Một số bài học kinh nghiệm rút ra về hỗ trợ phát triển DNNVV

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 35)

phố trong quá trình phát triển mới chỉ theo chiều rộng. Ngoài những khó khăn trăn trở ngại từ phía bản thân, các DNNVV còn gặp khó khăn, trở ngại từ phía cơ quan chính quyền địa phƣơng nhƣ:

+ Những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho nội dung phát triển DNNVV theo chiều sâu chƣa thực hiện đƣợc. Đồng thời với cơ chế thủ tục thông thoáng nhƣng còn sơ hở nhất là thời kỳ hậu kiểm.

+ Các vấn đề định hƣớng, hỗ trợ, kiểm tra hiệu quả quản lý nhà nƣớc chƣa cao do thiếu cơ chế toàn diện, đồng bộ phù hợp với nhu cầu quản lý DNNVV

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về hỗ trợ phát triển DNNVV DNNVV

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ DNNVV của một số quốc gia và địa phƣơng nói trên, về cơ bản đều có đă ̣c điểm chung là :

Thứ nhất, hỗ trợ từ Chính phủ là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển DNNVV ở các nƣớc, đi ̣a phƣơng..

Thứ hai, đa dạng hoá hỗ trợ về tài chính và vốn cho các DNNVV: tài trợ trực tiếp, bảo lãnh vay, ƣu đãi thuế…

Thứ ba, cần phải chú trọng đến hỗ trợ xuất khẩu của các DNNVV do tiềm lực mọi mặt của doanh nghiệp này hạn chế so với các doanh nghiệp lớn; tài trợ qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu, cung cấp thông tin thị trƣờng, hỗ trợ tổ chức triển lãm và quảng bá….

nơi, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc hỗ trợ phát triển DNNVV đối với tỉnh Phú Thọ . Cụ thể nhƣ sau:

- Hình thành định chế hỗ trợ DNNVV dƣới dạng các tổ chức hỗ trợ, các định chế phối hợp hay các chƣơng trình hỗ trợ.

- Xây dựng và thực hiện tốt thể chế , chính sách hỗ trợ DNNVV , ngoài pháp luật chung cần có những quy định về hỗ trợ DNNVV. Chính sách hỗ trợ về tài chính cho các DNNVV cần phải linh hoạt . Ƣu đãi bao gồm cả giảm trừ và miễn trừ thuế thu nhập dành cho các DNNVV có thể đáp ứng các quy định của nhà nƣớc về số lƣợng việc làm sẽ đƣợc tạo ra trong mỗi năm, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ƣu tiên, hoặc các DNNVV nằm trong khu vực kinh tế kém phát triển, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, khu vực nghèo. Cần có chính sách hỗ trợ tài chính trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho các DNNVV

- Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thực sự và những khó khăn, vƣớng mắc của loại hình doanh nghiệp này để có các biện pháp, chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể, thiết thực và phù hợp với điều kiện của Tỉnh..

- Tăng cƣờng vai trò của chính quyền, của các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ DNNVV; nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo điều hành, phát huy trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, tránh tình trạng hình thức, có nhiều cơ chế, chính sách đƣợc ban hành nhƣng chƣa đến đƣợc với doanh nghiệp hoặc có nhiều chƣơng trình hỗ trợ nhƣng không đƣợc quan tâm chỉ đạo, thiếu tổng kết đánh giá để khắc phục những hạn chế yếu kém. Đồng thời phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới, có ý thức trách nhiệm cao vì sự nghiệp phát triển DNNVV.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Giới thiệu tổng quát về tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế; là cầu nối giao lƣu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Địa hình Phú Thọ đƣợc chia làm 2 tiểu vùng: Miền núi và vùng trung du, đồng bằng, là nơi có nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp; là tiểu vùng thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải, đất đai phù hợp cho phát triển khu công nghiệp và đô thị.

Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 11 huyện. Đất đai và nguồn nƣớc của Phú Thọ rất lớn, đất chƣa sử dụng chiếm tới hơn 30% diện tích tự nhiên. Nguồn nƣớc cho sản xuất và đời sống dân cƣ trên địa bàn Tỉnh khá dồi dào với lƣu lƣợng nƣớc của 3 con sông lớn (sông Hồng, sông Đà, sông Lô) cùng hàng trăm suối, đầm, ao lớn nhỏ.

