Tình hình hoạt độngkinh doanh củaTCB –Bạch Đằngtừ 2011

Một phần của tài liệu Hoàn thiện sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam-phòng giao dịch Bạch Đằng (Trang 29)

5. Kết cấu của khoá luận

2.1.3 Tình hình hoạt độngkinh doanh củaTCB –Bạch Đằngtừ 2011

2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của TCB – Bạch Đằng từ2011 – 2013

Bảng 2.1: Kết quả HĐKD của NH TCB – Bạch Đằngtừ 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu nhập 32,393 37,048 40,815 4,655 14.37 3.137 8.4 Tổng chi phí 30,772 34,332 37,177 3,569 11.56 845 2.4 Lợi nhuận 1,621 2,716 5,008 1,095 67.55 2,292 84.38

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD phòng Kế Toán NH TCB – Bạch ĐằngT3/2014)

Biểu đồ 2.1: Kết quả HĐKD của TCB – Bạch Đằng từ năm 2011 – 2013 Nhận xét:Dựa vào bảng trên, ta có thể nhận thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng trưởng không ổn định qua 3 năm. Cụ thể là năm 2011 Ngân hàng đạt được mức lợi nhuận là 1,621 triệu đồng. Đến năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên 2,716 triệu đồng, tăng 1,095 triệu đồng, tương đương tăng 67.55% so với năm 2011.Năm 2012 là năm khủng hoảng tài chính trầm trọng, nạn nhân chính là toàn hệ thống ngân hàng với tình hình nợ xấu đạt đỉnh điểm. Mặc dù cũng bị ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế chung, Techcombank đã đưa ra chiến lược nhằm ứng phó với thực trạng nền kinh tế lúc bấy giờ: tận dụng các nguồn thu,tiết kiệm các khoản chi, và các khoản chi điều hợp pháp, hợp lệ theo đúng chế độ tài chính Nhà nước, nhiều khoản chi đều dưới mức được chi.

Năm 2013, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có những dấu hiệu khởi sắc. Do đó, lợi nhuận của Ngân hàng đạt 5,008 triệu đồng, tăng 2,292 triệu đồng, tương đương tăng84.38% so với năm 2012.

Tuy lợi nhuận của Ngân hàng biến động qua 3 năm nhưng mức lợi nhuận như vậy được đánh giá là khá tốt.Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của

0 10000 20000 30000 40000 50000 2011 2012 2013 Triệu đồng Năm Doanh Thu Chi Phí Lợi Nhuận

toàn thể cán bộ và công nhân viên trong Ngân hàng và do phòng đã có nhiều biện pháp để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn như: thực hiện giao dịch theo chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về mở tài khoản cũng như nhu cầu vay vốn của ngân hàng. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại trong công tác huy động vốn: có sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn nên có tình trạng rút tiền từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao hơn.

2.1.3.2 Tình hình thu nhập thuần của NH TCB – Bạch Đằng từ 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng.

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD phòng Kế Toán NH TCB – Bạch Đằng T3/2014) Biểu đồ 2.2: Tình hình thu nhập thuần tại Techcombank từ 2011 – 2013

Năm 2011 thu nhập thuần từ lãi đã tăng từ 834.23 triệu lên 1,548.9 triệu năm 2012, tăng 355.67 lên 536,45 triệu thu nhập thuần từ dịch vụ, nhưng tính đến cuối năm 2013, Techcombank đã đạt được các thành tựu không nhỏ trong dự đoán khả năng sinh lời của đơn vị. Thu nhập thuần từ lãi tăng từ 1,548.9 tỷ đồng năm 2012 lên đến 3,183.66 triệu đồng năm 2013. Nguyên nhân là do sau khủng hoảng tài chính năm 2012 thì từ đầu năm 2013, ngành tài chính bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Bên cạnh đó, thu nhập thuần từ phí dịch vụ tăng nhẹ từ 630.5 triệu năm 2012 lên đến 897.043 triệu đồng năm 2013.

