Sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong

Một phần của tài liệu Quyền khởi kiện và cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện trong vụ án dân sự (Trang 77)

5. Cấu trúc đề tài

3.4.2. Sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong

tố tụng dân sự

3.4.2.1. Thực trạng

Điều 63 BLTTDS quy định: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”.

Trên thực tế, một số Tòa án căn cứ vào Điều 63 BLTTDS gây cản trở cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng. Nhiều trường hợp khi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã xuất trình đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo luật định nhưng Tòa án vẫn từ chối hoặc kéo dài thời gian chấp nhận cấp giấy chứng nhận bảo vệ. Quy định tại Điều này dường như đã cho Tòa án quá nhiều quyền quyết định có hay không cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng. Nhìn nhận một cách khách quan, có thể Tòa án “ngại” sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia vụ kiện; bởi trên thực tế người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thường là người am hiểu pháp luật, có lý luận pháp lý vững chắc, được đương sự tin tưởng nhờ giúp đỡ. Cho nên công việc phán xét của Tòa án sẽ bị chi phối rất nhiều, sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ là áp lực của Tòa án khi giải quyết vụ án. Hơn nữa, do nhận thức của một số Tòa án chưa đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên đã gây khó khăn, khó khăn cho hộ trên thực tiễn. Thiết nghĩ, cần sửa đổi quy định tại Điều 63, BLTTDS nhằm hạn chế lại phần nào quyền quyết định của Tòa án trong việc tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đảm bảo việc quyền khởi kiện của đương sự được thực thi hiệu quả.

3.4.2.2. Giải pháp hoàn thiện

Quy định tại Điều 63 BLTTDS cần sửa đổi theo hướng bỏ cụm từ “được Tòa án chấp nhận” để tránh tâm lý người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải cầu cạnh nơi cửa Tòa. Quy định phải được Tòa án chấp nhận thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mới được tham gia là không hợp lý vì dân sự bản chất là một ngành luật tư, các quan hệ phát sinh, thay đổi, chấm dứt đều do ý chí của các chủ thể.

Cũng theo quy định tại Điều này thì người là cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, Viện kiểm sát, và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi họ không còn là cán bộ, công chức

trong ngành Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, hạ sĩ quan, sĩ quan trong ngành Công an thì sau đó họ có quyền trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay không? Xét thấy, quy định trên trở nên phiến diện và thiếu tính khả thi. Để tránh tiêu cực, pháp luật tố tụng cần quy định một khoảng thời gian hợp lý có thể là từ 3 đến 5 năm sau khi không làm việc trong các ngành đó thì họ được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Một phần của tài liệu Quyền khởi kiện và cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện trong vụ án dân sự (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)