- Biến đổi khí hậu trong dài hạn có thể tác động xấu đến quy mô canh tác và năng suất, sản lượng của ngành dừa Bến Tre.
- Dừa được trồng xen dừa lấy trái khô và một số cây trồng khác, sự manh mún nhỏ lẻ gây khó khăn trong quy hoạch phát triển để đạt được sản lượng và chất lượng đồng đều.
- Hiện tượng dừa treo và vấn đề kiểm soát dịch bệnh mà chủ yếu là bọ dừa ảnh hưởng bất lợi đến năng suất, sản lượng và chất lượng dừa Bến Tre.
- Ý thức và thói quen trồng trọt, kinh doanh nhỏ, thiếu hợp đồng.
- Thời gian gần đây, một số sản phẩm dừa tươi bị phát hiện không đảm bảo an toàn thực phẩm do ngâm chất bảo quản gây quan ngại cho người tiêu dùng dẫn đến sự biến động làm mất tính ổn định của sản phẩm dừa tươi trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
- Dừa tươi Bến Tre phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm dừa của các tỉnh khác (trực tiếp) và nước uống khác như nước ép các loại, nước đóng chai,…(gián tiếp)
- Thiếu thông tin kịp thời về biến động giá cả thị trường đặc biệt là tác nhân nông hộ
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Thông qua kết quả khảo sát thực trạng về khách hàng thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa trái tươi tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với việc phân tích chuỗi giá trị bằng việc phân tích các tác nhân trong chuỗi và phân tích kinh tế qua các số liệu hạch toán chi phí, lợi nhuận và giá trị gia tăng, phân phối lợi ích cho toàn chuỗi đã cho ta thấy được những điểm mạnh, yếu, các cơ hội, thách thức hiện nay. Đồng thời, chương 3 cũng phân tích để thấy được những điểm mạnh, hạn chế của quan hệ liên kết của tác nhân trong chuỗi. Tất cả những điều đó chính là cơ sở cho những chiến lược, giải pháp ưu tiên được đề xuất ở chương 4.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA TRÁI TƯƠI BẾN TRE
Trên cơ sở phân tích thực tế từ chương 3, chương này là những đề xuất chiến lược cùng các giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi của tỉnh Bến Tre