Định hƣớng hỗ trợ phát triển DNNVV ở Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 70)

Xác định phát triển DNNVV là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; trong những năm tới chú trọng phát triển về số lƣợng đi đôi với nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa về loại hình, quy mô; là hƣớng đột phá, tạo sự chuyển dịch căn bản về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời với bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Phát triển DNNVV là nhiệm vụ chiến lƣợc lâu dài do đó cần phải huy động các nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngoài; cần có sự tham gia của Nhà nƣớc, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nhân dân.

Trợ giúp doanh nghiệp là một giải pháp quan trọng trong phát triển DNNVV; Nhà nƣớc tạo môi trƣờng pháp luật, cơ chế chính sách thuận lợi, xóa bỏ bao cấp, chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp; với phƣơng châm: “Tùy theo khả năng của nguồn lực sẽ ƣu tiên hỗ trợ các mục tiêu phát triển chung, trọng điểm, trọng tâm có thời hạn và có điều kiện”.

Đẩy mạnh việc thành lập các doanh nghiệp tại các địa bàn hiện có ít doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2017 tỉnh Phú Thọ có 3.300 – 3.500 trong đó có khoảng 10 doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp mũi nhọn của tỉnh (hàng năm tăng khoảng từ 15- 20%); đạt mức bình quân 300-350 dân/1 DN.

Hình thành thêm các khu, cụm công nghiệp lớn tại Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh và thị xã Phú Thọ đề giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động lớn ở Tỉnh.

Đóng góp vào GDP của tỉnh chiếm trên 40%.

Tỷ lệ doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt khoảng 15% tổng số DNNVV.

Đóng góp 30% trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn. Sử dụng khoảng 15% lao động xã hội.

Số lƣợt ngƣời trong các doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ đào tạo từ Chƣơng trình đào tạo nhân lực cho DNNVV giai đoạn 2011-2015 khoảng 8.000 lƣợt ngƣời.

Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi, sắp xếp lại mô hình quản lý phù hợp nhƣ: Công ty cổ phần, mô hình công ty mẹ- công ty con, công ty vệ tinh ... để huy động thêm nguồn lực cho sản xuất kinh doanh; hình thành một hệ thống liên kết CN sản xuất vật liệu xây dựng, CN khai khoáng... hƣớng đến hình thành tập đoàn kinh tế CN đa ngành nghề.

Tập trung đẩy mạnh thực hiện trong năm 2017 định hƣớng cho doanh nghiệp, doanh nhân hợp tác, liên doanh, liên kết, ƣu tiên khuyến khích vào các lĩnh vực sản xuất có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động nhƣ: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản; liên kết phát triển công nghiệp dệt may; công nghiệp khai khoáng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản phẩm gỗ; vật liệu xây dựng;...

Tăng cƣờng đầu tƣ mở rộng sản xuất, đào tạo tay nghề kỹ thuật cho công nhân, chọn hƣớng đi phù hợp trong xây dựng chiến lƣợc sản phẩm, tận dụng lợi thế những đơn hàng nhỏ kết hợp đầu tƣ mặt hàng phục vụ thị trƣờng nội địa để quảng bá, khẳng định thƣơng hiệu.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 70)