Thọ
Trên cơ sở phân tích thực trạng, những kết luận và những quan điểm, định hƣớng phát triển DNNVV ở trên, có thể nêu một số giải pháp chủ yếu sau:
3.3.1. Hoàn thiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến khích các DNNVV phát triển
3.3.1.1. Chính sách tài chính, tín dụng
Giống nhƣ mọi doanh nghiệp khác, DNNVV cần có vốn để tồn tại và phát triển. Bên cạnh vốn tự có, có hai nguồn vốn hiện nay rất cần thiết đối với các DNNVV đó là vốn và tín dụng.
Tình hình phổ biến của các DNNVV trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ hiện nay là gặp khó khăn về tài chính, nhất là thiếu vốn để đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn cho đầu tƣ phát triển trên thực tế diễn ra chậm và không đáng kể. Để khai thông tài chính, tín dụng cho đầu tƣ phát triển DNNVV cần có những giải pháp ở tầm vĩ mô của Nhà nƣớc, của ngân hàng và sự năng động sáng tạo của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Đối với Nhà nƣớc
+ Tăng cƣờng huy động nguồn vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn dài hạn cho các dự án nói chung, đặc biệt là các dự án đầu tƣ chiều sâu, sản xuất sản phẩm mũi nhọn; tạo điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tƣ dài hạn cho các doanh nghiệp triển khai đầu tƣ chiều sâu; thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để DNNVV có khả năng tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất ƣu đãi.
+ Tạo ra một sân chơi bình đẳng về tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp để tất cả ngƣời đi vay tuân thủ những thủ tục giống nhau.
+ Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trƣờng, cải tiến thủ tục cho vay đối với DNNVV theo hƣớng đơn giản hoá, rõ ràng hơn nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay. Các ngân hàng
khi cho doanh nghiệp vay vốn cần xem đây là hoạt động đầu tƣ, ngân hàng giữ vai trò theo dõi và hỗ trợ để doanh nghiệp phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn vay; tƣ tƣởng chủ nợ và con nợ phải đƣợc xoá bỏ.
+ Nhà nƣớc cần hỗ trợ cho các DNNVV sản xuất trong các ngành công nghiệp là thế mạnh của Tỉnh nhƣ: Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống, giấy, gỗ; sản xuất nhiên liệu tái tạo;sản xuất vật liệu xây dựng không nung, vật liệu mới; cơ khí chế tạo máy, công nghiệp hỗ trợ; xử lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng.
+ Để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNNVV Tỉnh cần: quy định các ngân hàng thƣơng mại phải duy trì tỷ lệ cho vay bắt buộc tối thiểu đối với DNNVV ; có cơ chế hỗ trợ khuyến khích các ngân hàng thƣơng mại mỏ rộng cung ứng tín dụng cho DNNVV ; khuyến khích các ngân hàng thƣơng mại áp dụng hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để tăng
cƣờng khả năng cho vay tín chấp đối với các DNNVV ; thành lập ngân hàng chính sách cung cấp tín dụng riêng cho các DNNVV nhất là trong bối cảnh đang nghiên cứu thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại thì có thể chuyển một số ngân hàng sang thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ này ; đẩy nhanh tiến độ thành lập Quỹ phát triển DNNVV của Việt Nam theo Nghị định 56/2009/NĐ- CP để trợ giúp DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị doanh nghiệp
- Đối với các DNNVV: Cần xây dựng các phƣơng án sản xuất kinh doanh có khả thi để vay vốn trên cơ sở làm rõ hiệu quả sản xuất kinh doanh hoặc hợp đồng kinh tế ký kết, khả năng và thời gian hoàn vốn, mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp, có phƣơng án bảo toàn vốn vay...
3.3.1.2. Chính sách thuế
Cần phải thực hiện chính sách này theo hai nội dung cơ bản là hệ thống thuế chung đã đƣợc đổi mới và chính sách thuế đối với DNNVV. Trong hệ
thống thuế chung cần thay đổi theo hƣớng: Đơn giản hóa thuế suất, cụ thể hóa miễn giảm thuế, tránh đánh thuế chồng chéo…Riêng đối với chính sách thuế cho DNNVV, Tỉnh có thể đƣa ra các đối tƣợng ƣu đãi, tăng thời gian ƣu đãi, miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, sử dụng nhiều lao động.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nƣớc tới các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và nghiêm chỉnh chấp hành.
Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan Nhà nƣớc trong việc giám sát, kiểm tra doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, giải quyết kịp thời những khó khăn vƣớng mắc, sớm phát hiện và xử lý nghiêm các trƣờng hợp sai phạm trong quản lý kinh tế.
3.3.1.3. Chính sách đất đai
Hiện nay các DNNVV thƣờng có mặt bằng sản xuất rất hạn hẹp, phân tán, khả năng mở rộng sản xuất là rất khó khăn, đôi lúc phải tận dụng cả nhà ở để kinh doanh. Nhƣ vậy, Tỉnh phải có các ƣu đãi nhất định về đất đai cho các doanh nghiệp có khả năng sản xuất theo đúng hƣớng của Tỉnh. Phải nghiên cứu hoàn thiện các quy hoạch sử dụng đất, tránh tình trạng đầu tƣ không đúng quy hoạch...Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật Đất đai.
