Vị trí, vai trò của các DNNVV ở Tỉnh Phú Thọ đã và đang đƣợc khẳng định. Vì vậy, Tỉnh Phú Thọ cần nhanh chóng tạo lập khung khổ pháp lý rõ ràng và chuẩn xác, làm cơ sở pháp lý cho việc hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV. Xây dựng định hƣớng chiến lƣợc phát triển các loại DNNVV trong từng thời kỳ, gắn chặt với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, của từng ngành, lĩnh vực và từng vùng kinh tế, đổi mới quản lý của Nhà nƣớc đối với DNNVV .
3.3.2.1. Hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nướ c
Tăng cƣờng hiệu lực hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nƣớc đối với DN, một mặt vừa phải hoàn thiện tổ chức bộ máy, đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, mặt khác cần từng bƣớc tách dần các chức năng hiện nay
đang lẫn lộn giữa quản lý Nhà nƣớc về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh, chức năng hành chính với dịch vụ công; phân định và làm rõ quy chế pháp lý đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, nhằm xây dựng nền hành chính lành mạnh, minh bạch và trong sạch.
Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành, phối hợp với các đơn vị liên quan thƣờng xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại các DN. Kiểm tra điều kiện kinh doanh theo quy định đối với DN, tập trung vào một số lĩnh vực: hành nghề y dƣợc tƣ nhân, tƣ vấn xây dựng, kinh doanh xăng dầu, môi giới việc làm, xuất khẩu lao động, dịch vụ bảo vệ, dịch vụ cầm đồ...
Chủ động gặp gỡ, trao đổi và lắng nghe các phản hồi, phản ánh từ DN, đa dạng hóa các hình thức đối thoại (qua trang web, hộp thƣ điện tử, hệ thống giao ban trực tuyến của tỉnh) thƣờng xuyên gặp gỡ, đối thoại trực tiếp để giải quyết kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc của các DN và hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh.
Bổ sung cán bộ đủ năng lực và trình độ, thạo việc và am hiểu công việc, cũng nhƣ có chế tài xử lý cụ thể đối với các hành vi sách nhiễu của cán bộ công chức trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp.
Giao cho Hiệp hội DNNVV, các tổ chức, trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tƣ vấn trong lĩnh vực tín dụng, đầu tƣ phối hợp với ngân hàng tổ chức các lớp tập huấn cho doanh nghiệp về tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, nhất là về khâu lập dự án, chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Xây dựng phƣơng án Nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm , hàng hóa của các DNNVV tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2020. Đây là dự án trong Chƣơng trình Quốc gia mà Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành tại Quyết định 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010.
3.3.2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính
Nhằm tạo môi trƣờng thể chế thông thoáng hơn và thu hút tốt hơn các nguồn lực nƣớc ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, cần phải thay đổi nhận thức về mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà Nƣớc và các doanh nghiệp. Để thực hiện đƣợc cải cách hành chính có hiệu quả, Tỉnh Phú Thọ cần tiếp tục đẩy mạnh mô hình “một cửa" trong các lĩnh vực ĐKKD, xét cấp ƣu đãi đầu tƣ, cấp mã số thuế, mã số hải quan, chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...
Rà soát chức năng nhiệm vụ những cơ quan có liên quan đến tiếp xúc, phục vụ DN. Tiếp tục cải tiến và phân cấp quản lý cho các sở, ngành, địa phƣơng.
3.3.2.3. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Tỉnh tiếp tục đầu tƣ nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh nhƣ: Đầu tƣ xây dựng khu - cụm công nghiệp nhỏ, cấp điện, cấp nƣớc cho sản xuất, xử lý nƣớc thải, chất thải trong các khu công nghiệp, kho tàng, bến bãi...ƣu tiên đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, vƣờn ƣơm DN, khu công nghệ cao, trong đó chú trọng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học...
Khuyến khích DNNVV đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nhằm chuyển dịch đẩy mạnh cơ cấu vốn đầu tƣ của DNNVV khối dân doanh.
