Vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực

Một phần của tài liệu Quyền khởi kiện và cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện trong vụ án dân sự (Trang 39)

5. Cấu trúc đề tài

2.1.1.3.Vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực

pháp luật, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật

Về nguyên tắc, để tránh tình trạng một vụ án giải quyết nhiều lần, có nhiều bản án hoặc quyết định cùng giải quyết một vụ án và nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định , sự ổn định của các quan hệ xã hội, Điều 168 BLTTDS quy định nếu một vụ án đã được Tòa án

của Việt Nam giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền khởi kiện của đương sự, Điều 168 BLTTDS cũng quy định quyền khởi kiện lại của đương sự trong một số trường hợp:

Thứ nhất, bản án, quyết định của Tòa án bác đơn xin ly hôn.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, Tòa án sẽ ra quyết định bác đơn xin ly hôn của người chồng xin ly hôn vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, Tòa án chỉ thụ lý đơn ly hôn của người chồng khi người chồng có ý chí tiếp tục theo đuổi việc ly hôn và đã đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện tại khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình. Có nghĩa là sau khi con của họ được sinh ra 1 năm sau đó hoặc đủ 12 tháng tuổi thì người chồng mới có quyền yêu cầu xin ly hôn.

Thứ hai, yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại. Bản án, quyết định của Tòa án tuyên có hiệu lực ràng buộc các chủ thể liên quan thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên về quyền nuôi con, mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại có hiệu lực thi hành rồi và được các chủ thể liên quan thực hiện đúng với bản án, quyết định đó. Tuy nhiên, trường hợp chủ thể có quyền nuôi con không muốn tiếp tục việc nuôi con nữa, từ bỏ quyền nuôi con của mình; mức cấp dưỡng hoặc mức bồi thường thiệt hại theo thời gian không còn phù hợp với vật giá hiện tại nữa, cần thay đổi hoặc ngay khi bản án, quyết định ban đầu mà Tòa án tuyên đã không phù hợp ; khi đó người có nhu cầu liên quan có quyền khởi kiện lại đối với những vụ án, quyết định được tuyên.

Thứ ba, yêu cầu đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu đó do chưa đủ điều kiện.

Trường hợp khi Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ do chưa đủ điều kiện. Khi đương sự thực hiện việc thu thập chứng cứ, chứng minh, điều kiện cho yêu cầu mình là có căn cứ và hợp pháp thì đương sự có quyền khởi kiện lại yêu cầu Tòa án giải quyết việc cầu đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của mình.

Ngoài ra, đương sự còn có quyền khởi kiện lại đối với các trường hợp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c, e, g khoản 1 Điều 192 BLTTDS19; cụ thể trong các trường hợp sau: người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa

án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; nguyên đơn đã được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp đã có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng; đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án đó có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Một phần của tài liệu Quyền khởi kiện và cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện trong vụ án dân sự (Trang 39)