Báo cáo thu nhập thể hiện các kết quả hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Nó cho biết liệu ngân hàng đã kiếm được lợi nhuận hay không, ngoài ra nó còn phản ánh khả năng lợi nhuận của ngân hàng ở cuối một khoảng thời gian cụ thể. Đồng thời, nó còn cho biết ngân hàng đã chi tiêu bao nhiêu tiền để sinh lợi. Chính vì vậy, Techcombank luôn luôn không ngừng phát triển các dịch vụ để tăng

doanh thu cho mình và giảm các chi phí không đáng kể .

0 1000 2000 3000 4000 2011 2012 2013 834.23 1,548.90 3,183.66 355.67 536.45 927.3 451.10 630.65 897.043 TÌNH HÌNH THU NHẬP THUẦN

2.1.3.3 Tình hình huy động vốn của NH TCB – Bạch Đằng từ 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD phòng Kế Toán NH TCB – Bạch Đằng T3/2014) Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn của TCB – Bạch Đằng từ 2011 – 2013

Cuối năm 2013, Techcombank đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong việc huy động vốn với những con số rất khả quan. Cụ thể là, việc huy động vốn từ các khách hàng cá nhân tăng đều từ 11,467 triệu đồng năm 2011 đến 12,306 triệu đồng năm 2012 và tăng lên đến 14,241 triệu đồng năm 2013; Huy động từ các giấy tờ có giá như: cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu và các chứng chỉ tiền gửi tăng khá mạnh từ 1,450 triệu đồng lên 2,024 triệu đồng và tăng cao vào năm 2013 là 4,812 triệu đồng; tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2011 và gấp gần 3 lần so với năm 2012. Ngược lại, việc huy động từ các doanh nghiệp thì lại không được khả quan cho lắm vào năm khủng hoảng tài chính, cụ thể là tình hình huy động vốn năm 2012 đạt 17,145 triệu đồng kém hơn so với năm 2011 là 17,230 triệu đồng, so với năm 2012 thì năm 2013 có dấu hiệu khả quan hơn: cụ thể năm 2013 là 19,978 triệu đồng tuy không đáng kể nhưng điều đó cũng nói lên việc huy động trong lĩnh vực này còn nhiều khó khăn, đó cũng là động lực để giúp Techcombank hoàn thiện hơn trong thời gian sắp tới.

Trong thời gian qua, với chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ đã tác động không nhỏ đến tình hình huy động vốn của các ngân hàng tại Việt Nam. Chính vì vậy các ngân hàng luôn gặp khó khăn trong vấn đề thu hút nguồn vốn của mình từ nhiều nguồn khác nhau. Ngân hàng Techcombank trong thời gian tuy cũng chịu nhiều áp lực từ dư luận thị trường tài chính Việt Nam nhưng vẫn luôn đi đầu trong việc huy động vốn của mình. Tuy không phải là ngân hàng có nguồn thu hút khách hàng huy động vốn vào ngân hàng mình, nhưng Techcombank luôn có các chính sách điều chỉnh hợp lý nhằm giúp khách hàng tin tưởng và xem Techcombank là nơi đầu tư đáng tin cậy nhất. Việc huy động vốn của Techcombank thể hiện rất rõ nét trên sơ đồ trên, điều đó cũng minh chứng cho chúng ta biết Techcombank sẽ không ngừng phát huy những tiềm năng đang có trong việc huy động vốn từ các cá nhân và các giấy tờ có giá mà sẽ còn đẩy mạnh tình hình huy động vốn hơn nữa trên nhiều lĩnh vực khác nữa. 0 10,000 20,000 30,000 40,000 2011 2012 2013 17,230 17,145 19,978 11,4671,450 12,306 14,241 2,024 4,812 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

