Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 59)

Để cho các DNNVV phát triển có hiệu quả cần phải có một hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc nói chung và của Tỉnh Phú Thọ nói riêng, phải thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Các chính sách thƣờng sử dụng là: Chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách công nghệ…

2.3.3.1. Chính sách thuế

Thuế là một trong những công cụ quản lý điều tiết vĩ mô rất quan trọng, tạo nguồn thu ngân sách, đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các hoạt động kinh tế-xã hội nhằm khuyến khích các hoạt động nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế… Riêng đối với tỉnh Phú Thọ đã vận dụng khéo léo, linh hoạt chính sách thuế theo đúng các quy định của Nhà nƣớc và đặc thù riêng của Tỉnh nhƣ việc miễn giảm 30% thuế TNDN và giãn nộp thuế thêm 3 tháng. Vì vậy, giai đoạn 2009-2013 chính sách thuế đã có tác động rất lớn đến sự phát triển nhanh chóng của các DNNVV. Tuy nhiên, sự vận dụng chƣa đƣợc triệt để theo từng lĩnh vực, từng địa bàn, đôi lúc bị chồng chéo giữa các loại thuế gây mất công bằng, mất bình đẳng giữa các doanh nghiệp và các thành phần sở hữu. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn áp dụng các hình thức kê khai, quyết toán thuế theo quy định của Nhà nƣớc nhƣ: Thuế VAT, thuế thu nhập Doanh nghiệp…

Theo số liệu của Sở Kế hoạch Đầu tƣ, tính đến 31/12/2013, còn 42 doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhƣng chƣa làm thủ tục đăng kí mã số thuế, khoảng 90% doanh nghiệp đã đăng kí mã số thuế thực tế đang hoạt động còn lại là doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc đã giải thể, phá sản…Nhƣ

vậy, việc chấp hành pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng trên địa bàn Tỉnh còn nhiều bất cập.

Qua khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn thì hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng biểu mẫu báo cáo quyết toán thuế còn quá phức tạp và không thực tế, chƣa phù hợp với trình độ của đại đa số DNNVV. Việc triển khai thực hiện, thủ tục miễn giảm thuế trong ƣu đãi đầu tƣ còn nhiều khó khăn, phức tạp, chƣa minh bạch. Thủ tục hoàn thuế VAT còn quá phức tạp và kéo dài, đa số các DNNVV không có đủ cơ sở pháp lý, hoá đơn, chứng từ để chứng minh mua bán thành phẩm, nguyên liệu đầu vào là của các hộ dân không có hoá đơn VAT.

Nhƣ vậy, việc hỗ trợ DNNVV bằng chính sách giãn, giảm thuế là giải pháp toàn diện, khi thực hiện phải có trọng tâm, tập trung ƣu tiên cho các DNNVV và cần đƣợc tiếp sức một cách sớm nhất.

2.3.3.2. Chính sách hỗ trợ vốn

Trong quá trình phát triển thì vấn đề bức xúc nhất của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các DNNVV nói riêng là vốn. Vốn là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hầu hết các DNNVV đang gặp khó khăn về vốn, trong khi nhu cầu vốn của toàn xã hội đang ngày càng ra tăng. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn, vốn chủ yếu là vốn tự có và vốn vay từ ngƣời thân, bạn bè… Trong điều kiện hiện nay, thị trƣờng chứng khoán còn chƣa phát triển đầy đủ, còn chứa đựng nhiều rủ ro thì chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nƣớc và của Tỉnh là một hƣớng quan trọng để giải quyết vấn đề vốn hiện nay của doanh nghiệp.

Tỉnh đã mở rộng đối tƣợng vay, hoạt động của hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng đƣợc đẩy mạnh, tổng vốn tín dụng huy động tại chỗ tăng nhanh, bình quân tăng 15-20%/năm (đáp ứng 77,87% nhu cầu vay).

