5. Cấu trúc đề tài
3.5.2. Bảo đảm quyền khởi kiện từ phía Viện Kiểm sát
3.5.2.1. Thực trạng
Viện kiểm sát – cơ quan Nhà nước được pháp luật trao quyền, thực hiện quyền công tố Nhà nước và kiểm sát quá trình thực thi pháp luật. Theo đó, quyền lực mà không bị giám sát, kiềm chế sẽ dẫn tới tình trạng tự do dụng quyền, lạm quyền. Do vậy, việc ghi nhận quyền tham gia tố tụng của VKS ngay từ khi Tòa án thụ lý vụ án là điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền khởi kiện không bị xâm phạm. Một mặt sự tham gia này sẽ hạn chế tối đa việc trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án không đúng pháp luật, đồng thời thông qua hoạt động kiểm sát của mình VKS có thể kịp thời kháng nghị để quyền khởi kiện được bảo đảm thực hiện.
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện cho thấy trong nhiều trường hợp Tòa án đã không thông báo kịp thời việc thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát dẫn tới Viện kiểm sát không có cơ sở để kiểm sát việc Tòa án thụ lý có đúng thời hạn luật định hay không.
3.5.2.2. Giải pháp hoàn thiện
Chúng tôi cho rằng Tòa án và Viện kiểm sát cần thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác giải quyết vụ án dân sự. Đảm bảo sự phối hợp tốt nhất công tác xét xử và kiểm sát quá trình xét xử trên nguyên tắc độc lập, vô tư. Có như vậy quyền khởi kiện của đương sự mới được bảo vệ thực thi hiệu quả trong thực tiễn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện ghi nhận những thành tựu cơ bản trong việc thực hiện pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện cũng không tránh khỏi nhiều hạn chế, bất cập.
Những hạn chế, bất cập và vướng mắc nảy sinh trước hết là do pháp luật tố tụng dân sự của chúng ta về vấn đề này còn thiếu cụ thể, chưa hợp lý hoặc thiếu vắng những cơ chế cần thiết để bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của đương sự. Một số quy định của BLTTDS như hòa giải tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai, quy định căn cứ trả đơn khởi kiện vì
đương sự không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án cũng chưa thực sự bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự. Quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự đã hạn chế quá mức quyền khởi kiện của đương sự…vv. Ngoài ra, sự hạn chế trong việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện còn có nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết của đương sự về các quy định của pháp luật, sự lúng túng, thiếu sót của các Tòa án trong công tác thụ lý vụ án dẫn tới việc trả đơn, đình chỉ giải quyết vụ án không đúng pháp luật hoặc chậm thụ lý giải quyết vụ án.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đã luận giải và đề xuất những kiến nghị có giá trị cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền khởi kiện trên thực tế.
KẾT LUẬN CHUNG
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự, xây dựng tiền đề lý luận cho việc đánh giá các quy định hiện hành về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng. Chương 1 của luận văn đã tập trung phân tích, xây dựng các khái niệm cơ bản về “Quyền khởi kiện”, “Bảo đảm quyền khởi kiện” và “Cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện” trên cơ sở tham khảo, kế thừa và phát triển các khái niệm có liên quan của các nhà khoa học trước đó.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã làm rõ được cơ sở của quyền khởi kiện, những nội dung cơ bản của bảo đảm quyền khởi kiện. Cụ thể là việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện được thực hiện thông qua sự minh bạch hóa và quy định hợp lý các điều kiện thụ lý vụ án, cơ chế hỗ trợ đương sự thực hiện quyền khởi kiện, cơ chế ràng buộc trách nhiệm, giám sát hoạt động tố tụng của Tòa án và tạo cơ hội cho đương sự có thể chống lại sự lạm quyền hay vi phạm quyền này từ phía Tòa án.
Trên cơ sở vận dụng kết quả nghiên cứu lý luận tại Chương 1 để soi sang luật thực định về vấn đề quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện, Chương 2 của bản luận văn đã chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm cơ bản của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Bộ luật tố tụng dân sự đã ghi nhận quyền khởi kiện và đã có những quy định tương đối hợp lý nhằm bảo đảm cho các chủ thể thực hiện quyền khởi kiện của mình trên thực tế. Tuy nhiên, các quy định của Bộ luật này cũng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự như quy định về điều kiện hòa giải tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai, quy định căn cứ trả đơn khởi kiện vì đương sự không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án; quy định về tài liệu, chứng cứ bắt buộc phải gửi kèm theo đơn khởi kiện…vv.
Để có cơ sở vững chắc cho việc đề xuất kiến nghị, luận văn đã tập trung nghiên cứu, khảo sát về thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện. Kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện đã cho thấy bên cạnh những thành tựu cơ bản trong việc thực hiện pháp luật, việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện cũng còn nhiều hạn chế, bất cập và vướng mắc.