2.1.3.4 Tình hình hoạt động tín dụng của TCB – Bạch Đằng từ2011 - 2013 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của TCB – Bạch Đằng từ 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 % năm 2012 so với năm 2011 % năm 2013 so với năm 2012 Tổng doanh số cho vay 11,397 12,316 24,537 108.06 199.2 + Tín dụng ngắn hạn 10,458 11,451 21,673 109.5 189.26 + Tín dụng trung – dài hạn 939 865 2,864 92.11 331

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD phòng Kế Toán NH TCB – Bạch Đằng T3/2014)

Theo bảng trên ta thấy tổng doanh số cho vay tại PGD qua các năm đều tăng. Trong đó tín dụng ngắn hạn chiểm tỷ lệ lớn khoảng hơn 75% trong tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên, năm 2012 là năm có doanh số tín dụng tăng thấp và chậm nhất. Nguyên nhân là do năm 2012 là năm khủng khoảng trầm trọng của ngành ngân hàng sau khi các ngân hàng ồ ạt đổ vốn vào thị trường bất động thêm vào đó là khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho không chỉ ngành ngân hàng mà các ngành nghề kinh doanh khác cũng lao đao trong thị trường lúc bấy giờ.

Với lợi thế về nguồn vốn huy động, PGD đã chủ động mở rộng hoạt động tín dụng với phương châm “An toàn & Hiệu quả”, qua đó tạo điều kiện cho đồng vốn ngân hàng phát huy được vai trò thúc đẩy nền kinh tế thành phố tăng trưởng. Việc duy trì công tác kiểm tra kiểm soát sau vay và tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý tín dụng, đồng thời đảm bảo việc sử dụng vốn vay ngân hàng đúng mục đích và có hiệu quả là nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng của PGD.

Đẩy mạnh công tác tín dụng, PGD đã thực sự chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng tín dụng truyền thống vẫn luôn được PGD quan tâm.

2.1.3.5 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ NH TCB – Bạch Đằng từ 2011 - 2013

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH TCB – Bạch Đằng từ 2011 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 % so với năm 2011 Năm 2014 % so với năm 2013 Doanh số mua vào

+ Mua của tổ chức kinh tế 70,032 193,792 267,72 295,193 152,32 + Mua của TCB TW 53,967 45,667 84,62 53,932 118,11 Doanh số bán ra

+ Bán cho tổ chức kinh tế 132,433 203,022 164,48 355,621 150,05 + Bán cho TCB TW 7,078 34,836 492,17 43,349 124,44

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD phòng Kế Toán NH TCB – Bạch Đằng T3/2014)

Mặc dù khối lượng và doanh số ngoại tệ tăng qua các năm nhưng công tác kinh doanh ngoại tệ của PGD TCB – Bạch Đằng luôn được thực hiện theo đúng chế độ quản lý của TCB chi nhánh Gia Định và TCB hội sở.

2.1.3.6 Công tác kế toán, thanh toán của NH TCB – Bạch Đằng từ 2011 - 2013

Với việc áp dụng công nghệ NH hiện đại, công tác thanh toán của NH đã đảm bảo chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn thanh toán của các khách hàng với thời gian nhanh nhất, chất lượng tốt nhất. Tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn NH.

Kết quả là cùng sự nỗ lực phục vụ của các kế toán viên, số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng đông, số lượng khách hàng mở mới tài khoản trong năm 2013 tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, khách hàng dần dần trung thành với sử dụng sản phẩm của NH.

