân hàng. Mỗi lái thu gom thường có khách hàng quen từ 10- 30 hộ.

Phần lớn nông dân bán dừa trái cho thương lái trong ấp, hoặc thương lái trong xã (chiếm 91% số hộ) (Bảng 3-3), với lý do chính là họ có mối quan hệ quen biết và quan hệ kinh tế nhiều năm, tạo nên sự tin cậy giữa hai nhóm tác nhân này. Hầu hết các

thương lái đều có chính sách ứng vốn cho các hộ nông dân, nhất là nông dân có diện tích dừa qui mô nhỏ. Hình thức ứng vốn chủ yếu là đặt cọc để mua dừa, thông thường số tiền này từ 0.5 -1.0 triệu đồng/hộ cho một đợt mua dừa, tùy theo khả năng vốn của thương lái. Có 2/3 hộ khảo sát có thỏa thuận phân vùng thu mua dừa tươi và 1/3 trường hợp có thỏa thuận về giá thu mua, không có hộ thu gom nào có ký hợp đồng ngay từ đầu vụ hoặc ký hợp đồng khi mua. Phương thức mua hàng chủ yếu là thỏa thuận giá thông qua đàm phán ngay lúc mua, được 100% số hộ thu gom áp dụng.

Kết quả điều tra cho thấy, sản phẩm dừa trái tươi phần lớn đi qua trung gian đầu tiên là thương lái tại địa phương (trong ấp, trong xã) chính là lực lượng thu gom chủ yếu. Sau đó, các người thu gom tại địa phương này sẽ bán lại cho các thương lái cấp 2 hoặc đại lý bán sỉ rồi mới đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong phạm vi điều tra, gần như không có nông dân nào bán dừa trực tiếp cho người sử dụng.

Bảng 3-3: Thương mãi dừa trái ở nông hộ, tỉnh Bến Tre năm 2013

Bán cho

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

Thương lái trong ấp 57 57

Thương lái trong xã 34 34

Thương lái khác xã trong

huyện 9 9

Thương lái khác huyện 0 0

Thương lái ngoài tỉnh 0 0

Tổng cộng 100 100

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2013

- Các thương lái cấp 1 thu gom dừa tươi nguyên buồng từ các hộ nông dân, tập hợp đủ số lượng theo yêu cầu thì giao cho các thương lái thu gom lớn hơn để vận chuyển và phân phối đi các nơi tiêu thụ cho các đại lý buôn sỉ. Ở khu vực chuyên canh dừa tươi như xã Thạnh Phú, huyện Giồng Trôm, trong một xã thường có trung bình 45- 55 người làm nghề thu gom dừa tươi.

- Thương lái cấp 1 thu gom dừa tươi giao cho thương lái cấp 2, thương lái cấp 2 giao dừa tươi cho các đại lý phân phối dừa ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Các thương lái cấp 1 thu mua dừa ở các ấp trong xã họ cư trú và cả ở các xã lân cận trong huyện vì dừa bán trái tươi thường ít được trồng tập trung thành vùng mà trồng phân tán, xen lẫn trong các vườn dừa công nghiệp (bán trái khô). Sau khi thu gom đủ số lượng thì họ giao cho các thương lái đầu mối (thương lái cấp 2). Tỷ lệ dừa trái thu mua tại xã là 90%, 10% còn lại mua từ các xã lân cận.

Việc mua dừa diễn ra quanh năm nhưng mua nhiều nhất vào các tháng 7 đến tháng 12, chiếm 65% lượng dừa mua cả năm. Có sự khác biệt về thời gian dừa treo của dừa trái tươi và dừa trái khô, dừa trái tươi thường treo (ít trái) từ tháng 1 đến tháng 6, tháng 7. Trong khi đó thời gian dừa treo của dừa trái khô từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 35% lượng dừa mua cả năm:

Bảng 3-4: Diễn biến về năng suất dừa năm 2013

Mùa dừa treo (5-6 tháng) Mùa dừa thuận (6-7 tháng)

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2013

- Chi phí và cơ cấu chi phí :

Đối với hộ thu gom cấp 1 thì chi phí kinh doanh của họ chủ yếu là chi phí mua dừa, chiếm gần 91.5% chi phí (tính cho 1,000 trái dừa thu gom), các chi phí khác chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 1% trong tổng chi phí, ngoại trừ chi phí lao động (hái, gom, vận chuyển) chiếm 7.0% trong tổng chi phí (Bảng 3-5). Thông thường, các thương lái cấp 1 trực tiếp hái dừa hoặc đi theo quan sát lao động vì họ phải chọn dừa đạt yêu cầu (không quá già hoặc quá non).