Những hạn chế, bất cập và vướng mắc nảy sinh trước hết là do pháp luật tố tụng dân sự của chúng ta về vấn đề này còn thiếu cụ thể, chưa hợp lý hoặc thiếu vắng những cơ chế cần thiết để bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của đương sự. Ngoài ra, sự hạn chế trong việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện còn có nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết của đương sự
về các quy định của pháp luật, sự lung túng, thiếu sót của các Tòa án trong công tác thụ lý vụ án dẫn tới việc trả đơn, đình chỉ giải quyết vụ án không đúng pháp luật hoặc chậm thụ lý giải quyết vụ án.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, kết nối giữa nghiên cứu lý luận, luật thực định và thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện, luận văn đã cố gắng luận giải và đề xuất những kiến nghị có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền khởi kiện ở Việt Nam./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ♣ Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp 2013
2. Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hoà Pháp năm 1998 3. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
4. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 5. Bộ luật dân sự năm 2005
6. Luật thương mại năm 2005
7. Luật đất đai 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009
8. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 9. Luật đất đai 2013
10.Luật hòa giải cơ sở năm 2013
11.Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009
12.Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT/ VKSNDTC – TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự
13.Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 21 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự
14.Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của phần thứ nhất “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự
15.Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
16.Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp từ nay cho đến năm 2020
17. Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự
18.Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của phần thứ nhất “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự
19. Quyết định số 734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6 tháng 9 năm 1997 về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách 20.Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007của Thủ tướng Chính
phủ về Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II
♣ Danh mục sách, báo, tạp chí
21.Nguyễn Công Bình, Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2006
22.Nguyễn Công Bình, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. GDVN, Hà Nội, 2011
23.Lê Thu Hà, Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, NXB. Tư pháp, Hà Nội , 2006
24.Lê Thu Hà, Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án dân sự trong pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2012
25.Nguyễn Sơn Hải, Thống nhất nhận thức, quy định và áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân,
Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 03, 2014
26.Đặng Thanh Hoa và Phạm Thị Trà Lưu, Bảo vệ quyền của người có nhược điểm về vật chất và tinh thần trong tố tụng dân sự, Tạp chí Kiểm sát, Số 10, 2014
27.Duy Kiên, Một số vấn đề tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 7, 2014
28.Trần Thúc Linh, Danh từ pháp luật lược giải, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, 1964 29.Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ
sung năm 2011, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012
30.Nguyễn Thị Hoài Phương, Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án, trọng tài cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền dân sự, NXB. Lao động, TP.Hcm, 2011 ♣ Danh mục trang thông tin điện tử
31.Tòa án nhân dân tối cao, Biểu đồ số liệu giải quyết sơ thẩm các loại vụ án của ngành Tòa án qua các năm, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/5901712, [ ngày truy cập : 01/11/2014]
32.Hồ Ngọc Đức, Từ điển Tiếng Việt, http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, [ngày truy cập 12/09/2014]
33.Nguyễn Hồng Hà, Tranh chấp đất đai chưa qua hòa giải, tòa xử sao?, Báo điện tử
Pháp luật, 2011, http://plo.vn/phap-luat/tranh-chap-dat-chua-qua-hoa-giai-toa-xu-sao- 118504.html, [ ngày truy cập 01/11/2014]
34.Chi Mai, Bò lên cầu thang nộp đơn cho Tòa, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2010, http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20101211/bo-len-cau-thang-nop-don-cho- toa/415306.html, [ngày truy cập: 02/11/2014]
35.Công ty Luật Minh Thuê, Việc hòa giải tranh chấp đất đai còn nhiều bất cập, http://luatminhkhue.vn/dat-dai/viec-hoa-giai-tranh-chap-dat-dai-con-nhieu-bat- cap.aspx, [ngày truy cập: 20/10/2014]
36.Hoàng Yến, Bàn về vai trò của Kiểm sát viên trong vụ án dân sự: Kiểm sát viên can dự vào nội dung án dân sự?, Báo Pháp luật TP.HCM, http://luatminhkhue.vn/dan- su/ban-ve-vai-tro-cua-vien-kiem-sat-trong-to-tung-dan-su-vien-kiem-sat-can-du-vao-
noi-dung-an-dan-su-.aspx[ ngày truy cập 10/10/2014]
37.Thư viện chia sẻ luận văn, Thụ lý và trả lại đơn khởi kiện – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, http://luanvan.co/luan-van/thu-ly-tra-lai-don-khoi-kien-mot-so-van-de-ly- luan-va-thuc-tien-10376/, [ngày truy cập 01/11/2014]
PHỤ LỤC
Mẫu số 01 ban hành kẻm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của phần thứ nhất “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________
...…(1), ngày ... tháng ... năm ...
ĐƠN KHỞI KIỆN Kính gửi: Toà án nhân dân (2)………...………...
Họ và tên người khởi kiện: (3)………...….
Địa chỉ: (4) ………....…….
Họ và tên người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có) (5) ………..………
Địa chỉ: (6) ………...……..
Họ và tên người bị kiện: (7) ……..………...…….…….
Địa chỉ: (8) ………...…….…….
Họ và tên người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…….. …….…..…………....
Địa chỉ: (10) ………..……….
Yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (11)……….……….………….…………
…………
………...………
………...………
Họ và tên người làm chứng (nếu có) (12)……..……...………
Địa chỉ: (13) ……….…....……….………..
Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14) 1……….
2……….. ……… (Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)
……… ………. ……….……….
Người khởi kiện(16)
Hướng dẫn sử dụng mẫu
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hải Phòng, ngày….. tháng ….. năm……). (2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án, nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi họ và tên; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).
(5), (7) và (9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3). (6), (8) và (10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4). (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.
(12) và (13) Ghi họ và tên, địa chỉ nơi người làm chứng cư trú (thôn, xã, huyện, tỉnh), nếu là nơi làm việc, thì ghi địa chỉ nơi người đó làm việc (ví dụ: Nguyễn Văn A, công tác tại Công ty B, trụ sở làm việc tại số … phố … quận … TP Hà Nội).
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu gì và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi