Đóng góp của DNNVV trên địa bàn Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 46)

2.2.2.1 Đóng góp về mặt kinh tế:

Qua nhiều năm phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa Tỉnh Phú Thọ có những đóng góp ngày càng lớn đối với toàn bộ nền kinh tế của Tỉnh. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội của Tỉnh.

a) Đóng góp vào tăng trƣởng GDP của tỉnh: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tỉnh góp phần đáng kể vào GDP và tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh do số lƣợng doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bố rộng khắp trong hầu hết các ngành, lĩnh vực Từ chỗ tỷ lệ đóng góp trong GDP của khu vực DNNVV không đáng kể vào những năm đầu 90, đến nay tỷ lệ này tƣơng đối cao và ngày một tăng. Năm 2004 khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào GDP với tỷ lệ là 27%, năm 2005 là 28,5%, năm 2007 là 31% và đến năm 2013 chiếm 35%. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 N¨m 2006 N¨m 2005 N¨m 2004 N¨m 2007 N¨m 2013 Hình 2.2. Đóng góp vào GDP của Tỉnh (%)

b) Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ: Sự phát triển của các DNNVV Phú Thọ đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng CNH – HĐH. Năm 2009, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: NLN-TS 35%; CN - XD 35 %, TM-DV 30% đến năm 2013, cơ cấu ngành kinh tế đã là: NLN-TS 21%; CN - XD 37 %; TM-DV là 42%. 0 10 20 30 40 50 2013 2009 NLN-TS CN-XD TM-DV NLN-TS CN-XD TM-DV Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế của tỉnh ( %)

Lao động trong khu vực NLN-TS đang có xu hƣớng giảm. Đóng góp vào quá trình dịch chuyển cơ cấu nhanh này chính là vai trò của các DNNVV. Các DNNVV mới thành lập chủ yếu hoạt động trong khu vực CN - XD và DV, làm tăng đóng góp của hai ngành này trong GDP của tỉnh, đồng thời các DN này cũng giải quyết việc làm cho một số lƣợng lớn lao động nông thôn.

c) Góp phần tạo nguồn ngân sách choTỉnh.

Tỷ trọng đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc của DNNVV trong 5 năm qua có xu hƣớng tăng lên, từ khoảng 61 tỷ đồng (năm 2005) lên 74 tỷ đồng

(năm 2006) đến năm 2013 đạt 210 tỷ đồng, chiếm hơn 28% tổng thu ngân sách và tăng bình quân 20,4%/năm. Nguồn tăng ngân sách tăng chủ yếu từ nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Các loại thuế khác: thuế môn bài, thuế Thu nhập cá nhân nộp thay ngƣời lao động có xu hƣớng không tăng mạnh do chính sách thuế của Nhà nƣớc về miễn giảm và thay đổi mức thu nhập chịu thuế.

0 50 100 150 200 250

Năm 2013 Năm 2006

Năm 2005

Hình 2.4. Đóng góp Ngân sách Nhà nƣớc (Tỷ đồng)

d) Phát huy các nguồn lực của địa phƣơng: Phát triển các DNNVV Phú Thọ góp phần vào việc giải phóng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại địa phƣơng. Các DNNVV Phú Thọ trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, với quy mô lao động bình quân chỉ khoảng 30 ngƣời/ doanh nghiệp, quy mô vốn khoảng trên 2 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này huy động đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong gia đình, các hộ kinh doanh cũng nhƣ giải quyết việc làm tại chỗ cho một bộ phận ngƣời lao động. Đây là đóng góp lớn của các DNNVV Phú Thọ bởi vì khi các doanh nghiệp lớn không phát huy đƣợc những nội dung này, Phú Thọ chƣa có thị trƣờng chứng khoán để

huy động vốn nhàn rỗi vào các hoạt động kinh tế thì chính các DNNVV đã thực hiện đƣợc vai trò này.