Tài nguyên khoáng sản Phú Thọ có trữ lƣợng lớn về đá xây dựng, cao lanh đủ để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên rừng chiếm tới 60% diện tích tự nhiên. Rừng chủ yếu là để khai thác làm nguyên liệu giấy.

Phú Thọ có lợi thế và tiềm năng là vùng Đất Tổ nên môi trƣờng đầu tƣ ngày càng đƣợc cải thiện, các ngành mũi nhọn đƣợc tạo điều kiện đầu tƣ, tăng cƣờng , thuận lợi cho sản xuất phát triển.

Tóm lại, với địa hình đa dạng đã tạo ra nguồn đất đai phong phú để Phú Thọ phát triển DNNVV. Tuy nhiên do địa hình chia cắt, mức độ cao thấp khác nhau nên việc đầu tƣ khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, phát triển

hạ tầng để phát triển DNNVV phải đầu tƣ tốn kém, nhất là giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nƣớc.

2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ

2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ phát triển kinh tế của Phú Thọ liên tục tăng trƣởng qua các năm. Chất lƣợng từng bƣớc đƣợc nâng lên, hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất ngày càng đƣợc quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý hơn, giá thành sản phẩm (trừ các yếu tố trƣợt giá) vẫn đảm bảo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất tồn tại và phát triển.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) tăng 6,43% so năm 2012. GDP theo giá thực tế đạt 30.450 tỷ đồng; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 22,5 triệu đồng Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 6.547 tỷ đồng, tăng 5,63% so năm 2012. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng đạt 9.460 tỷ đồng, tăng 6,76% so năm 2012. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ theo giá 2010 đạt 7.351 tỷ đồng, tăng 6,73% so năm 2012 .

2.1.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu ngành kinh tế của Tỉnh Phú Thọ đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Bảng 2.1. Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2009-2013 (ĐVT:%)

Ngành 2009 2010 2011 2012 2013 Toàn nền kinh tế Tỉnh 100 100 100 100 100 NLN – TS 37 35 33.2 32 27.4 CN- XD 32.7 33.6 34.5 35.1 40.9 TM-DV 30.3 31.4 32.3 32.9 31.7 ( Nguồn: Sở KH và ĐT Tỉnh Phú Thọ, 2013)

Đối với cơ cấu thành phần kinh tế, tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nƣớc giảm dần nhƣng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc tăng dần, đặc biệt là khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng khá mạnh.

Bảng 2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế giai đoạn 2009-2013 (ĐVT:%) TP kinh tế 2009 2010 2011 2012 2013 Toàn nền kinh tế Tỉnh 100 100 100 100 100 Khu vực Nhà nƣớc 40.7 36.6 35 34.5 31.7 Khu vực ngoài Nhà nƣớc 50.7 51.6 52 52.3 53 Khu vực có Vốn ĐTNN 8.6 11.8 13 13.2 15.3 ( Nguồn: Sở KH và ĐT Tỉnh Phú Thọ, 2013)

2.1.2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động

Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của Tỉnh đã có sự chuyển dịch tiến bộ theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động trong ngành Nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và lao động dịch vụ - thƣơng mại. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 4% xuống còn 2,4%.

Bảng 2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính:%

Cơ cấu lao động 2009 2010 2011 2012 2013 Toàn nền kinh tế Tỉnh 100 100 100 100 100

NLN – TS 39.88 32.2 30.2 27.2 25

CN- XD 30.72 34.9 35.2 37.8 38.1

TM-DV 29.4 32.9 34.6 35 36.9

Qua số liệu trên cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2013 tỷ trọng lao động trong ngành NLN-Thủy sản giảm từ 39,88 % xuống còn 25%, lao động trong ngành CN-XD tăng từ 30,72% lên 38,1% và tỷ trọng lao động trong ngành TM-DV tăng từ 29,4% lên 36,9%. Cơ cấu lao động của Tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực theo đúng xu thế phù hợp với kết cấu ngành kinh tế.

