5. Cấu trúc đề tài
2.2.2.3 Bảo đảm quyền khởi kiện thông qua các quy định về hoạt động của cơ quan
hành tố tụng
Quy định về sự độc lập, khách quan của Tòa án
Pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận sự độc lập của Tòa án là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền khởi kiện. Cụ thể được quy định tại Điều 12 BLTTDS: “Khi xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”37. Sự độc lập và khách quan của Tòa án là nguyên tắc đòi hỏi Tòa án với tư cách là cơ quan xét xử đảm bảo xuyên suốt quá trình tố tụng giải quyết VADS.
Tính chất quan hệ xã hội là vô cùng phong phú, hơn thế nữa khi các mối quan hệ xã hội ấy có mâu thuẫn và phát sinh tranh chấp thì nó càng phức tạp và đa dạng hơn. Một trong các bên tham gia vào quan hệ xã hội khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình làm phát sinh VADS tại Tòa án. Khi tiến hành giải quyết các VADS các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án thường bị chi phối và tác động từ nhiều phía. Những tác động tiêu cực này có thể làm cho một số cán bộ không vững vàng, thiếu bản lĩnh hoặc thoái hóa, biến chất dẫn đến việc tiến hành tố tụng thiếu trung thực, không khách quan, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Do đó, độc lập, khách quan chính là điều kiện để Tòa án có thể giải quyết vụ án một cách công minh. Nếu không độc lập, khách quan thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể ra phán quyết đúng pháp luật và quyền khởi kiện
của nguyên đơn, phản tố của bị đơn, yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không được thực thi trên thực tế.
Để đảm bảo sự độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thì việc ghi nhận bằng pháp luật như trên vẫn chưa đủ mà cần phải có thêm những cơ chế hỗ trợ khác nhau như cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán, chế độ đãi ngộ. Ngoài những quy định tại các các Điều 46, 47, 49 BLTTDS, về việc từ chối, thay đổi những người tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng sự tiến hành tố tụng của họ không vô tư, khách quan, dẫn tới quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự không được đảm bảo thực hiện còn được ghi nhận “người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu họ là người thân thích của đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan) trong vụ án dân sự”38
.
Quy định về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát là một trong các cơ quan tiến hành tố tụng, được pháp luật trao quyền cùng với Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác tham gia vào quá trình giải quyết vụ án dân sự. Tòa án với vai trò là cơ quan xét xử VADS, bản án hoặc quyết định của Tòa án có giá trị ràng buộc các chủ thể liên quan thực hiện nghĩa vụ của mình và được cưỡng chế thực hiện bằng các biện pháp luật định. Xét ở phương diện xã hội, Tòa án sử dụng quyền lực của mình xét xử ai đúng, ai sai và buộc người sai thực hiện đúng với nghĩa vụ của mình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại. Theo đó, quyền lực mà không bị giám sát, kiềm chế sẽ dẫn đến lạm quyền. Do vậy, việc ghi nhận quyền tham gia tố tụng của Viện kiểm sát ngay từ khi Tòa án thụ lý vụ án là điều kiện cần thiết để đảm bảo quyền khởi kiện không bị xâm phạm. Một mặt sự tham gia này sẽ hạn chế tối đa việc trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án không đúng pháp luật. Ngoài ra thông qua hoạt động kiểm sát của mình Viện kiểm sát có thể kịp thời kháng nghị để quyền khởi kiện được đảm bảo thực hiện.
Quyền tham gia tố tụng của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 137 Hiến pháp 1992, các Điều 20, 21, 22 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; các Điều 21, 23, 24 BLTTDS. Theo đó, khi kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự, VKS có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án, yêu cầu TAND xác định những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án; Khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật; Tham gia phiên tòa và phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; Kiểm sát các bản án và quyết định của
TAND39…Sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và tham gia của VKS trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.
