Số lƣợng, cơ cấu ngành và qui mô DNNVV của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 42)

2.2.1.1. Số lượng và quy mô

Thực tế trong những năm qua, sự phát triển vƣợt bậc kể cả về số lƣợng và chất lƣợng của các DNNVV đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trƣởng cũng nhƣ ngân sách, tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân, góp phần quan trọng trong việc huy động vốn đầu tƣ trong dân cho phát triển kinh tế- xã hội. Đến hết năm 2013, Phú Thọ có 2.723 DNNVV, chiến hơn 95% trên tổng số doanh nghiệp toàn Tỉnh. Những năm gần đây do khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu đã có ảnh hƣởng rất lớn đến sự gia tăng của số lƣợng DNNVV, đã có nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể nên kể cả thành lập mới tổng số DNNVV hàng năm thống kê đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.4. Số lượng DNNVV hoạt động giai đoạn 2007-2013

Năm Tổng số DNNVV 2007 1432 2008 1885 2009 2250 2010 2409 2011 2532 2012 2652 2013 2723 (Tổng cục thống kê Phú Thọ, 2013) 2.2.1.2 Kết cấu vốn

Giai đoạn 2009-2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song nguồn vốn trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê của Tỉnh, số vốn đăng ký (gồm cả đăng ký

mới và đăng ký bổ sung) đạt hơn 16.009,4 tỷ đồng (tƣơng đƣơng khoảng 842,6 triệu USD), trong đó khu vực tƣ nhân là 10.013 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 5.996,4 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 315,6 triệu USD), tăng gần 3 lần so với giai đoạn 2000-2005.

Nhƣng với mức vốn trên, các đơn vị kinh tế tƣ nhân mới chỉ đủ đầu tƣ cho đất đai, nhà xƣởng và một phần nhỏ cho trang thiết bị ban đầu cần thiết để sản xuất kinh doanh. Điều đó phần nào giải thích tại sao khả năng thay đổi thiết bị công nghệ còn thấp và cũng có ý nghĩa là các cơ sở trên muốn hoạt động đƣợc phải đi vay hầu hết vốn lƣu động.

Theo số liệu của cuộc khảo sát 500 doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh năm 2012 của Sở KH&ĐT cho thấy các DNNVV trên địa bàn có hiệu quả sử dụng vốn thấp và kết quả sản xuất không cao.

Bảng 2.5 : Tỷ trọng đầu tƣ của doanh nghiệp nhỏ và vừa Năm Tổng số DN Theo quy mô vốn( Tỷ đồng)

Dƣới 1 Từ 1-5 Từ 5-10 2009 2250 982 590 678 2010 2409 978 677 754 2011 2532 1012 659 861 2012 2652 931 788 933 2013 2723 863 868 992

( Nguồn: Tổng cục Thống kê Tỉnh Phú Thọ,2013)

2.2.1.3. Kết cấu loại hình DN và ngành nghề kinh doanh

Các DNNVV của Tỉnh bao gồm cả doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty tƣ nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo số liệu của phòng đăng ký kinh doanh, hết năm 2013 số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký thành lập mới tăng nhanh, khu vực

doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng gấp hơn 2 lần, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2001-2005.

Đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc, do thực hiện việc tổ chức, sắp xếp lại nên số lƣợng doanh nghiệp có xu hƣớng giảm dần. Đến hết 2012 việc sắp xếp chuyển đổi đã hoàn thành theo kế hoạch đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt.

Kết cấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp nhƣ sau: doanh nghiệp tƣ nhân là 2.658, chiếm 97,61%, doanh nghiệp Nhà nƣớc là 2, chiếm 0,07%, doanh nghiệp

Bảng 2.6 .Kết cấu DNNVV tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2013 Loại hình DN 2009 2010 2011 2012 2013

DN Nhà nƣớc 1 2 2 2 2

DN Tƣ nhân 2205 2357 2476 2594 2658

DN có Vốn ĐTNN 44 50 54 56 63

Cộng 2250 2409 2532 2652 2723

( Nguồn: Tổng cục Thống kê Tỉnh Phú Thọ,2013)

Phân loại theo ngành nghề kinh doanh, các DNNVV của Tỉnh gồm 575 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, 1002 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, 1146 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ.

2.3.1.4. Lực lượng lao động

DNNVV thuộc các loại hình kinh tế (kể cả mới thành lập và mở rộng quy mô) đã tạo ra khoảng 45 ngàn việc làm mới, đƣa tổng số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp 59,5 ngàn lao động, chiếm khoảng 11% tổng số lao động xã hội.

Nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, linh hoạt, thích ứng với môi trƣờng luôn luôn biến đổi là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của các

doanh nghiệp. Điều đó càng trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam ra nhập WTO. Nhận thức đƣợc điều đó, các DNNVV trên địa bàn Tỉnh đã có những nỗ lực nâng cao trình độ tay nghề cho lao động của mình. Tuy nhiên lao động có trình độ cao còn ít, ngƣời lao động còn tâm lý chƣa thực yên tâm khi làm việc cho các DNNVV. Một số doanh nghiệp chƣa thực hiện tốt chế độ tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động nên chƣa thu hút đƣợc lao động giỏi, có tay nghề cao. . Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê Tỉnh thì tỉ lệ lao động qua đào tạo những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt: năm 2005 tỉ lệ lao động qua đào tạo là 27,2%, năm 2009 là 40.7% và năm 2013 là 49% trong đó đào tạo nghề đạt 33%.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2005 2009 2013

Hình 2.1. Tỉ lệ lao động qua đào tạo ( %)

Tuy nhiên nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp, cơ cấu trình độ ngành nghề chƣa phù hợp. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Tỷ lệ công nhân lành nghề, công nhân có kỹ thuật cao còn quá thấp.số đƣợc đào tạo rất ít, chủ yếu là lao động giản đơn.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)