Bảng 3-5: Chi phí mua dừa trái tươi của thương lái cấp 1, số liệu 2013 (tính cho 1,000 trái dừa)

Khoản mục chi phí Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Mua dừa trái

5,420,000 91.5

Xăng dầu vận chuyển ( mua, bán)

23,000 0.4

Lao động ( hái, gom và vận chuyển)

417,000 7.0

Chi phí thông tin liên lạc

10,000 0.2

Chi phí lãi vay

18,000 0.3

Chi khác

0.0

Khấu hao+ duy tu trang thiết bị 34,722 0.6 Tổng cộng 5,922,722

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2013 3.2.2.3. Phân tích tác nhân thương lái cấp 2

Sản phẩm đầu ra của hộ thương lái cấp 1 vẫn là dừa trái tươi nguyên buồng. Họ thường bán cho các đầu mối thương lái cấp 2 trong tỉnh (2/3 trường hợp khảo sát) hoặc ngoài tỉnh (1/3 trường hợp khảo sát). Sau đó, các thương lái đầu mối này phân loại và vận chuyển đến các địa điểm tiêu thụ lớn như thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh khác để bán lại cho các đại lý buôn bán sỉ (vựa). Những đầu mối thương lái lớn này cũng là mối quen của họ, đôi khi họ cũng được ứng vốn từ những cơ sở này. Mỗi thương lái thu gom thường chọn một thương lái lớn để bán nhằm ổn định đầu ra.

Các thương lái cấp 2 có các khách hàng ổn định tại các vùng đô thị như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Các thương lái cấp 2 nhận được đặt hàng ( thông qua điện thoại) số lượng, giá và ngày để giao hàng. Thông qua đơn đặt hàng này, thương lái cấp 2 đặt hàng lại cho thương lái cấp 1, và thông thường thương lái cấp 2 tạm ứng vốn cho thương lái cấp 1 từ 50- 60% giá trị số lượng dừa đặt mua. Mùa dừa treo ( từ

tháng 1 đến tháng 5, tháng 6) thì giao 3 chuyến/ tháng, mỗi chuyến khoảng 6,000 trái dừa tươi (5 thiên dừa), mùa dừa thuận (từ tháng 6, tháng 7 đến tháng 12) mỗi tháng giao 2 chuyến, nhưng số lượng mỗi chuyến gấp đôi (12,000 trái) so với mùa dừa treo.

Phương thức kinh doanh cũng rất đơn giản. Vì mỗi người thu gom nhỏ có khách hàng là một đầu mối lớn duy nhất, và quan hệ thương mại được xây dựng nhiều năm và dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, nên việc mua bán hoàn toàn bằng phương thức thỏa thuận miệng, không có bất kỳ hình thức hợp đồng bằng văn bản nào. Thông thường, việc thanh toán được thương lái lớn thực hiện bằng tiền mặt và trả ngay khi mua hàng.

Những người thu gom dừa cũng có liên kết với nhau ở hoạt động bán: theo kết quả khảo sát có 1/3 trường hợp có thỏa thuận địa bàn bán dừa, 1/3 trường hợp có thỏa thuận về giá bán.

Chi phí và cơ cấu chi phí:

Đối với thương lái cấp 2, thì chi phí kinh doanh chủ yếu cũng là chi phí mua dừa trái tươi chiếm 93.3%, công lao động (bốc xếp, vận chuyển) chiếm 2.4%, khấu hao duy tu bảo dưỡng trang thiết bị chiếm 2.4%, chi phí xăng dầu vận chuyển chiếm 1.0%, chi phí lãi vay là 0.6%, các chi phí khác và chi phí thông tin liên lạc cùng chiếm khoảng 0.1% (Bảng 3-6).

Thông tin giá dừa tươi cung cấp từ các đầu mối thu mua được dùng làm cơ sở định giá mua hoặc thương lượng giá với nông dân. Độ cận biên thị trường từ 10,000 VND/chục, tương ứng với 833 VNĐ/trái, thời điểm 2013.