Có chính sách ƣu đãi, miễn giảm giá thuê đất đối với một số ngành, lĩnh vực SXKD. Tỉnh khuyến khích đầu tƣ, có cơ chế ƣu đãi riêng về giá thuê đất đối với từng khu, cụm công nghiệp và các vùng khác trong Tỉnh để các nhà đầu tƣ nghiên cứu quyết định đầu tƣ.
Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra, kiểm kê sử dụng đất. Đảm bảo những cam kết về đáp ứng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về quỹ đất để hình thành các DNNVV...
Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch và đầu tƣ cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất kinh doanh; đầu tƣ xây dựng các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trƣờng nhất là các khu công nghiệp và làng nghề.
3.3.1.4. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Những vấn đề nổi cộm trong đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ chủ doanh nghiệp trong thời gian qua đã ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNVV. Hầu hết các DNNVV không đủ khả năng để đầu tƣ cũng nhƣ không có đủ điều kiện cho nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển chuyên môn theo đòi hỏi công việc. Do đó trong thời gian tới việc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực và đội ngũ chủ doanh nghiệp cần tập trung một số nhiệm vụ sau:
- Trƣớc hết, để giải quyết việc làm cho số lao động địa phƣơng bị thất nghiệp, Tỉnh cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động chƣa qua đào tạo, cụ thể nhƣ: Giảm giá thuê đất, hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, miễn phí thông báo tuyển dụng trên đài và báo, định kỳ tổ chức hội chợ việc làm để ngƣời lao động tự tìm hiểu với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ...
- Ngành nghề đào tạo: Mở rộng hệ thống các trƣờng đào tạo nghề của tỉnh, trong đó tập trung vào đào tạo các nghề trong những lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh nhƣ cơ khí, điện, may mặc, giấy, hƣớng dẫn viên du lịch..., đồng thời nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo.
- Chất lƣợng đào tạo: Kiểm soát chặt chẽ nội dung, quy trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề, yêu cầu thực hiện nghiêm túc Quy chế đào tạo. Cho phép các cơ sở đào tạo liên kết với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng thực hành cho học viên để các doanh nghiệp không phải đào tạo lại
- Thực hiện các ƣu đãi đặc biệt đối với các dự án thành lập mới một số trƣờng dạy nghề tƣ thục chất lƣợng cao, tổ chức đào tạo miễn phí cho các cán bộ quản lý nhân lực của các doanh nghiệp
- Tăng cƣờng công tác giáo dục, đào tạo, đa dạng hóa loại hình đào tạo các công nhân có tay nghề cao bằng cách tổ chức các lớp học nâng cao tay nghề, mở các trƣờng đào tạo cấp chứng chỉ, bồi dƣỡng bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau để phù hợp với yêu cầu của chủ doanh nghiệp.
- Thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng cho các chủ DNNVV, xây dựng những chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng thiết thực cho đội ngũ này. Hiện nay thực hiện công tác này ở Phú Thọ chỉ có Trung tâm khuyến công và Tƣ vấn công nghiệp Phú Thọ thực hiện tƣơng đối có hiệu quả. Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, kỹ thuật giao lƣu với nƣớc ngoài để kịp thời nắm bắt đƣợc các thông tin, cập nhật thị trƣờng, các đối tác kinh doanh và các đối thủ cạnh tranh.
3.3.1.5. Chính sách trợ giúp phát triển công nghệ
Tỉnh Phú Thọ cần xác định đổi mới công nghệ chỉ khi có thị trƣờng và dựa vào thị trƣờng để đổi mới, tránh lãng phí, rủi ro trong đầu tƣ công nghệ. Phải dự báo đƣợc khả năng phát triển của công nghệ, thị trƣờng sản phẩm công nghệ mang lại, đầu tƣ đổi mới công nghệ ở những ngành lĩnh vực Phú Thọ có lợi thế nhƣ giấy, hóa chất, dệt may, phân bón, chế biến nông sản thực phẩm. Tuy nhiên, nội dung và bƣớc đi trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị cần phải có các lộ trình, có các phƣơng án tính toán phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng tiếp cận thị trƣờng của doanh nghiệp. Có thể nêu ra một số giải pháp nhƣ:
- Chuyển giao công nghệ- thiết bị giữa các doanh nghiệp lớn với các DNNVV có cùng ngành sản xuất để tận dụng khả năng nắm bắt công nghệ của các doanh nghiệp lớn đi trƣớc.
- Cải tiến máy móc thiết bị- công nghệ cũ để tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.
- Không nên đổi mới công nghệ- thiết bị ở những khâu mà lao động thủ công có thể đảm nhiệm đƣợc và đảm nhiệm tốt để tận dụng lao động dôi dƣ tại địa phƣơng và cũng giảm chi phí giá thành sản phẩm.
- Chú trọng nâng cao trình độ tiếp thu công nghệ và khả năng vận hành máy móc thiết bị cho ngƣời lao động, tiết kiệm, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Có các chính sách trợ giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhƣ: Chính sách về thuế, mặt bằng sản xuất…
- Tạo các áp lực và môi trƣờng thuận lợi để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. UBND Tỉnh nên tạo ra các áp lực ở mức cần thiết để doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại bằng cách ra các văn bản quy định thời gian sử dụng công nghệ cho mỗi ngành, tạo sự cạnh tranh mới trong những ngành sản xuất có ƣu thế của Tỉnh.