2.1.2.4. Trình độ học vấn:

Trình độ dân trí hiện nay vào loại khá so với vùng Đông Bắc. Số ngƣời chƣa biết chữ chiếm 0,5% tổng số dân toàn Tỉnh. Phú Thọ có 1 trƣờng Đại học, 2 trƣờng Cao đẳng, 4 trƣờng trung học chuyên nghiệp, 27 trƣờng, trung tâm và cơ cở dạy nghề, 600 trƣờng phổ thông các cấp, bình quân 2.310 học sinh/1 vạn dân.

Nhƣ vậy, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh cũng nhƣ các nhân tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Phân tích cụ thể, đồng thời đánh giá một cách khách quan giúp Tỉnh có thể đƣa ra những kế hoạch phát triển phù hợp. Phát triển DNNVV đi đôi với phát triển các doanh nghiệp lớn một cách toàn diện, đồng thời cũng vừa phải đảm bảo vấn đề môi trƣờng, xã hội. Đây chính là mục tiêu hàng đầu trong chính sách kinh tế của Tỉnh.

2.2. Thực trạng DNNVV của tỉnh Phú Thọ

Trong những năm qua, mặc dù chịu tác động từ sự suy giảm của kinh tế thế giới và sức ép cạnh tranh thị trƣờng trong nƣớc và khu vực, song nhờ tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp về ƣu đãi đầu tƣ, thị trƣờng, sắp xếp và quy hoạch lại theo hƣớng gắn sản xuất với thị trƣờng tiêu thụ, đồng thời phát huy quyền chủ động của doanh nghiệp nên hoạt động kinh doanh đạt mức tăng trƣởng khá cao. Nhiều sản phẩm làm ra có chất lƣợng tốt, có thị trƣờng trên hầu hết các ngành công nghiệp chủ yếu của Tỉnh nhƣ: Xi măng, chè, giấy, may mặc, rƣợu, bia. Giá trị sản xuất tăng bình quân 14-

15%/năm, trong đó khu vực DNNN tăng 10,8%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 36,2%, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 16,6%.

Trong quá trình quản lý, giám sát hoạt động của DNNVV trên địa bàn, tỉnh Phú Thọ đã tổng hợp, đƣa ra các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp và sản phẩm mũi nhọn. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, lựa chọn đƣợc các doanh nghiệp và sản phẩm tiêu biểu để đề ra các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tƣ, đồng thời xác định các chiến lƣợc, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Về sản phẩm mũi nhọn:

+ Nhóm sản phẩm nông nghiệp: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, cây lƣơng thực, chè, cây nguyên liệu giấy

+ Nhóm sản phẩm công nghiệp: Chế biến nông lâm sản, thực phẩm và đồ uống (chè chế biến, giấy, rƣợu, bia); vải và quần áo may sẵn; phân bón hóa học; vật liệu xây dựng (xi măng, gạch ốp lát); sản phẩm nhiên liệu sinh học (ethanol, bio diezen); thép.

+ Nhóm sản phẩm du lịch: Du lịch văn hóa (tín ngƣỡng, lịch sử, lễ hội); du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dƣỡng và chữa bệnh.

+ Nhóm sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ đào tạo nghề, dịch vụ vận tải.

Về DNNVV mũi nhọn: Công ty cổ phần bia rƣợu Hà Nội - Hồng Hà , Công TNHH Chè Hoài Trung , Công ty cổ phần may Sông Hồng , Công ty cổ phần Giấy Viê ̣t Trì, Công ty TNHH Veston Phú Tho ̣ - Shonine. Đây là những công ty có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá của cả nƣớc, đóng góp vào NSNN ở mức khá (trung bình từ 6 - 40 tỷ đồng/năm), đã tích cực áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng ISO vào quá trình quản trị và sản xuất kinh doanh, có đủ năng lực để cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa và là những

DNNVV đầu tàu, có ảnh hƣởng tích cực tới sự phát triển của các doanh nghiệp khác trên địa bàn Tỉnh.