Bảng 3-6: Chi phí mua dừa trái tươi của thương lái cấp 2, số liệu 2013 ( tính cho 1,000 trái dừa)

Khoản mục chi phí Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Mua dừa trái

6,465,000 93.3

Xăng dầu vận chuyển ( mua, bán)

71,000 1.0

Lao động (hái, gom và vận chuyển)

167,000 2.4

Chi phí thông tin liên lạc

8,000 0.1

Chi phí lãi vay

44,000 0.6

Chi khác

7,000 0.1

Khấu hao+ duy tu trang thiết bị 166,667 2.4 Tổng cộng 6,928,667

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2013 3.2.2.4 Phân tích tác nhân tiêu dùng

Tác nhân tiêu dùng của chuỗi giá trị dừa tươi Bến Tre bao gồm hai kênh nội địa và xuất khẩu, tuy nhiên kênh tiêu thụ nội địa vẫn là chính. Đồng thời, do thiếu những thông tin về nhà nhập khẩu nên không có cơ sở so sánh giá trị gia tăng cho tác nhân tiêu dùng này.Vì vậy, trong chuỗi giá trị dừa tươi Bến Tre tập trung vào thị trường lớn là thành phố Hồ Chí Minh.

Về dừa tiêu dùng nội địa thì các đối tượng thuộc hệ thống bán lẻ (các siêu thị, trung tâm thương mại) và các đại lý ở các chợ đầu mối của các tỉnh mua dừa từ doanh nghiệp để bán lại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế chỉ có hệ thống siêu thị là mua về rồi bán trực tiếp cho người tiêu dùng, còn các đối tượng khác thường phân phối qua một vài trung gian nữa mới đến tay người mua cuối cùng.

Đối với hệ thống bán lẻ thì chi phí mua dừa cũng là chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất (đến 95%). Giá mua dừa của hệ thống bán lẻ hình thành dựa trên thực tế thị trường và sự thỏa thuận giữa hệ thống bán lẻ và thương lái cấp 2.

Bảng 3-7: Chi phí mua dừa trái tươi của hệ thống bán lẻ, số liệu 2013 (tính cho 1,000 trái dừa)

Khoản mục chi phí

Giá trị

(VNĐ) Tỷ lệ (%)

Mua dừa trái

7,340,000 95.0

Xăng dầu vận chuyển (mua,

bán) 14,200 0.2

Lao động (hái, gom và vận

chuyển )

Chi phí thông tin liên lạc 8,000 0.1

Chi phí lãi vay

Chi khác 367,000 4.7

Khấu hao và duy tu trang thiết

bị

Tổng cộng

7,362,200

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2013

b. Người tiêu dùng cuối cùng

Thói quen mua và tiêu thụ dừa của người tiêu dùng - Nơi mua dừa

Tỷ lệ người mua dừa ở các sạp ngoài chợ vẫn cao, sở dĩ người tiêu dùng thích mua dừa ở chợ vì được trực tiếp lựa chọn trái dừa tươi với số lượng lớn dừa được bày bán

Đa số người tiêu dùng mua dừa bày bán đại trà ở chợ và việc lựa chọn dừa là theo thói quen hoặc kinh nghiệm chứ không tìm hiểu rõ xuất xứ chỉ biết là ở Miền Tây nên mức độ nhận biết thương hiệu dừa Bến Tre của người tiêu dùng không cao, có một số người tiêu dùng còn không biết tên loại dừa mình đang dùng. Số lượng dừa dùng trung bình/hộ/tháng là >15 trái trong đó hộ dùng nhiều nhất lên đến 28 trái/tháng, ít nhất là 6 trái/tháng. Số lượng mỗi lần mua không nhiều, dao động từ 3-5 trái/lần

- Đối với giá dừa

Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì giá cả là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi mua của khách hàng. Với mức giá từ 8,000– 16,000VNĐ/trái (theo kết quả khảo sát) thì người tiêu dùng cho rằng hợp lý, có thể chấp nhận được. Còn mức giá trên 16,000 VNĐ /trái tỷ lệ người tiêu dùng chấp nhận ít hơn.