2.3.3.3. Chính sách đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng

Nhiều DNNVV thiếu mặt bằng sản xuất, nhất là ở thành phố Việt Vrì, thị xã Phú Thọ. Việc thực hiện chính sách đất đai cho phát triển DNNVV trong công nghiệp chƣa thống nhất ở các huyện, thành phố nên có nơi vẫn chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất. Chính sách đất đai của Tỉnh đã quy định rõ: Đối với từng loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp phải theo quy hoạch tổng thể của Tỉnh, nhƣng khi đi vào vận dụng thực tế, chính sách này chƣa đƣợc triển khai đúng đắn hoặc triển khai rất chậm. Tình hình sử dụng đất đai sai mục đích còn diễn ra phổ biến. Theo thống kê thì năm 2009 có tới 25 vụ sử dụng và cấp giấy phép sai quy định. Trên thực tế các DNNVV hiện nay hoặc với mặt bằng cũ do lịch sử để lại, hoặc đƣợc cấp mới tùy thuộc từng địa phƣơng nhƣng không theo quy hoạch. Chỉ có một số DNNVV (chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nƣớc) đƣợc cấp quyền sử dụng đất, còn đa số phải thuê đất. Còn có sự phân biệt đối xử trong giao, cho thuê đất giữa DNNN với DN dân doanh; giữa DN lớn và DNNVV; thời gian, thủ tục còn rƣờm rà, kéo dài. Giá đất còn cao và tiêu chí để đƣợc thuê đất đối với DNNVV, nhất là DN dân doanh không đáp ứng đƣợc. Theo kết quả điều tra của chi cục thuế Tỉnh có tới 90% doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất - kinh doanh trên đất thổ cƣ hoặc đi thuê lại của tổ chức, cá nhân khác; chỉ có 5% thuê đƣợc đất của nhà nƣớc. Hiện tại nhiều doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu thuê đất để tổ chức sản xuất - kinh doanh nhƣng chƣa thuê đƣợc, điều này có thể khẳng định những khó khăn cho các doanh nghiệp là thực tế gần nhƣ phổ biến; gây trở ngại nghiêm trọng đối với sự phát triển của khu vực DNNVV.

Đối với phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ nhƣ: Mạng lƣới giao thông, mạng lƣới điện, mạng lƣới cấp và thoát nƣớc… Phú Thọ đã có những đầu tƣ rất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng nhƣng so với mặt bằng chung của cả nƣớc còn chậm, chƣa đồng bộ và chƣa có tác động lớn đến việc phát triển DNNVV.

2.3.3.4. Chính sách công nghệ, đào tạo

Đây là chính sách tƣơng đối mới đƣợc vận dụng tại Tỉnh Phú Thọ thông qua các cơ quan, tổ chức dƣới hình thức tƣ vấn công nghệ và đào tạo. Các DNNVV ở Phú Thọ hiện nay đang gặp khó khăn về đổi mới công nghệ- thiết bị, khó khăn về thông tin nhƣ không nắm rõ đối tác, không biết tìm nguồn công nghệ phù hợp và tính cạnh tranh của công nghệ nhƣ thế nào, khó khăn về tài chính… Phần lớn các công nghệ và kỹ thuật do các DNNVV tự tìm kiếm, trong khi đó chính sách công nghệ của Phú Thọ mới chỉ dừng ở phƣơng hƣớng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn với DNNVV trong việc chuyển giao công nghệ mới chỉ xuất hiện ở bƣớc đầu. Các trung tâm tƣ vấn công nghệ, trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm đã góp phần rất lớn cho việc đầu tƣ công nghệ mới, nguồn nhân lực cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng đảm bảo đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngày 21 tháng 12 năm 2012 UBND Tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định 25/2012/QĐ-UBND về việc hỗ trợ các DNSX công nghiệp nhỏ và vừa đầu tƣ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong một số lĩnh vực ƣu tiên nhƣ công nghệ sinh học, chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống, giấy, gỗ... đã khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ tạo đà phát triển cho các DNNVV. Hoạt động đổi mới công nghệ đƣợc hỗ trợ đến 10% giá trị công nghệ đổi mới và tổng kinh phí hỗ trợ tối đa đến 300 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)