Khái niệm văn hóa tổ chức:

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐẾN CHIA SẺ TRI THỨC - NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 26)

Văn hóa là một khái niệm rộng và phức tạp với nhiều cấp độ nên văn hóa tổ chức cũng có nhiều cách tiếp cận và khái niệm khác nhau.

Theo Pettigrew (1979), văn hóa tổ chức là là hệ thống những ý nghĩa chung đƣợc chấp nhận rộng rãi bởi những ngƣời lao động trong thời gian nhất định

Còn Schein (1984) cho rằng văn hóa tổ chức là loại quy ƣớc cơ bản do một nhóm ngƣời nghĩ ra, phát hiện hay xây dựng nên để giải quyết những vấn đề về sự thích ứng với bên ngoài và sự hòa nhập bên trong. Những quy ƣớc này phải đƣợc coi là có hiệu lực và là chuẩn mực để các thành viên mới của tổ chức thấm nhuần và tuân thủ. Văn hóa tổ chức là một loạt các quy phạm và hệ thống giá trị chung nhằm kiểm soát sự tƣơng tác giữa các thành viên trong tổ chức và những ngƣời bên ngoài tổ chức đó. Văn hóa tổ chức là hệ thống những niềm tin và giá trị chung đƣợc xây dựng trong tổ chức và hƣớng dẫn hành vi của các cá nhân trong tổ chức.

Văn hóa tổ chức là một hệ thống ý nghĩa chung hàm giữ bởi các thành viên của tổ chức, qua đó có thể phân biệt tổ chức này với tổ chức khác (Robbin, 2000)

Nhƣ vậy, mỗi tổ chức có văn hóa riêng của nó, phát triển theo thời gian để phản ánh, nhận dạng tổ chức ở hai mức độ: hữu hình và vô hình. Mức độ hữu hình của văn hóa đƣợc phản ánh ở những giá trị đƣợc chấp nhận, đó là những triết lý và tầm nhìn của doanh nghiệp trong khi mức độ vô hình là hệ thống những giá trị không đƣợc nói ra, hƣớng dẫn các hoạt động của nhân viên và đƣợc chấp nhận trong tổ chức (McDermott và O‟Dell, 2001).

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợp những con ngƣời khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tƣ tƣởng văn hóa… chính sự khác nhau này tạo ra một môi trƣờng làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng và xu hƣớng toàn cầu hóa, buộc

các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con ngƣời, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con ngƣời đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy đƣợc năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi ngƣời vào việc đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức - đó là văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐẾN CHIA SẺ TRI THỨC - NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)