Các hoạt động hỗ trợ DNNVV tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 51)

Thực hiện Nghị định 56/2009/ NĐ-CP và các chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng trợ giúp phát triển DNNVV, hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng hỗ trợ DNNVV tại Phú Thọ ngày càng đƣợc tăng cƣờng, bao gồm: Sở KH&ĐT, Sở Thƣơng mại và các sở, ngành chức năng... Việc thực hiện các chức năng hỗ trợ đối với DNNVV ngày càng đƣợc các cấp, các ngành thực hiện tốt hơn. Các biện pháp hỗ trợ DNNVV đã và đang thực hiện nhƣ sau:

2.3.1.1. Đơn giản hoá thủ tục hành chính

* Thực hiện cơ chế một cửa

UBND Tỉnh thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg, ngày 04/9/2003 và Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 (thay thế Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg) của Thủ tƣớng Chính phủ, về ban hành Quy chế thực hiện "Một cửa" tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc tại địa phƣơng; Kế hoạch số: 2539/ KH-UB ngày 03/10/2003 của UBND Tỉnh và các Quyết định số 3193/2004/QĐ-CT ngày 18/10/2004; Quyết định số 1565/2007/QĐ-UB ngày 28/6/2007 của Chủ tịch UBND Tỉnh về việc thực hiện cơ chế "Một cửa" trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân.

Đến nay, 100% số sở, ban, ngành, UBND huyện, thành, thị, UBND xã, phƣờng, thị trấn của Tỉnh đều đã triển khai áp dụng thực hiện cơ chế “Một cửa” để giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân. Quy trình giải quyết, hồ sơ, thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết đƣợc công khai, ở nhiều lĩnh vực rút ngắn thời gian so với trƣớc khi chƣa thực hiện nhƣ: Thời gian cấp đăng ký mới đƣợc rút ngắn từ 7 ngày xuống còn 3 ngày, cấp giấy sử dụng quyền sử dụng đất theo quy định 22 ngày nay thực hiện còn 15 ngày...

Thực hiện cơ chế “Một cửa” đã hạn chế tệ nạn quan liêu, hách dịch, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, giúp giảm phiền hà, tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí của tổ chức, công dân; tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tƣ nhân phát triển nên đƣợc đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ.

* Thực hiện cơ chế một cửa liên thông

Thực hiện Quyết định số 2193/QĐ-UBND ngày 07/8/2009 (thay thế Quyết định số 2147/QĐ-UBND ngày 27/8/2007) của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, cấp phép dấu, cấp giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ, chứng nhận quyền sử dụng đất, các ngành, nghề, lĩnh vực đầu tƣ liên quan, giải quyết công việc của công dân và doanh nghiệp; nghiên cứu ban hành quy định về tăng cƣờng công tác phối hợp quản lý Nhà nƣớc giữa các cấp, các ngành đối với các doanh ngiệp sau đăng ký kinh doanh. Thủ tục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp đã đƣợc thực hiện một cách đơn giản, gọn nhẹ theo đúng Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn Luật Doanh nghiệp 2005. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ liên thông với Công an tỉnh và Cục thuế tỉnh thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp; UBND thành phố, huyện, thị liên thông với UBND các xã, phƣờng thực hiện quản lý trong lĩnh vực đất đai.

* Rà soát đơn giản thủ tục hành chính

Thực hiện Quyết định số 3544/QĐ-UBND ngày 28/11/2008, Tổ thực hiện đề án 30 của Tỉnh đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc giai đoạn 2009-2013.

* Tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp

Trong quá trình tiếp nhận, trả lời hồ sơ và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp, các cán bộ, công chức đã hƣớng dẫn đầy đủ, cụ thể về thủ tục; nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân, không có biểu hiện gây khó khăn, sách nhiễu phiền hà cho doanh nghiệp.

2.3.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Thị trƣờng lao động đang mở ra nhiều hình thức và theo hƣớng công nghiệp hóa, đòi hỏi nguồn nhân lực phải đào tạo để có trình độ tay nghề chuyên môn cao, đáp ứng các yêu cầu của sản xuất. Song nguồn nhân lực của Tỉnh hiện nay chất lƣợng còn thấp, cơ cấu trình độ ngành nghề chƣa hợp lý, năng lực đào tạo, giảng dạy hạn chế. Do đó sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không kịp thời nâng cao về chất lƣợng, đổi mới cơ cấu ngành, nghề đào tạo, gắn đào tạo với thị trƣờng lao động. Đặc biệt, đối với các DNNVV đang phải đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình. Điều đáng chú ý là hiện nay các sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao, có kỹ năng giỏi thƣờng làm cho các doanh nghiệp lớn.

