DNNVV có vai trò không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân, vì thế ở mỗi nƣớc đều có chính sách hỗ trợ phát triển loại hình doanh nghiệp này.
1.3.1.1. Chính sách, biện pháp hỗ trợ DNNVV của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia dành sự quan tâm rất lớn cho việc phát triển DNNVV. Truớc thập niên 1970, việc hình thành và phát triển DNNVV chƣa đƣợc chú trọng. Năm 1980, chính phủ Hàn Quốc mới bắt đầu chú ý xây dựng các thể chế và biện pháp hỗ trợ DNNVV. Năm 1986, Hàn Quốc đã ban hành luật “Tăng cƣờng hình thành DNNVV “ làm cơ sở pháp lý để phát triển khu vực này..
Kế hoạch dài hạn về phát triển công nhgiệp vừa và nhỏ bắt đầu thực hiện từ năm 1982 nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sử dụng lao động của khu vực này. Liên đoàn Xúc tiến công ngiệp vừa và nhỏ là một tổ chức giữ vai trog trung tâm điều phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ cho khu vực DNNVV. Chính phủ cũng đã thành lập một quỹ xúc tiến công nghiệp vừa và nhỏ để cung cấp những khoản tín dụng dài hạn, lãi xuất thấp. Ngân hàng thƣơng mại quốc gia phải dành một tỷ lệ nhất định là 25% tín dụng để đầu tƣ cho các DNNVV.
Mô ̣t số chính sách tiêu biểu và biện pháp hỗ trợ DNNVV của Hàn Quốc nhƣ sau:
Phát triển thầu phụ công nghiệp: Trƣớc hết ban hành đạo luật khuyến khích hệ thống hợp đồng thầu thụ để bảo vệ cho các DNNVV trong mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn. Chính phủ quy định bắt buộc các bên ký hợp đồng sản xuất và mua bán sản phẩm của DNNVV phải thanh toán bằng tiền mặt ngay sau khi đƣợc giao hàng. Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ, sẽ đƣợc vay 50% vốn. Những Doanh nghiệp giao hợp đồng phụ cho các DNNVV sẽ đƣợc giảm thuế 10% nếu đầu tƣ vào các dự án thử nghiệm hoặc đầu tƣ vào nâng cao kỹ thuật của doanh nghiệp thực hiện hợp đồng phụ.
Hỗ trợ phát triển, thương mại hoá sản phẩm mới và công nghệ mới: Chính phủ hỗ trợ tài chính do các DNNVV sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại. Thành lập 3 tổ chức tài chính khuyến khích phát minh và sáng chế công nghệ là: “Tổ chức hợp pháp phát triển công nghệ Hàn Quốc”; “Tổ chức hợp pháp đầu tƣ phát triển” và “Tổ chức hợp pháp tài chính công nghệ”, bảo đảm cho các tổ chức này nhận đƣợc 70% vốn vay của ngân hàng để làm dịch vụ hỗ trợ.
Hỗ trợ phát triển thị trường: Nhà nƣớc hỗ trợ thị trƣờng bằng cách công bố những mặt hàng độc quyền sản xuất dành riêng cho DNNVV.
Các biện pháp hỗ trợ vốn, tín dụng, thuế: Thông qua chính sách cho vay, ngân hàng phải dành phần lớn vốn vay của mình cho các DNNVV.
Thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng: Tạo điều kiện cho DNNVV vay với lãi suất ƣu đãi.
Trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển khu vực DNNVV. Những thay đổi về chính sách nhằm đặt khu vực DNNVV vào vị trí phù hợp nhất và khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế. Xét một cách tổng quát, các chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu chủ yếu là: Thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển của các DNNVV; tăng cƣờng lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà doanh nghiệp và ngƣời lao động tại các DNNVV; khắc phục tính bất lợi của DNNVV gặp phải; hỗ trợ tính tự lực của DNNVV.
Một số nội dung chủ yếu của các chính sách:
Cải cách pháp lý: Luật cơ bản về DNNVV đƣợc ban hành năm 1999 hỗ trợ cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNNVV với những thay đổi của môi trƣờng kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu công ty. Các Luật tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp mới và Luật hỗ trợ DNNVV đổi mới trong kinh doanh, khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập doanh nghiệp mới, tăng nguồn cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ và đổi mới. Luật xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở DNNVV hỗ trợ cho việc tăng cƣờng sức cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu vực bán hàng. Một hệ thống cứu tế hỗ trợ cũng đã đƣợc thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của các DNNVV…
Hỗ trợ về vốn: Để giúp các DNNVV thỏa mãn nhu cầu về vốn và phát huy những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp này cho nền kinh tế quốc gia và một số lĩnh vực xã hội, Nhật Bản đã cải thiện các chính sách trợ cấp kinh tế, chủ yếu bao gồm chính sách trợ cấp tài chính và chính sách cho vay ƣu đãi.
