Phân tích điểm yếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 62)

suất và tăng sản lượng.

- Bến Tre có các giống dừa tốt, có năng suất trái và chất lượng cao, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của địa phương, hệ thống ngành nông nghiệp hỗ trợ về khoa học công nghệ nên tạo ra năng suất cao so với cả nước.

b. Sản phẩm và kênh phân phối sản phẩm

- Kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm dừa tươi Bến Tre được ưa chuộng vì những lợi ích từ trái dừa mang đến cho sức khỏe con người, nước dừa thì thanh, ngọt.

- Sản phẩm dừa tươi có giá trị kinh tế cao so với các loại trái cây khác trong vùng.

- Kênh phân phối dừa tươi Bến Tre rộng khắp từ khu vực nông thôn đến thành thị, được nhiều người biết đến.

- Nhu cầu của thị trường, đặc biệt thị trường thành phố Hồ Chí Minh cho sản phẩm dừa tươi là rất cao.

c. Thương mại – Tiêu dùng

- Thương mại các sản phẩm dừa ở Bến Tre phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự gắn kết với thị trường nội tỉnh và thị trường các tỉnh lân cận, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.

- Sản phẩm dừa tươi Bến Tre phần nào đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường, nhu cầu về nước uống vệ sinh, tự nhiên, dinh dưỡng là xu thế lựa chọn của người tiêu dùng ngày nay.

d. Nhân lực

- Nguồn nhân lực của tỉnh Bến Tre có số lượng lớn, có kinh nghiệm, chi phí nhân công tương đối rẻ so với mặt bằng giá lao động hiện tại

3.2.6.2 Phân tích điểm yếu a. Sản xuất a. Sản xuất

- Dừa tươi nói riêng và ngành dừa Bến Tre nói chung đã bắt đầu nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước cho các dự án phát triển ngành. Chiến lược phát triển toàn diện của tỉnh về ngành dừa nói chung và cho trái dừa tươi đang trong bước đầu tiến hành nên chưa thực sự mang lại hiệu quả và sự hưởng ứng từ các tác nhân.

- Cây dừa cũng phải cạnh tranh rất nhiều với nhiều loại hình trồng trọt khác và không còn nhiều diện tích để phát triển trong phạm vi tỉnh, nhận thức của người dân còn hạn chế trong chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng. Nhất là thời gian gần đây, đứng trước sự bấp bênh của giá dừa và lợi ích trước mắt của một số hộ nuôi tôm có hiệu quả khiến cho phần lớn diện tích dừa tươi đang cho trái đã bị đốn bỏ để đào vuông nuôi tôm.Vì vậy, khả năng sang năm sau diện tích canh tác dừa của toàn tỉnh sẽ giảm và khả năng mở rộng quy mô canh tác là rất thấp.

- Thói quen trồng dày cũng có thể hạn chế tiềm năng năng suất dừa và rút ngắn chu kỳ khai thác kinh doanh hiệu quả. Cụ thể thay vì trung bình 18- 22 cây/0.1ha, phần lớn hộ dân trong kết quả khảo sát cho thấy các hộ trồng từ 28-32 cây/0.1ha, có hộ mật độ trồng lên đến 35 cây/0.1ha

- Trước kia, người dân có thói quen mua cây giống giá rẻ, trôi nổi, áp dụng tiến bộ khoa học về giống chậm cũng phần nào làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng dừa chưa đồng đều ở thời điểm hiện tại

b. Sản phẩm và kênh phân phối sản phẩm

-Các tác nhân trong toàn chuỗi thực hành theo đúng quy trình chuỗi xưa nay vốn có, chưa quan tâm đến đầu tư chất lượng đồng bộ hay tạo ra thêm giá trị gia tăng cho chuỗi bằng những sản phẩm phụ hay sự liên kết, rút ngắn công đoạn để giảm bớt chi phí

