Mục tiêu chung của phòng Logistic

Một phần của tài liệu Quản trị tinh gọn trong chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Kinh đô Miền Bắc Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 70)

Mục tiêu chung của quản lý hoạt động logistics là phát triển doanh số trên cơ sở cung cấp trình độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lƣợc với tổng chi phí thấp nhất. Mục tiêu này đòi hỏi phải tối ƣu hóa dịch vụ khách hàng, có nghĩa, phải đảm bảo trình độ dịch vụ khách hàng đem lại khả năng lợi nhuận cao nhất. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: Đáp ứng nhanh, tối thiểu hóa các sai lệch và đảm bảo mục tiêu chi phí.

Là một mắt xích quan trọng trong khâu vận hành của chuỗi cung ứng cũng nhƣ hoạt động của toàn công ty, phòng Logistic cần phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để giúp cho công ty hoàn thành đƣợc các mục tiêu đề ra, chính vì thế phòng đề ra rất nhiều mục tiêu và nhiệm phụ cho mình:

- Tiết kiệm chi phí lƣu kho, quản lý kho tối đa để giảm chi phí hao hụt dƣới 1%. Giảm chi phí phát sinh càng ít càng tốt bằng cách tận dụng mặt bằng và trang thiết bị sẵn có, bố trí các kho và sắp xếp hàng hóa trong kho tiết kiệm chi phí di chuyển hàng, tránh thao tác thừa của công nhân. Ngoài ra bảo đảm vận chuyển dễ dàng, xuất nhập hàng một cách nhanh chóng nhịp nhàng. Giảm hàng hỏng, hàng hết hạn sử dụng, mất mát hao hụt. Đảm bảo cung cấp đủ kịp thời nguyên vật liệu đƣợc đƣa vào sản xuất đến hàng hóa thành phẩm đi ra thị trƣờng. Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của kho từ nghiệp vụ xuất nhập kho hay công tác lƣu trữ, kiểm kê, báo cáo sổ sách. Luôn luôn đáp ứng chức năng điều tiết, cung ứng kịp thời, đầy đủ.Xây dựng mức tồn kho hợp lý, với mức dự trữ thấp nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho sản xuất và cung cấp hàng cho đại lý. Lập kế hoạch dự trữ hàng tháng, quý năm, đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và hàng thành phẩm phục vụ bán hàng.

60

- Tối ƣu hơn bài toán vận tải. Phòng Logistic phối hợp trực tiếp với các bên liên quan (Phòng KD, Phòng OM, Sản xuất, khách hàng,..) để lên các kế hoạch chi tiết theo tuần, tháng, quý, năm về nguyên vật liệu, thành phẩm, xe, kho,… và bám sát kế hoạch nhằm chủ động đƣợc trong mọi hoạt động của phòng, đáp ứng đúng tiến độ giao nhận hàng, đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất không bị dán đoạn, cân đối hàng tồn kho để không bị thiếu hàng vào mùa vụ và không tồn lớn vào những thời điểm trái mùa.

- Giảm chi phí. Một trong những vấn đề lớn nhất của Logistics là chi phí, không chỉ là chi phí hữu hình nhƣ chi phí cho đội xe, chi phí kho bãi, … mà còn chứa rất nhiều các chi phí vô hình nhƣ phí lƣu kho, chi phí cho tiến độ giao nhận, chi phí lạm phát,… Chính vì vậy, để giảm thiểu đƣợc tất cả những chi phí đó thì cần phải xây dựng đƣợc một bộ máy với một quy trình vận hành trơn tru và chính xác. Và đặc biệt là áp dụng phần mềm quản lý kho đối với toàn bộ hệ thống các kho, phục vụ việc quản lý hàng hóa trong kho, báo cáo kế toán kho thuận lợi, nhập xuất chứng từ nhanh chóng, chính xác, tiết giảm thao tác làm việc của nhân viên báo cáo làm việc trƣớc đây qua bảng tính excel. Trang bị việc xuất hàng tự động hóa, thông qua mã vạch, hàng xuất ra đƣợc quẹt mã vạch lƣu giữ liệu xuất kho, giảm áp lực cho thủ kho, nhân viên xuất hàng viết phiếu xuất kho và kiểm đếm hàng hóa khi xuất kho.

Một phần của tài liệu Quản trị tinh gọn trong chuỗi cung ứng tại Công ty Thực phẩm Kinh đô Miền Bắc Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)