Các quy định trên đã thể hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự thông qua các quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc thụ lý vụ án. Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp về việc thụ lý vụ án dân sự, nếu đã thụ lý mà chuyển hồ sơ vụ án do thụ lý không đúng thẩm quyền thì cũng phải gửi cho Viện kiểm sát quyết định chuyển hồ sơ vụ án dân sự 40. Ngoài ra, Viện kiểm sát cũng có kháng nghị và tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm. Đối với các quyết định đình chỉ giải quyết VADS không đúng thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét lại quyết định này.
Trước đây, trong quá trình lấy ý kiến sửa đổi BLTTDS, có nhiều góp ý cho rằng nên bỏ hẳn quy định VKS tham gia phiên tòa dân sự vì không cần thiết. Vụ việc dân sự cốt là ở hai bên đương sự tự định đoạt, nếu có VKS tham gia là vi phạm nguyên tắc lợi ích tư đang được tố tụng thế giới tôn trọng. Nếu cho VKS tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự chỉ để nhận định về tố tụng xem Tòa án xử đúng hay sai thì không có ý nghĩa. Bởi lẽ bản chất lời phát biểu đó là nói với chính người vi phạm để họ tự kiểm và kết luận mình có vi phạm hay không thì cũng chẳng để nhằm mục đích gì. Mặt khác, đương sự đã có đầy đủ quyền được yêu cầu luật sư, trợ giúp pháp lý, thay đổi người tiến hành tố tụng, kháng cáo, khiếu nại với bản án… nên không cần VKS giám sát, hỗ trợ nữa.
Tuy nhiên, quan điểm này đã không được số đông tán thành. Theo BLTTDS sửa đổi, bổ sung, phạm vi tham gia của VKS trong việc giải quyết các vụ việc dân sự đã được làm rõ hơn và rộng hơn: VKS phải thực hiện kiểm sát ngay từ khi tòa án nhận đơn khởi kiện của đương sự. VKS phải có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên tòa sơ thẩm trong các trường hợp quy định tại Điều 21 BLTTDS sửa đổi và tham gia tất cả các phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; tham gia 100% phiên họp giải quyết việc dân sự; tham gia phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao41. Như vậy có thể thấy rằng
39 Điều 21, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
40
Điều 10 Thông tư 03/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC.
41
Hoàng Yến, Bàn về vai trò của Kiểm sát viên trong vụ án dân sự: Kiểm sát viên can dự vào nội dung án dân sự?, Báo
pháp luật tố tụng dân sự quy định sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong vụ án dân sự là điều kiện cần thiết để quyền khởi kiện của đương sự không bị xâm phạm.
Quy định về thủ tục thụ lý, trả đơn, chuyển đơn khởi kiện và đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án
Thụ lý vụ án là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý VADS để giải quyết. Thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của Tòa án trong quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lý vụ án của Tòa án thì không có các giai đoạn tiếp theo trong quá trình tố tụng. Thụ lý VADS bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết.
Thụ lý vụ án có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và hôn nhân gia đình. Thụ lý vụ án đúng là bước đầu tiên bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự được thực thi.
Thứ nhất, nhận đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 167 BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ- HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP TANDTC: Khi nhận đơn do đương sự trực tiếp đến nộp, Tòa án phải ghi vào góc trái của đơn ngày tháng năm nhận đơn để xác định ngày tháng năm khởi kiện chính là ngày Tòa án nhận đơn. Cán bộ Tòa án phải ghi việc nhận đơn và chứng từ kèm theo vào sổ nhận đơn và lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ phải được người có thẩm quyền ký xác nhận và đóng dấu của Tòa án. Đối với trường hợp đương sự gửi qua đường bưu điện, Tòa án phải ghi ngày tháng năm nhận đơn vào góc trái của đơn, đồng thời xác định ngày nhận đơn chính là ngày trên dấu bưu điện nơi gửi. Phong bì có dấu bưu điện phải đính kèm với đơn. Trường hợp không xác định được ngày tháng tháng năm trên dấu bưu điện thì phải ghi rõ là “không xác định được ngày tháng năm theo dấu bưu điện”, trường hợp này ngày nhận đơn khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến. Cán bộ Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn đồng thời đối chiếu những tài liệu gửi kèm bảng kê tài liệu gửi, nếu thấy chứng cứ nào còn thiếu thì phải thông báo đương sự để bổ sung. Trong sổ nhận đơn ghi rõ ngày tháng năm nhận đơn khởi kiện, ngày tháng năm viết đơn, tóm tắt nội dung đơn. Tòa án phải cấp giấy báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu Tòa án nhận đơn khởi kiện qua đường bưu điện thì Tòa án phải gửi giấy báo nhận đơn khởi kiện để thông báo cho người khởi kiện biết42. Quy định này nhằm tránh trường hợp Tòa án không
vào sổ để giải quyết ngay, dẫn đến sự tranh chấp không được xử lý gây bức xúc cho người dân, đương sự mất quyền khởi kiện do thời hiệu khởi kiện đã hết.