- Thời gian bảo quản dừa tươi trong điều kiện tự nhiên khá ngắn

- Các sản phẩm dừa tươi còn thô, chưa tạo được sự bắt mắt cho người tiêu dùng, thiếu các sản phẩm đặc sắc (trang trí đẹp, bao bì vệ sinh,…) có giá trị kinh tế cao hơn

- Việc phát triển các sản phẩm phụ làm tăng giá trị gia tăng cho toàn chuỗi chưa được quan tâm đúng mức như nước dừa tươi đóng lon, nước dừa tắc, rau câu dừa và

rau câu bánh flan dừa,…nếu được đầu tư đặc biệt là về an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh - Về chất lượng: chưa thật sự tạo được niềm tin và sự an tâm, tin tưởng cho người tiêu dùng, họ còn lo ngại về chất lượng dừa tươi trước khi quyết định mua.

- Chưa phát triển và thấy được đặc trưng, thế mạnh vượt trội của dừa tươi Bến Tre so với địa phương khác để người tiêu dùng có sự so sánh và lựa chọn sản phẩm của mình.

- Kênh siêu thị chưa được quan tâm đúng mức, trong khi sản phẩm, nhãn mác dừa Bến Tre được bày bán là một cách để người tiêu dùng nhận dạng thương hiệu nhanh, sản phẩm dừa tươi được bán ở siêu thị kệ trưng bày sản phẩm không ghi xuất xứ dừa để nhận dạng thương hiệu của mình.

c. Thương mại – Tiêu dùng

- Tỉnh Bến Tre chưa có cơ chế điều tiết tài chính phù hợp để ổn định thị trường nguyên liệu. Biến động giá tăng liên tục gây ra thiệt hại lớn cho ngành dừa nói chung và sản phẩm dừa trái tươi nói riêng.

- Sản phẩm dừa tươi chưa được chú trọng xây dựng thương hiệu, sản phẩm dừa thường mang thương hiệu Miền Tây nói chung, chưa thật sự được chú ý và mang tên dừa tươi Bến Tre để tạo thành thói quen chọn lựa của người tiêu dùng.

- Quan hệ buôn bán chưa được xây dựng dựa trên nền tảng pháp lý nên chưa đảm bảo nguồn cung ứng và chất lượng như mong đợi.

- Các mối liên kết giữa các tác nhân lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ bởi các mâu thuẫn lợi ích cá nhân. Hệ thống các tác nhân còn xa lạ với các cơ chế liên kết trong chuỗi giá trị hiện đại, dẫn đến hệ quả khó xây dựng vùng cung cấp sản phẩm dừa tươi ổn định .

- Chưa tận dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá thương hiệu dừa tươi Bến Tre để tiếp cận và kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.

- Chưa tổ chức tốt các kênh thông tin về giá cả thị trường cho các tác nhân trong chuỗi.

- Vai trò của cơ quan nghiên cứu còn hạn chế trong việc phổ biến áp dụng các kỹ thuật mới cho nông dân. Các cơ quan nghiên cứu chưa tạo ra những đột phá trong công nghệ trồng dừa, hoặc công nghệ trồng trọt hiện đại chưa được phát triển, chưa đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu về quy trình tạo sản phẩm nước dừa tươi đóng chai.

- Thâm canh vườn dừa chỉ mới được áp dụng bước đầu và còn nhiều chênh lệch về nhận thức cũng như trình độ sản xuất của nông dân đối với thâm canh phát triển cây dừa.

e. Vốn

- Hiện nay, việc hỗ trợ vay vốn cho nông dân đầu tư trồng mới và cải tạo vườn dừa già cỗi đã được quan tâm nhưng tâm lý người dân ngại vay và muốn duy trì thu nhập tự dừa già tuổi hiện có hơn là chờ đợi vài năm để thu hoạch từ đầu tư mới.

- Ngân sách Nhà nước cấp tỉnh chưa đủ mạnh để thực hiện một chương trình đầu tư phát triển toàn diện ngành dừa để tạo ra năng lực cạnh tranh mới cho ngành và bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành dừa trong nhiều năm tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 62)