Phân tích tác nhân nông dân trồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 39)

Hộ nông dân là loại hình tổ chức sản xuất cơ bản ở Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Bến Tre. Hộ nông dân có các đặc trưng cơ bản là: vừa là đơn vị sản xuất; là đơn vị tiêu dùng, các thành viên trong hộ gia đình có quan hệ huyết thống và quan hệ kinh tế; hộ nông dân sử dụng lao động gia đình là lực lượng lao động chủ yếu cho các hoạt động kinh tế.

Về học vấn, hầu hết hộ nông dân trồng dừa có trình độ tiểu học và trung học cơ sở. Trong đó, số chủ hộ có trình độ trung học cơ sở chiếm 44% số mẫu điều tra. Nhóm thứ hai có trình độ học vấn tiểu học chiếm 35%. Ở các mức trình độ học vấn cao hơn, tỷ lệ tương đối thấp, ví dụ trình độ trung học phổ thông chiếm 19%, và trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 2%

Về đất đai của hộ nông dân trồng dừa Bến Tre, trong phạm vi điều tra, diện tích canh tác nông nghiệp trung bình 0.8 ha/hộ, số hộ có diện tích trồng dừa dưới 1 ha chiếm 92.5% số hộ. Có đến 20% hộ nông dân có từ 0.5 đến 1.0 ha đất trồng dừa. Số hộ có quy mô canh tác từ 1.0 đến 2.0 ha chỉ là 6.7 %. Tỷ lệ hộ có quy mô canh tác dừa lớn hơn 2 ha rất ít, chỉ đạt 0.8 %.

Bảng 3-1: Phân bố qui mô diện tích trồng dừa của nông hộ tỉnh Bến Tre, năm 2013

Qui mô diện tích trồng dừa/hộ Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Từ 0,1 đến 0,5 ha 24 20.0 Từ trên 0,5 đến 1,0 ha 87 72.5 Từ trên 1,0 đến 1,5 ha 6 5.0 Từ trên 1,5 đến 2,0 ha 2 1.7 Trên 2 ha 1 0.8 Tổng cộng 120 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2013

- Chi phí và cơ cấu chi phí :

Đối với nông hộ thì chi phí kinh doanh chủ yếu là chi phí lao động trồng dừa chiếm 44.5%, chi phí khác ( gồm chi phí cơ hội và chi phí liên lạc) chiếm khoảng 33.7%, chi phí phân bón chiếm 12.4%, khấu hao duy tu bảo dưỡng trang thiết bị chiếm 7.6%, chi phí lãi vay chiếm 1.1% và chi phí thuốc bảo vệ thực vật chiếm 0.7 (Bảng 3- 2):

Bảng 3-2: Chi phí và cơ cấu chi phí của nông hộ, số liệu 2013 ( tính cho 1.000 trái dừa) Khoản mục Nông hộ Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%) Phân bón 371,000 12.4 Thuốc bảo vệ thực vật 20,000 0.7 Chi phí khác 1,010,000 33.7 Lao động trồng dừa 1,333,333 44.5 Lao động (hái, gom, vận

chuyển)

0.0

Chi phí lãi vay

33,000 1.1 Lãi gộp

0.0

Khấu hao và duy tu trang

thiết bị 227,778 7.6

Tổng cộng 2,995,111

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2013

Đặt trong quan hệ kinh tế được thể hiện dưới dạng chuỗi giá trị, nông dân trồng dừa Bến Tre liên đới đến hai nhóm tác nhân chủ yếu, một là nhóm tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và hai là nhóm tác nhân tiêu thụ sản phẩm dừa trái của nông dân.

Nhóm tác nhân cung cấp đầu vào chủ yếu là thị trường lao động tự do, cung cấp nhân lực trồng và thu hái dừa trái. Các đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp địa phương chính là nơi cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các công cụ sản xuất khác cho nông dân. Trên thực tế, đại lý vật tư nông nghiệp cũng là một nguồn tín dụng phi chính thức đối với nông dân, thông qua hình thức bán vật tư trả chậm.

Các cơ quan nông nghiệp như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông – khuyến ngư, chi cục bảo vệ thực vật cung cấp các kiến thức công

nghệ và kỹ thuật, chủ yếu thông qua các khóa tập huấn kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật và hoạt động thực tiễn của nhân viên nông nghiệp.

Các ngân hàng thương mại mà chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng vốn cho nông dân trồng dừa.

Các tác nhân tiêu thụ dừa trái của nông dân là hệ thống thu gom và thương lái địa phương, bao gồm người thu gom tại ấp, tại xã, thương lái ở cùng huyện và thương lái hoặc cơ sở sơ chế dừa trái khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị dừa trái tươi tỉnh Bến Tre (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)