Các giải pháp nhằm nâng cấp chất lượng sản phẩm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 74)

- Điều đóng vai trò quan trọng trong giải pháp này là cần nâng cao nhận thức của các tác nhân. Trên cơ sở các tác nhân được tuyên truyền và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của uy tín và chất lượng sản phẩm đối với việc nâng cao giá trị cho toàn chuỗi, các tác nhân sẽ luôn chủ động trong:

. Học hỏi và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn trong đổi mới phương thức chăm sóc, bón phân và phòng ngừa sâu bệnh nếu nó thực sự mang lại hiệu quả

. Thay mới diện tích dừa già cỗi bằng giống dừa chất lượng với sự hỗ trợ một phần vốn cho nông hộ từ chính sách của nhà nước

. Tính toán, dự trù các chi phí phát sinh trên cơ sở đảm bảo thu nhập cho chính bản thân và các tác nhân khác ở khả năng có thể và không gây tổn hại đến lợi ích của các tác nhân khác và đặc biệt là người tiêu dùng

. Tác nhân thu gom có thể chuyển đổi từ việc vận chuyển hàng từ địa phương đến thành phố Hồ Chí Minh vừa mất nhiều thời gian và chi phí bằng cách vận chuyển bằng xe tải để kéo dài thời gian bảo quản của dừa khi đến tay người tiêu dùng

- Nhà nước cần tích cực hỗ trợ nhân dân để họ tin tưởng làm theo những chương trình, kế hoạch được nhà nước, các tổ chức hiệp hội và hội khuyến nông tỉnh

- Tỉnh Bến Tre cần phối hợp với viện nghiên cứu dầu và cây có dầu trực thuộc Bộ công thương, các công ty cổ phần chế biến nông sản nhằm hoàn thiện công nghệ bảo quản quả dừa không sử dụng hóa chất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ ( hiện tại đã có công nghệ bảo quản, giữ chất lượng ổn định trong suốt 45-50 ngày đã được áp dụng và xuất thử sang Hàn Quốc)

Mô hình 1: Trước mắt các đại lý, thương lái cấp 2 có thể tiếp tục duy trì hình thức thu mua thông qua các đại lý trung gian để đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm cho đặt hàng. Mặt khác, tiến hành triển khai đồng thời mô hình hợp tác dọc trong chuỗi của mình thông qua cơ chế hợp đồng. Hình thành mối liên kết giữa thương lái với nông dân thông qua các hình thức hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó hình thức hợp đồng thu mua gắn với đầu tư và bao tiêu sản phẩm nhằm tránh rủi ro cho cả người bán và người mua. Các thương lái có thể liên kết với nhau hình thành các doanh nghiệp thu mua và bao tiêu sản phẩm. Mô hình liên kết dọc là cả chuỗi gắn kết: nông hộ, doanh nghiệp, cơ sở cung cấp (vật tư, cây trồng, phân bón), ngân hàng, công ty bảo hiểm. Các chủ thể trong liên kết được ràng buộc bởi hợp đồng: bảo lãnh cung cấp giữa doanh nghiệp và các cơ sở cung cấp cây trồng, phân bón cho nông hộ, hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người mua, bảo trợ và cung cấp tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng, bảo lãnh giữa doanh nghiệp và công ty bảo hiểm. Các tác nhân cùng bắt tay tạo lập mối quan hệ chặt chẽ thông qua hình thức ký kết hợp đồng bao tiêu dài hạn và có sự đồng thuận cao.

Tác nhân thực hiện mô hình 1: nông dân, thương lái cấp 1, thương lái cấp 2, doanh nghiệp và các tác nhân hỗ trợ như Ngân hàng, công ty bảo hiểm, cơ sở cung cấp vật tư.

Mô hình 2- liên kết các nông: các nông hộ liên kết với nhau và kết hợp với thương lái thu gom có kinh nghiệm dựa trên quan hệ hợp tác hình thành các hợp tác xã, trong đó, thương lái có kinh nghiệm trong tìm kiếm đầu ra, tìm kiếm và ký kết hợp đồng trực tiếp với các thương lái cấp 2 hoặc các cơ sở, doanh nghiệp mua bán dừa tươi (bước đầu thực hiện tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh). Từ đó, phân bổ về cho mỗi nông hộ để cung ứng hàng, bỏ qua được khâu trung gian, chia sẻ lợi nhuận của hợp tác xã với nhau, giúp nhạy bén hơn với nhu cầu của thị trường, kịp thời đáp ứng nhanh và hiệu quả, đòi hỏi nhận thức về nâng cao chất lượng sản phẩm càng cao để có được thu nhập cao hơn so với việc nhận tiền ứng trước từ thương lái, sau đó thương lái tự quyết định giá mà không có sự lựa chọn nào khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 74)