3.2.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị dừa tươi

3.2.3.1 Phân tích kinh tế tác nhân nông hộ

Đối với nông hộ, nếu không có những biến động giá bất thường, thì giá bán chênh lệch giữa mùa thuận và mùa nghịch dao động trong khoảng 20,000 – 30,000 VNĐ/chục (12 trái). Nếu tính cho 1,000 trái dừa, thì chi phí trung gian chiếm 25.8% doanh thu, giá trị gia tăng chiếm 74.2%. Trong tổng giá trị gia tăng, lao động chiếm 24.6%, lãi vay chiếm 0.6% và đặc biệt là chi phí liên lạc cùng chi phí cơ hội chiếm 72.1%. Lãi gộp chiếm 48.9% trong doanh thu nếu tiêu thụ được 1.000 trái dừa, người nông dân thu về mức lãi gộp 2,652,667 VNĐ, lãi ròng là 2,424,889 VNĐ nếu cộng thêm khoản chi phí lao động nhà (trồng và chăm sóc dừa,...) thì thu nhập của người nông dân là 3,758,222 đ/1,000 trái dừa. Với mức thu hoạch bình quân 18,000– 20,000 trái/năm/ha (15-17 thiên dừa/năm), người nông dân có mức thu nhập khoảng 56,373,330 đến 63,889,774 VNĐ/năm . Nếu ta từ đi chi phí cơ hội thì nông dân sẽ có thu nhập khoảng 71,373,330 đến 80,889,774 VNĐ/năm (Bảng 3-8).

Bảng 3-8: Hạch toán nông hộ, số liệu 2013 (tính cho 1,000 trái dừa) Khoản mục Nông hộ Giá trị (VNĐ) Phần trăm trong doanh thu (%) Phần trăm trong chi phí, giá trị gia tăng (%) Doanh thu 5,420,000 100

Chi phí trung gian ( IC)

1,401,000 25.8 100 Phân bón 371,000 6.8 26.5 Thuốc bảo vệ thực vật 20,000 0.4 1.4 Chi phí khác 1,010,000 18.6 72.1

Giá trị gia tăng

4,019,000 74.2 100

Lao động trồng dừa

1,333,333 24.6 33.2

Lao động (hái, gom, vận chuyển) 0.0 0.0

Chi phí lãi vay

33,000 0.6 0.8

Lãi gộp

2,652,667 48.9 66.0

Khấu hao và duy tu trang thiết bị

227,778 4.2 5.7

Lãi ròng

2,424,889 44.7

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2013 3.2.3.2 Phân tích kinh tế tác nhân hộ thu gom và mua bán dừa tươi

Đối với thương lái cấp 1, nếu không có những biến động giá bất thường, thì giá bán chênh lệch giữa mua và bán của các thương lái thu gom dao động trong khoảng 5,500VNĐ – 6,000 VNĐ /chục (12 trái). Nếu tính cho 1,000 trái dừa, thì chi phí trung gian chiếm 84.19% doanh thu, giá trị gia tăng chiếm 15.81%. Trong tổng giá trị gia

tăng, lao động chiếm 40.8%, lãi gộp chiếm 56.46%. Nếu tiêu thụ được 1,000 trái dừa, thương lái thu gom có mức lãi gộp là 577,000VNĐ, lãi ròng 542,278VNĐ, nếu cộng thêm khoản chi phí lao động nhà (công hái, thu gom..) thì thu nhập của thương lái thu gom 994,000 VNĐ/1,000 trái dừa. Với mức thu gom bình quân 57,600 trái/năm (48 thiên dừa/năm), họ có mức thu nhập khoảng 47,712,000VNĐ/ năm (Bảng 3-9)

Bảng 3-9 Hạch toán hộ thu gom dừa trái tươi (thương lái cấp 1), số liệu 2013 (tính cho 1,000 trái dừa)

Khoản mục Thương lái cấp 1 Giá trị %Trong doanh thu % trong IC, VA Doanh thu 6,465,000 100.00

Chi phí trung gian ( IC)

5,443,000 84.19

Mua dừa trái

5,420,000 99.58

Xăng dầu vận chuyển (mua, bán)

23,000 0.42

Giá trị gia tăng (VA)

1,022,000 15.81 100.00

Lao động (hái, gom và vận chuyển)

417,000 40.80

Chi phí thông tin liên lạc

10,000 0.98

Chi phí lãi vay

18,000 1.76 Chi khác 0.00 Lãi gộp 577,000 56.46

Khấu hao và duy tu trang thiết bị

34,722

Lãi ròng

542,278

3.2.3.3. Phân tích kinh tế tác nhân thương lái cấp 2

Đối với thương lái cấp 2, cũng tương tự như thương lái cấp 1, giá chênh lệch bình thường giữa giá mua - bán khoảng từ 5,500 VNĐ đến 10,000 VNĐ/chục dừa (12 trái). Việc thu mua dừa của họ gồm 2 đối tượng, mua trực tiếp từ nông dân và mua từ thương lái cấp 1. Trong phần tính toán lợi nhuận này được phân tích trên sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)