2.2.2.2 Đóng góp về mặt xã hội:

a) Phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm: Doanh nghiệp, hiệp hội DNNVV Tỉnh tích cực tham gia đóng góp xây dựng các công trình văn hóa, trƣờng học, đƣờng giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa và những đóng góp phúc lợi xã hội khác nhƣ đóng góp xây dựng trƣờng THPT dân lập Vũ Thê Lang (TP Việt Trì) và ba nhà tình nghĩa huyện Thanh Thủy, đƣờng giao thông nông thôn huyện Thanh Ba, Hạ Hòa...

b) Tạo việc làm và nâng cao đời sống của ngƣời dân: Góp phần tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho ngƣời lao động: Theo thống kê thì hàng năm Tỉnh có thêm khoảng 18500-19000 ngƣời đến tuổi tham gia thị trƣờng lao động; ngoài ra, số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ. Nhu cầu hàng năm phải tạo thêm đƣợc hàng nghìn việc làm đang là một áp lực xã hội mạnh đối với các cấp chính quyền trên địa bàn Tỉnh. Việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới không chỉ giải quyết vấn đề của xã hội, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển cả về kinh tế và xã hội.

Do khu vực kinh tế nhà nƣớc trên địa bàn Tỉnh đang thực hiện sắp xếp đổi mới lại nên không những không thể thu hút them lao động mà còn tăng thêm số lao động dôi dƣ. Khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Tỉnh mỗi năm cũng chỉ tạo thêm đƣợc khoảng 800-1000 chỗ làm mới, một tỷ lệ không đáng kể. Nhƣ vậy, phần lớn số ngƣời tham gia lực lƣợng lao động trông chờ vào khu vực nông thôn và khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong những năm qua, ƣớc tính cho thấy đã có khoảng 45000 chỗ việc làm mới đƣợc tạo ra nhờ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể mới thành lập và mở rộng quy mô kinh doanh theo luật doanh nghiệp, đƣa tổng số lao

động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn Tỉnh. Đây là sự đóng góp tích cực vào ổn định chính trị xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức của ngƣời lao động trên địa bàn Tỉnh.

c) Góp phần khôi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề thủ công truyền thống tạo ra lƣợng sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại với chất lƣợng kỹ, mỹ thuật ngày càng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho các thị trƣờng có dung lƣợng nhỏ mà các doanh nghiệp lớn không quan tâm. Chính vì vậy các làng nghề này có tầm quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống ngƣời lao động . Các làng nghề nhƣ Hùng Lô ở Việt Trì chế biến mì, bún, bánh; làng nghề nón lá ở Cẩm Khê , làng mộc Minh Đức ở Tam Nông... ngày càng phát triển , là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế của Tỉnh Phú Tho ̣.

d) Bƣớc đầu tham gia vào quá trình hình thành mối liên kết DNNVV với các doanh nghiệp lớn.

Mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp lớn đã bƣớc đầu đƣợc hình thành và phát triển trong thời gian vừa qua. Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đã có mối quan hệ lien kết với các doanh nghiệp lớn trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lƣới công nghiệp bổ trợ và đặc biệt là tạo ra mạng lƣới vệ tinh phân phối sản phẩm. Có thể nói, đây là mối quan hệ hai chiều, rằng buộc lẫn nhau, các doanh nghiệp lớn đảm bảo vững chắc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa về thị trƣờng, tài chính, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý . Ngƣợc lại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo cho các doanh nghiệp lớn về công nghệ bổ trợ , mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nƣớc .Trong lĩnh vƣ̣c dê ̣t may , công ty TNHH Minh Hà

cung cấp sợi cho công ty CP Dê ̣t Vĩ nh Phú; công ty CP Ngo ̣c Anh chuyên nhâ ̣n đa ̣i lý tiêu thu bia của công ty bia Viger Viê ̣t Trì....

Nhƣ vậy, DNNVV nhìn chung là năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trƣờng, góp phần gìn giữ và phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Các DNNVV phát triển đúng hƣớng sẽ góp phần xây dựng một nền sản xuất lớn, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa một cách nhanh chóng và bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)