Theo quy định tại Điều 169 BLTTDS, trong trường hợp đơn khởi kiện không có đầy đủ nội dung tại khoản 2, Điều 164 BLTTDS thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn nào đó do Tòa án án định nhưng không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt Tòa án có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Thứ hai, xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện
Theo Điều 171 BLTTDS, sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và đương sự thuộc trường hợp phải nộp tạm ứng án phí thì Tòa án phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tạm ứng án phí. Tòa án căn cứ vào yêu cầu của đương sự xác định tiền tạm ứng án phí thep Pháp lệnh số 10/2009/PL- UBTVQH12 về án phí, lệ phí Tòa án, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện, trong phiếu báo phải ấn định thời hạn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Cơ quan thi hành án cùng cấp. Thời gian có trở ngại khách quan không được tính vào thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí. Quy định này nhằm tạo điều kiện để đương sự gặp trở ngại khách quan có thể kéo dài thời gian nộp tiền tạm ứng án phí, tránh tình trạng Tòa án không thụ lý vụ án chỉ vì nộp tiền tạm ứng án phí chậm do trở ngại khách quan.
Thứ ba, vào sổ thụ lý vụ án dân sự
Tòa án thụ lý khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Tòa án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu.
Thứ tư, chuyển đơn khởi kiện
Theo quy định tại khoản 2, Điều 167 BLTTDS, khi vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhưng không đúng thẩm quyền theo lãnh thổ, theo cấp thì Tòa án nhận đơn chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền. theo hướng dẫn tại Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP thì thủ tục chuyển đơn khởi kiện được thực hiện như thủ tục chuyển hồ sơ vụ án đã thụ lý quy định tại Điều 37 BLTTDS. Việc chuyển đơn khởi kiện phải được thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện biết.
Những quy định trên đã hỗ trợ cho đương sự trong việc thực hiện quyền khởi kiện của mình. Thay vì trả lại đơn khởi kiện như quy định trước đây để đương sự tự xác định Tòa án có thẩm quyền để nộp đơn khởi kiện, BLTTDS đã quy định việc chuyển ngay đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho đương sự biết. Quy định này giúp cho đương sự tránh được chi phí đi lại, không mất thời gian, tránh tình trạng đương sự phải chạy lòng vòng để nộp đơn dẫn đến mất quyền khởi kiện vì hết thời hiệu.
Thứ năm, trả lại đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 168 BLTTDS, khi trả lại đơn khởi kiện Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Tòa án có thể gửi đơn, tài liệu khởi kiện qua đường bưu điện hoặc báo cho người khởi kiện biết để trực tiếp đến Tòa án nhận lại đơn.
Những trường hợp trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện quy định tại Điều 168, Điều 169 BLTTDS và được hướng dẫn tương đối cụ thể tại Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012. Theo đó những trường hợp Tòa án được trả lại đơn khởi kiện cho đương sự được hiểu như sau:
+ Một là, người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là người không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 161 và Điều 162 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 3 và Điều 3 của Nghị quyết này.
Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự là người không có khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 57 BLTTDS.
+ Hai là, đương sự chưa có đủ điều kiện khởi kiện
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thỏa thuận hoặc pháp