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động đã đƣợc Tỉnh quan tâm về phát triển mạng lƣới đào tạo, qui mô đào tạo, đầu tƣ cơ sơ vật chất các trƣờng dạy nghề hiện có, đội ngũ giáo viên và chƣơng trình đào tạo. Từ năm 2009-2013, Sở Công Thƣơng hỗ trợ DNNVV theo chƣơng trình của Chính phủ đã tổ chức 75 lớp, đào tạo cho trên 3.500 lƣợt ngƣời với nguồn kinh phí do ngân sách Tỉnh chi tổng cộng là 1,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Tỉnh

còn giao cho Sở Công Thƣơng phối hợp với các trƣờng đại học, cao đẳng, Tỉnh đoàn, Trung tâm giới thiệu việc làm, Liên hiệp phụ nữ... tổ chức khóa học bồi dƣỡng về quản trị doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp cho trên 2.000 cán bộ quản lý doanh nghiệp; đào tạo và nâng cao tay nghề cho trên 5.000 lao động.

2.3.1.3. Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp

Sở Công thƣơng với nòng cốt là Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại, chịu trách nhiệm tham mƣu cho UBND tỉnh về xúc tiến thƣơng mại, thông tin thị trƣờng, giá cả hàng hoá, trợ giúp DNNVV mở rộng thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm, trợ giúp việc trƣng bày giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Nhằm hỗ trợ, tƣ vấn pháp lý cho DNNVV, Tỉnh đã thành lập các trung tâm hỗ trợ, tƣ vấn và nghiên cứu theo từng lĩnh vực chuyên ngành; đƣa vào sử dụng cổng thông tin điện tử của Tỉnh, hệ thống đăng ký kinh doanh, thông tin doanh nghiệp qua mạng.

Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính Phủ, tỉnh Phú Thọ đã kiện toàn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND huyện; thành lập một số đơn vị sự nghiệp và tổ chức xã hội, nhằm tƣ vấn, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp; thành lập các Trung tâm xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại và du lịch, Trung tâm quy hoạch, Trung tâm phát triển quỹ đất, Hiệp hội doanh nghiệp để hỗ trợ DNNVV trong quá trình hoạt động và phát triển.

Tỉnh cũng ban hành các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về công tác phổ biến giáo dục pháp luật về kinh tế tƣ nhân, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Quản lý thuế, Luật về khiếu nại tố cáo. Bình quân mỗi cuộc thi, Ban tổ chức nhận đƣợc khoảng 300.000 bài dự thi.

2.3.1.4 . Hỗ trợ nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh

Tỉnh đã thành lập Trung tâm khuyến công - tƣ vấn và tiết kiệm năng lƣợng, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ... UBND tỉnh cũng đã phê duyệt

Dự án đầu tƣ xây dựng chƣơng trình tăng năng suất chất lƣợng cho các DNNVV trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2011-2015 trong chƣơng trình hỗ trợ khoa học công nghệ cho DNNVV. Tuy nhiên việc tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc với doanh nghiệp còn ít, chƣa phát hiện và giải quyết đƣợc các vấn đề vƣớng mắc của doanh nghiệp kịp thời. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ.

2.3.1.5. Hỗ trợ về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh

Để tạo điều kiện cho DNNVV có mặt bằng sản xuất, kinh doanh, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thực hiện nhiệm vụ hành chính công; thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong việc thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, rút ngắn thời gian thực hiện các công việc trên so với qui định là 07 ngày làm việc. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, dành quỹ đất để đầu tƣ xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề. UBND tỉnh Phú Thọ rất quan tâm đến tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Tính đến nay, Tỉnh đã quy hoạch xây dựng 9 khu công nghiệp, liên hợp dịch vụ với diện tích là 4.256 ha; 24 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha và 3.000 ha quỹ đất dự phòng đáp ứng nhu cầu đầu tƣ của doanh nghiệp.

2.3.1.6. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn

Nhu cầu về vay vốn để đầu tƣ là một trong những yêu cầu bức xúc của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Vừa qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nƣớc thông qua quỹ hỗ trợ phát triển cũng rất tích cực, nhƣ việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ: số doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ là 2.650 doanh nghiệp, với tổng số lãi vay đƣợc hỗ trợ là 103,418 tỷ đồng.

Các hoạt động hỗ trợ tín dụng này đã góp phần tích cực cho các DNNVV chống suy giảm kinh tế, mở rộng đầu tƣ, phát triển sản xuất và phát triển ngành, nghề. Mặc dù vậy, chính quyền địa phƣơng cho đến nay chƣa thành lập đƣợc Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, vì gặp khó khăn trong việc huy động vốn điều lệ của các tổ chức ngân hàng và doanh nghiệp, nên tình trạng thiếu vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đang là rào cản lớn cho sự phát triển của DNNVV trên địa bàn Tỉnh.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)