2.2.1. Số lƣợng, cơ cấu ngành và qui mô DNNVV của tỉnh Phú Thọ

2.2.1.1. Số lượng và quy mô

Thực tế trong những năm qua, sự phát triển vƣợt bậc kể cả về số lƣợng và chất lƣợng của các DNNVV đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trƣởng cũng nhƣ ngân sách, tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân, góp phần quan trọng trong việc huy động vốn đầu tƣ trong dân cho phát triển kinh tế- xã hội. Đến hết năm 2013, Phú Thọ có 2.723 DNNVV, chiến hơn 95% trên tổng số doanh nghiệp toàn Tỉnh. Những năm gần đây do khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu đã có ảnh hƣởng rất lớn đến sự gia tăng của số lƣợng DNNVV, đã có nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể nên kể cả thành lập mới tổng số DNNVV hàng năm thống kê đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.4. Số lượng DNNVV hoạt động giai đoạn 2007-2013

Năm Tổng số DNNVV 2007 1432 2008 1885 2009 2250 2010 2409 2011 2532 2012 2652 2013 2723 (Tổng cục thống kê Phú Thọ, 2013) 2.2.1.2 Kết cấu vốn

Giai đoạn 2009-2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song nguồn vốn trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê của Tỉnh, số vốn đăng ký (gồm cả đăng ký

mới và đăng ký bổ sung) đạt hơn 16.009,4 tỷ đồng (tƣơng đƣơng khoảng 842,6 triệu USD), trong đó khu vực tƣ nhân là 10.013 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 5.996,4 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 315,6 triệu USD), tăng gần 3 lần so với giai đoạn 2000-2005.

Nhƣng với mức vốn trên, các đơn vị kinh tế tƣ nhân mới chỉ đủ đầu tƣ cho đất đai, nhà xƣởng và một phần nhỏ cho trang thiết bị ban đầu cần thiết để sản xuất kinh doanh. Điều đó phần nào giải thích tại sao khả năng thay đổi thiết bị công nghệ còn thấp và cũng có ý nghĩa là các cơ sở trên muốn hoạt động đƣợc phải đi vay hầu hết vốn lƣu động.

Theo số liệu của cuộc khảo sát 500 doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh năm 2012 của Sở KH&ĐT cho thấy các DNNVV trên địa bàn có hiệu quả sử dụng vốn thấp và kết quả sản xuất không cao.

Bảng 2.5 : Tỷ trọng đầu tƣ của doanh nghiệp nhỏ và vừa Năm Tổng số DN Theo quy mô vốn( Tỷ đồng)

Dƣới 1 Từ 1-5 Từ 5-10 2009 2250 982 590 678 2010 2409 978 677 754 2011 2532 1012 659 861 2012 2652 931 788 933 2013 2723 863 868 992

( Nguồn: Tổng cục Thống kê Tỉnh Phú Thọ,2013)

2.2.1.3. Kết cấu loại hình DN và ngành nghề kinh doanh

Các DNNVV của Tỉnh bao gồm cả doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty tƣ nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo số liệu của phòng đăng ký kinh doanh, hết năm 2013 số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký thành lập mới tăng nhanh, khu vực

doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng gấp hơn 2 lần, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2001-2005.

Đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc, do thực hiện việc tổ chức, sắp xếp lại nên số lƣợng doanh nghiệp có xu hƣớng giảm dần. Đến hết 2012 việc sắp xếp chuyển đổi đã hoàn thành theo kế hoạch đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt.

Kết cấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp nhƣ sau: doanh nghiệp tƣ nhân là 2.658, chiếm 97,61%, doanh nghiệp Nhà nƣớc là 2, chiếm 0,07%, doanh nghiệp

Bảng 2.6 .Kết cấu DNNVV tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2013 Loại hình DN 2009 2010 2011 2012 2013

DN Nhà nƣớc 1 2 2 2 2

DN Tƣ nhân 2205 2357 2476 2594 2658

DN có Vốn ĐTNN 44 50 54 56 63

Cộng 2250 2409 2532 2652 2723

( Nguồn: Tổng cục Thống kê Tỉnh Phú Thọ,2013)

Phân loại theo ngành nghề kinh doanh, các DNNVV của Tỉnh gồm 575

Một phần của tài liệu Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)