Công tác thanh toán điện tử liên NH và thanh toán Western Union đạt kết quả cao. Doanh số chuyển tiền qua CITAB đạt 13,175 triệu đồng, tăng 63% so với 2012. Doanh số chuyển tiền USD qua Western Union đạt 721 triệu USD tăng 102% so với năm 2012. Các hình thức thanh toán điện tử đã thay thế dần thanh toán bù trừ bằng giấy tờ trực tiếp, làm giảm doanh số thanh toán bù trừ 22% so với 2012. 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH, SỬ DỤNG VÀ THANH TOÁN THẺ TÍN DỤNG CỦA TECHCOMBANK

2.2.1 Các loại thẻ do Techcombank phát hành

Hệ thống thẻ tín dụng của Techcombank rất phong phú và phát triển, trải qua nhiều năm nghiên cứu tìm tòi thâm nhập thị thường và để thỏa mãn nhu cầu tiêu

dùng của khách hàng. Techcombank đã cho ra mắt các sản phẩm thẻ tín dụng liên kết với các đối tác lớn như: VN airlines, Mercedes – Benz…

Hiện tại Techcombank có các dòng sản phẩm thẻ tín dụng như sau:

 Thẻ tín dụng quốc tế Techcombank Visa

 Hạng Chuẩn (Classic)

Hạng Vàng (Gold)

Hạng Bạch Kim (Platinum)

 Thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu

 Vietnam Airlines Techcombank Visa

Mercedes – Benz Techcombank Visa

2.2.1.1 Khách hàng mục tiêu

 Tuổi: 22 - 58 tuổi (đối với nam) và 22 - 53 tuổi (đối với nữ).

 Trình độ: Tốt nghiệp cao đẳng trở lên.

 Thu nhập: Thu nhập hàng tháng từ 6.5 triệu trở lên.

 Nghề nghiệp:

Chủ doanh nghiệp tư nhân, quản lý trung và cao cấp, chuyên viên, nhân viên văn phòng,

Khách hàng quen với các dịch vụ cao cấp của ngân hàng, thường xuyên đi công tác hoặc du lịch

Thích việc tiêu dùng hàng hóa & dịch vụ mua sắm hiện đại (đặc biệt ở nước ngoài và các trung tâm mua sắm) tạo hình ảnh tiêu dùng chuyên nghiệp, sang trọng

2.2.1.2 Đặc điểm và lợi ích Đặc điểm và tính năng

 Thanh toán hàng hóa/dịch vụ tại và rút tiền mặt tại hàng chục triệu điểm chấp nhận thẻ VISA trong và ngoài nước.

 An toàn, thuận tiện khi giao dịch.

 Không phải trả lãi tối đa tới 45

 Thủ tục đơn giản, linh hoạt

 Thời hạn hiệu lực: 03 năm kể từ ngày phát hành.

 Hạng thẻ: 03 hạng thẻ (hạng Chuẩn, hạng Vàng và hạng Bạch Kim). Lợi ích

 Tặng bảo hiểm tai nạn 24/24 trên phạm vi toàn cầu của Bảo Việt Nhân Thọ (số tiền bảo hiểm tối đa 20 triệu VNĐ).

 Tham gia nhiều chương trình khuyến mại được thực hiện quanh năm, nhận nhiều phần quà hấp dẫn khi chi tiêu bằng thẻ Techcombank Visa.

 Gửi sao kê thông báo nợ bằng mọi hình thức: SMS, email, chuyển phát đảm bảo (miễn phí).

 Dịch vụ cảnh báo khi giao dịch của chủ thẻ có dấu hiệu bị giả mạo; Dịch vụ nhắc nợ - thông báo để chủ thẻ tránh rơi vào tình trạng quá nợ quá hạn.

 Dịch vụ Internet banking (Fast I-Bank) cho phép chủ thẻ theo dõi sao kê và thanh toán nợ thẻ tín dụng thuận tiện qua Internet.

 Đa dạng phương thức trả nợ:

 Nộp tiền mặt tại điểm giao dịch

 Chuyển khoản

 Thanh toán dư nợ online qua Fast I-Bank

 Đăng kí thanh toán dư nợ sao kê tự động.

 Xem giao dịch hàng ngày trên Fast I-Bank mà không cần chờ đến kỳ sao kê.

2.2.1.3 Điều kiện phát hành

Phát hành thẻ diện tín chấp

Điều kiện đối với cá nhân chủ thẻ chính:

 Trong độ tuổi: 22 - 58 tuổi (đối với nam) và 22 - 53 tuổi (đối với nữ).

