Ngày nay, khi tri thức ngày càng đƣợc xem nhƣ tài sản quý giá nhất của bất kỳ tổ chức, một thách thức quan trọng trƣớc bất kỳ tổ chức nào là khuyến khích chia sẻ tri thức. Vì thế vấn đề nan giải cho bất kỳ tổ chức nào là làm thế nào để khuyến khích chia sẻ tri thức. Nhiều ý kiến cho rằng ngƣời ta phải tạo ra môi trƣờng thích hợp trong tổ chức để chia sẻ tri thức diễn ra. Tạo ra một môi trƣờng thuận lợi, nói cách khác, là tạo ra một nền văn hóa chia sẻ tri thức.
De Long và Fahey (2000) thừa nhận rằng văn hóa tổ chức có tác động lớn đối với việc tận dụng tài sản trí tuệ. Các tác giả tập trung vào bốn cách thức mà văn hóa ảnh hƣởng đến hành vi tổ chức, chủ yếu là tạo ra , chia sẻ, và sử dụng tri thức. Đầu tiên là đƣa ra các giả định: tri thức là gì và những tri thức nào có giá trị quản lý. Thứ hai là mối quan hệ giữa tri thức cá nhân và tổ chức. Thứ ba là bối cảnh cho sự tƣơng tác xã hội xác định mức độ kiến thức sẽ đƣợc sử dụng trong tình huống cụ thể. Thứ tƣ là các quá trình mà tri thức đƣợc tạo ra, hợp thức hóa, và phân phối trong các tổ chức. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu trong hơn 50 tổ chức có sáng kiến quản lý tri thức bổ sung để phát hiện ra rằng hầu hết các nhà quản lý công nhận văn hóa tổ chức là yếu tố chính tác động đến việc tạo ra và sử dụng tài sản tri thức.
Trên thực tế, trong các tổ chức mà môi trƣờng làm việc là môi trƣờng cạnh tranh thì các thành viên sẽ không chia sẻ tri thức đặc biệt là những tri thức ẩn trong mỗi ngƣời. Nhƣ vậy, tổ chức sẽ thiệt hại khi nhân viên vì một lý do nào đó ra đi. Vì tri thức ẩn chƣa đƣợc chia sẻ sẽ theo họ ra đi. Tuy nhiên trong nhiều tổ chức cũng có nhiều cá nhân sẵn sàng chia sẻ tri thức và đón nhận tri thức từ ngƣời khác, nhƣng đôi khi họ không biết phải chia sẻ với ai, khi nào cần chia sẻ và chia sẻ nhƣ thế nào. Nhƣ vậy, cần một cơ chế để tri thức đƣợc nuôi dƣỡng, chia sẻ, phát triển và sử dụng phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Cơ chế này cũng phải thể hiện sự ghi nhận, tƣởng thƣởng (có thể vật chất hay tinh thần) đối với việc chia sẻ (của các cá nhân hay bộ phận). Về hình thức, cơ chế có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng các quy trình hay hƣớng dẫn, đƣợc công bố rộng rãi trong toàn tổ chức. Cuối cùng, để các hoạt động chia sẻ diễn ra một cách hiệu quả thì không thể thiếu vai trò của cơ sở hạ tầng thông tin đặc biệt là công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đóng vai trò hỗ trợ, làm cho việc chia sẻ, lƣu giữ, cập nhật và sử dụng tri thức đƣợc thực hiện dễ dàng hơn. Với hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin tốt, các nguồn tin đƣợc chia sẻ ở tất cả các cấp trong tổ chức hoặc doanh nghiệp. Qua đó tri thức sẽ đến đƣợc với từng cá nhân trong tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Phân tích đến đây, chúng ta phần nào thấy đƣợc vai trò quan trọng của văn hóa tổ chức đến việc chia sẻ tri thức giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Và trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ tác động của các yếu tố văn hóa tổ chức đến việc chia sẻ tri thức. Một vài nghiên cứu điển hình đƣợc trình bày nhƣ bên dƣới