3.3.2.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển DNNVV
Tỉnh có cơ chế hợp tác với Trung tâm hỗ trợ DNNVV của các bộ, ngành, Trung Ƣơng để các DNNVV đƣợc tiếp nhận hỗ trợ tƣ vấn về thị trƣờng, tài chính, công nghệ và kỹ thuật, cải tiến trang thiết bị, hƣớng dẫn quản lý kỹ thuật và bảo dƣỡng trang thiết bị, tiếp cận công nghệ mới và bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý cho các DN.
Xây dựng các chính sách ƣu đãi để tuyên truyền, vận động ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài có tài lực về hợp tác đầu tƣ với DNNVV Phú Thọ.
Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV liên doanh, liên kết đầu tƣ với các DN nƣớc ngoài.
Hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho các DNNVV đặt chi nhánh văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài hoặc đầu tƣ ra nƣớc ngoài.
Kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ để thành lập quỹ tín dụng, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội phát triển DNNVV Tỉnh.
3.3.2.5. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Các chủ trƣơng, cơ chế chính sách, giải pháp của Tỉnh phải đáp đảm bảo các DN đƣợc đối xử bình đẳng trong đầu tƣ, tín dụng, thuê đất, định giá tài sản, đánh giá tín nhiệm.
Nhằm hỗ trợ DNNVV phát triển mảng dịch vụ, các DNNVV cần đƣợc tham gia cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công để đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Định kỳ tổ chức, đối thoại giữa DN với các cơ quan chức năng theo các chủ đề có vƣớng mắc. Các cơ chế chính sách của Tỉnh trƣớc khi ban hành cần tham khảo ý kiến của cộng đồng DN thông qua các hiệp hội, câu lạc bộ...khi ban hành cần phải tổ chức phổ biến rộng rãi và hƣớng dẫn thi hành đến các cấp, các ngành, các hiệp hội và DN.
Sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách ƣu đãi giữa DN trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài theo hƣớng các DN nếu đầu tƣ vào các lĩnh vực, ngành nghề, khu vực khuyến khích đều đƣợc hƣởng quyền lợi nhƣ nhau, đảm bảo cho DN đƣợc đối xử bình đẳng, cạnh tranh công bằng, lành mạnh.
Cơ quan quản lý nhà nƣớc không can thiệp sâu vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN, mọi tranh chấp phát sinh phải đƣợc đƣa ra trọng tài kinh tế hoặc đƣợc toà án kinh tế giải quyết theo luật pháp.
Tăng cƣờng hiệu quả và tính minh bạch đối với các dịch vụ hành chính, giảm chi phí các dịch vụ công ích, thực thi pháp luật công bằng và nghiêm minh trên địa bàn Tỉnh, bãi bỏ các quy định không bình đẳng, hạn chế gây khó khăn cho hoạt động của DNNVV.
3.3.2.6. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn với DNNVV
Ở tất cả các nƣớc cũng nhƣ các địa phƣơng trong cả nƣớc, sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và các DNNVV của địa phƣơng là một trong những yếu tố tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý, góp phần tạo ra sự phát triển của cả DN lớn và DNNVV. Phát triển mối liên kết giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ. Mối liên kết này là một yếu tố khách quan xuất phát từ sự phân công lao động xã hội. Quá trình chuyên môn hóa ngày càng phát triển, càng đòi hỏi sự hợp tác liên kết kinh tế. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp cũng chính là hình thức tổ chức SXKD nhằm khai thác sức mạnh của các thành phần kinh tế. Khi năng lực cạnh tranh còn yếu, tự thân các DNNVV phải biết tạo mối liên kết với nhau hoặc liên kết với doanh nghiệp lớn để cùng nhau phát triển.
Phú Thọ có lợi thế là một Tỉnh có công nghiệp phát triển sớm ở Việt Nam, hiện nay trên địa bàn Tỉnh có các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nƣớc và một số doanh nghiệp cổ phần nhƣ: Giấy Bãi Bằng, Phân bón SUPER hóa chất Lâm Thao, Xi măng Hữu Nghị…Do yêu cầu kỹ thuật và hạn chế về vốn, lao động có tay nghề nên các DNNVV hiện nay chỉ cần đảm nhận những khâu sản xuất phụ, đảm nhận nguyên liệu đầu vào…giúp các doanh nghiệp lớn tập trung vào sản xuất, nhiệm vụ trọng tâm có hiệu quả hơn. Trên thực tế, đã xuất hiện một số quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ khá hiệu quả. Tuy nhiên so với tiềm năng, mối quan hệ này còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp lớn vẫn phải tiếp
nhận khá lớn nguyên liệu đầu vào, bao bì đựng sản phẩm…của các DNNVV ở nơi khác mà các DNNVV trên địa bàn có khả năng cung cấp cho các doanh nghiệp lớn này. Chính vì vậy cần thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với các DNNVV trên địa bàn. Tỉnh cần có các chính sách, cơ chế, biện pháp khai thông mối quan hệ này, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc về quản lý kinh tế phù hợp với cơ chế thị trƣờng.