Với chính sách trợ cấp tài chính, Chính phủ Nhật Bản sẽ tài trợ trực tiếp cho đầu tƣ đổi mới công nghệ để khuyến khích các DNNVV áp dụng những công nghệ mới. Theo Luật Khuyến khích Các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, Nhật Bản cấp vốn cho các DNNVV sáng tạo để phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật.
Với chính sách tín dụng ƣu đãi, chính phủ cấp những khoản vay với lãi suất thấp (lãi suất thấp hơn so với lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại) cho các DNNVV thông qua các ngân hàng phục vụ chính sách. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể có đủ vốn để phát triển công nghệ mới, thuê mƣớn trang thiết bị, nâng cấp công suất vận hành của máy móc, từ đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Trong trƣờng hợp các DNNVV bị yếu thế trong cạnh tranh, chính phủ sẽ bảo hộ bằng cách cho vay trực tiếp với lãi suất thấp và dài hạn. Hỗ trợ có thể dƣới dạng các khoản cho vay thông thƣờng với lãi xuất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ƣu đãi theo các mục tiêu chính sách.
Hệ thống hỗ trợ tăng cƣờng cơ sở quản lý các DNNVV ở từng khu vực, các khoản vay đƣợc thực hiện tùy theo điều kiện của khu vực thông qua một quỹ đƣợc đóng góp chung bởi chính quyền trung ƣơng và các chính quyền địa phƣơng và đƣợc ký quỹ ở một thể chế tài chính tƣ nhân.
- Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của các doanh nghiệp nhỏ đƣợc áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ không đòi hỏi phải có thế chấp bảo lãnh.
- Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các thể chế tài chính tƣ nhân. Còn hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt, đã hoạt động từ năm 1998, có chức năng nhƣ một mạng lƣới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng nhằm góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV.
- Công ty TNHH tƣ vấn và đầu tƣ DNNVV (SBIC), thành lập năm 1963, đã thực hiện nhiều kế hoạch và chƣơng trình đầu tƣ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp vốn cổ phần, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới thành lập, đầu tƣ cho các công ty R&D và các công ty đã trƣởng thành.
- Hỗ trợ về công nghệ và đổi mới: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nhận đƣợc các chính sách hỗ trợ cho hoạt động R&D hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mới dựa trên công nghệ. Các khoản trợ cấp, bảo lãnh vốn vay và đầu tƣ trực tiếp cho DNNVV đƣợc tiến hành theo các quy định của Luật xúc tiến các hoạt động sáng tạo của DNNVV. Các DNNVV thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần và trái phiếu công ty đƣợc hỗ trợ bởi các quỹ rủi ro bởi các địa phƣơng. Còn Hệ thống nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ ở Nhật Bản (SBI) cung cấp tài chính cho DNNVV có hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới trong các giai đoạn đầu thiết kế sản phẩm hoặc các quy trình sản xuất mới. Để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua áp dụng công nghệ thông tin, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền bá thông tin và ứng dụng các phần mềm tin học đƣợc hỗ trợ bởi chính quyền địa phƣơng, bao gồm các dịch vụ tƣ vấn và dịch vụ phát triển doanh nghiệp kiểu mẫu.
- Hỗ trợ về quản lý: Hoạt động tƣ vấn quản lý kinh doanh đƣợc thực hiện thông qua Hệ thống đánh giá DNNVV. Mỗi quận, huyện, chính quyền của 12 thành phố lớn đánh giá các điều kiện quản lý của DNNVV, đƣa ra các khuyến nghị cụ thể và cung cấp hƣớng dẫn.
- Viện Quản lý kinh doanh nhỏ và Công nghệ thực hiện các chƣơng trình đào tạo cho các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật của DNNVV và đội ngũ nhân sự của các quận huyện. Việc tăng cƣờng tiếp cận DNNVV là một ƣu
tiên của Chính phủ. Sách trắng của DNNVV đƣợc xuất bản hàng năm chứa đựng nhiều thông tin về khu vực doanh nghiệp này dựa trên các cuộc điều tra về thực trạng trong lĩnh vực thƣơng mại và công nghiệp.
- Xúc tiến xuất khẩu: Chính phủ Nhật Bản cung cấp những hƣớng dẫn và dịch vụ thông tin cho các DNNVV nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh ở nƣớc ngoài. Chƣơng trình môi giới tƣ vấn và kinh doanh tạo cơ hội cho các DNNVV của Nhật Bản cũng nhƣ của nƣớc ngoài có thể đăng ký trực tiếp vào cơ sở dữ liệu trên mạng Internet và quảng cáo các loại liên kết kinh doanh hoặc liên minh chiến lƣợc mà doanh nghiệp tìm kiếm.