 Có lương/thu nhập thường xuyên cố định hàng tháng tối thiểu là 6.500.000 đồng.

 Xếp hạng năng lực tín dụng từ B trở lên theo quy định của Techcombank.

 Thời gian làm việc tại đơn vị công tác hiện tại tối thiểu 3 tháng (tính từ thời điểm HĐLĐ có hiệu lực).

 Cá nhân người nước ngoài: thời hạn còn lại trên HĐLĐ tối thiểu 1 năm.

 Là hội viên của chương trình Bông Sen Vàng hạng Bạc trở lên tại thời điểm đề nghị phát hành thẻ (khách hàng VIP/Priority chỉ cần là hội viên hạng Đăng ký trở

lên.

 Từ đủ 18 tới 60 tuổi.

 Chưa từng phát sinh nợ xấu tại Techcombank và/hoặc tại ngân hàng khác.

 Nằm trong danh sách KH được phê duyệt trước đang còn hiệu lực, bao gồm :

 Khách hàng thân thiết.

 KH tiết kiệm được phê duyệt trước

 Hội viên Bông Sen Vàng được phê duyệt trước.

 Với nhóm KH có Hợp đồng lao động xác định thời hạn, phải đáp ứng yêu cầu sau:

 KH trả lương qua tài khoản: không xét điều kiện đơn vị công tác

 Đơn vị HCSN, đại sứ quán, VPĐD tổ chức nước ngoài

 Doanh nghiệp (VĐL từ 10 tỷ, thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm)

 Đơn vị có quan hệ giao dịch với TCB (vay vốn, TKTG, trả lương…)

Đối với chủ thẻ phụ:

 Đủ 18 tuổi trở lên.

 Hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vị dân sự và được người đại diện theo pháp luật của người đó chấp nhận về việc sử dụng thẻ.

 Được chủ thẻ chính cam kết thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ

Phát hành thẻ diện cầm cố sổ tiết kiệm

 Là hội viên Bông Sen Vàng hạng Bạc trở lên tại thới điểm đề nghị phát hành thẻ

 Từ đủ 18 tuổi trở lên, có sổ tiết kiệm hợp lệ phát hành tại Techcombank (tối thiểu 12 triệu VNĐ).

 Chưa từng phát sinh nợ xấu tại Techcombank hoặc tại ngân hàng khác.

2.2.1.4 Hạn mức tín dụng

 Hạng Chuẩn (hạn mức tín dụng từ 10.000.000 – 70.000.000).

 Hạng Vàng (hạn mức tín dụng từ 70.000.000 – 100.000.000).

 Hạng Bạch Kim (hạn mức tín dụng từ 60 triệu – 1 tỷ đồng).

Đối với chủ thẻ phụ: hạn mức do chủ thẻ chính yêu cầu và nằm trong hạn mức tín dụng của chủ thẻ chính

2.2.1.5 Hạn mức giao dịch

Bảng 2.5: Hạn mức giao dịch của các loại thẻ Techcombank Visa

Hạng Chuẩn Hạng Vàng Hạng Bạch Kim Tổng hạn mức

sử dụng tối đa/ngày.

Không hạn chế. Không hạn chế. Không hạn chế.

Tổng hạn mức rút tiền trong ngày. 7.500.000VNĐ. 15.000.000VNĐ. 80.000.000VNĐ. Tổng hạn mức rút tiền/1 chu kỳ TD. 50% hạn mức, <=20.000.000 VNĐ 50% hạn mức, <=40.000.000 VNĐ. 50% hạn mức Hạn mức

thanh toán trên Internet tối đa ngày.

20.000.000VNĐ 40.000.000VNĐ. 50.000.000VNĐ.

Hạn mức

thanh toán trên Internet không cần nhập mã số bảo mật trên thẻ Từ 10.000.000VNĐ /giao dịch trở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam-phòng giao dịch Bạch Đằng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)