KẾT LUẬN
DNNVV Phú Thọ đóng góp vào GDP của tỉnh trên 35% nhƣng có vị trí, vai trò xã hội đặc biệt quan trọng: góp phần không nhỏ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp của Tỉnh.Vì vậy, việc hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là hết sức cần thiết.
Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ thích đáng, DNNVV Phú Thọ đã đạt đƣợc những thành quả quan trọng, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp không ngừng gia tăng, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, DNNVV trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý nên chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của Tỉnh. Trong các DNNVV thì công nghệ sản xuất vẫn còn thô sơ, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ quản lý và trình độ tay nghề của các lao động trong các doanh nghiệp còn hạn chế. Sản phẩm hàng hóa còn kém chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, khả năng cạnh tranh kém, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn thiếu và chƣa đạt hiệu quả.
Qua quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu, nội dung luận văn đã đạt đƣợc các kết quả nhƣ sau:
- Hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về DNNVV, về chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với DNNVV: khái niệm, tiêu chí, phân loại,vai trò, ƣu thế, hạn chế của DNNVV trong nền kinh tế thị trƣờng; tác động của nhà nƣớc với sự phát triển của loại hình DN này. Tìm hiểu kinh nghiệm nƣớc ngoài và các địa phƣơng khác ở trong nƣớc để rút ra bài học kinh nghiệm và phát triển DNNVV ở tỉnh Phú Thọ
- Đã phân tích làm rõ đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Phú Thọ chi phối sự phát triển các loại hình DNNVV; phân tích thực trạng hoạt động của DNNVV trên các khía cạnh; phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các
biện pháp hỗ trợ DNNVV của tỉnh Phú Thọ vá rút ra các nhận xét đánh giá về thành công, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất quan điểm và hệ thống các giải pháp đồng bộ có tính khả thi nhằm tiếp tục phát triển DNNVV ở Phú Thọ trong thời gian tới.
Việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV ở Phú Thọ cần có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ trƣớc hết của các cấp chính quyền, các ngành trong tỉnh và sau đó là sự phối hợp giữa cơ quan chính quyền với các tổ chức hiệp hội, đoàn thể và chính các doanh nghiệp, doanh nhân.
Tuy đã cố gắng để hoàn thành luận văn nhƣng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài viết của tác giả không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của thầy cô giáo để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và đầu tƣ (2005), Báo cáo kế hoạch 5 năm 2009-2013 phát triển DNNVV
2. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2005) DNNVV của Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
3. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp DNNVV
4. Hiệp hội DNNVV tỉnh Phú Thọ(2011) Báo cáo tổng kết hoạt động của Hiệp hội DNNVV Phú Thọ thời kỳ 2012-2013
5. Trần Thị Vân Hoa (2003), Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ vừa và nhỏ, Luận án tiến sỹ, đại học KTQD Hà Nội
6. Ngô Quang Minh (2005), Hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Chính Trị quốc gia, Hà Nội
7. Hà Xuân Phƣơng, Đỗ Minh Tuân, Chu Minh Phƣơng (2001) Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
8. Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2009-2013 9. Sở Kế hoạch và đầu tƣ Phú Thọ (2013), Báo cáo tổng kết tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2009-2013
10. Nguyễn Văn Toán (2006) Luận văn Xây dựng chiến lược phát tr iển doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ giai đoạn 2001-2010
11. Hoàng Văn Thụ (2005). Luận văn Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa trên đi ̣a bàn tỉnh Thanh Hóa
12. UBND Tỉnh Phú Thọ (2013), Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
13. Website: www.phutho.gov.vn , www.dpi.phutho.gov.vn , www.gso.gov.vn