- Cao học 1 1 1 1
- Đại học 2 1 1 1 1
- Bồi dưỡng, tập huấn 10 12 18 8 15
Ngoài nước
- Cao học
- Tập huấn 1 2 1 1
(Nguồn: Báo cáo thống kê công tác đào tạo của công ty HPTD năm 2011)
Kinh phí đào tạo:
Kinh phí đào tạo được trích từ các nguồn sau: kinh phí đào tạo của Công ty; của Tập đoàn BCVT; kinh phí của các dự án hợp tác; kinh phí tham quan, đào tạo theo các hợp đồng mua sắm thiết bị.
Số liệu dưới đây cho thấy phần nào về mức độ đầu tư trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty HPTD.
BẢNG 04: CHI PHÍ ĐÀO TẠO CỦA CÔNG TY HPTD (2007-2011)
(ĐVT: Triệu đồng)
Hình thức đào tạo 2007 2008 2009 2010 2011
Trong nước 20 25 35 45 45
Ngoài nước 10 15 15 20 20
(Nguồn: Báo cáo thống kê công tác đào tạo của công ty HPTD năm 2011)
Qua bảng trên ta thấy chi phí đào tạo nguồn nhân lực tăng qua hàng năm từ năm 2007-2011; bình quân chi phí đào tạo là 50 triệu/năm. Với mức chi phí hàng năm như trên thì kinh phí đào tạo hiện nay là tương đối hợp lý.
Quyền lợi và trách nhiệm của CBCNV được cử đi đào tạo:
Đối với các trường hợp đào tạo dài hạn, CBCNV vẫn được hưởng mọi chế độ về lương, thưởng, phụ cấp như thời gian công tác. Được thanh toán công tác
phí, tiền thuê chỗ ở theo quy định hiện hành của công ty và Nhà nước. Cụ thể như sau: được hưởng 100% lương cơ bản và các phụ cấp khác; riêng phần lương khoán được hưởng xét theo kết quả học tập (nếu đạt từ loại giỏi trở lên: hưởng 70% hệ số mức độ phức tạp công việc của chức danh đang giữ, loại khá: 60%, trung bình: 50%, phải thi lại: 30%, trường hợp kỳ tập trung không có kiểm tra thì đơn vị xem xét và quyết định chất lượng theo xác nhận của nhà trường).
Tuy nhiên, người được cử đi đào tạo phải có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và phải đảm bảo việc sử dụng chuyên môn nghiệp vụ đó để phục vụ lâu dài tại Công ty theo cam kết nếu không phải đền bù toàn bộ chi phí đào tạo.
BẢNG 05: TRÁCH NHIỆM CÔNG TÁC CỦA CBCNV SAU KHI ĐÀO TẠO
Thời hạn đào tạo Công ty sau khi được đào tạoThời gian phải làm việc cho