Chủ thể thực hiện quyền khởi kiện

Một phần của tài liệu Quyền khởi kiện và cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện trong vụ án dân sự (Trang 30)

5. Cấu trúc đề tài

2.1.1.1. Chủ thể thực hiện quyền khởi kiện

Một trong các bên tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung như quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại khởi kiện đến Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại hay phát sinh tranh chấp. Do vậy, chỉ những chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung có quyền lợi hợp pháp bị xâm hại

hay tranh chấp mới có quyền khởi kiện VADS. Để xác định tư cách pháp lý của chủ thể thực hiện quyền khởi kiện VADS, chủ thể đó phải có lợi ích cần được bảo vệ. Nói cách khác, nếu không có lợi ích cần bảo vệ thì không có tư cách khởi kiện. Điều 161 BLTTDS quy định “

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”10. Như vậy, pháp luật TTDS cũng đòi hỏi nguyên đơn khi khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền và lợi ích bị xâm phạm hay tranh chấp. Tuy nhiên, nhằm xử lý triệt để những hành vi vi phạm pháp luật, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác bị xâm phạm được bảo vệ, pháp luật tố tụng còn ghi nhận quyền khởi kiện đối với một số chủ thể khác trong một số trường hợp. Điều 162 BLTTDS quy định “1.Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định. 2. Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định. 3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.”11. Theo đó, cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do luật hôn nhân và gia đình quy định; Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định và cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện VADS để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách.

Như vậy, chủ thể có quyền khởi kiện VADS có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

► Đối với cá nhân

Quyền khởi kiện là một nội dung của năng lực pháp luật tố tụng dân sự. Quyền khởi kiện của đương sự là quyền công dân về dân sự được thừa nhận và tôn trọng. Tại Điều 4, Hiến pháp 2013 ghi nhận “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn

10 Điều 161, Bộ luật tố tụng dân sự.

trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”12. Theo đó, mọi cá nhân đều có quyền khởi kiện, được xuất hiện từ lúc sinh ra đã có quyền khởi kiện và chấm dứt khi cá nhân đó chết, tổ chức có năng lực pháp khi khi tổ chức đăng ký thành lập và kết thúc khi tổ chức chấm dứt hoạt động13. Tuy nhiên, để tự mình bằng chính hành vi của mình định đoạt, quyết định và tiến hành việc khởi kiện tại Tòa án với tư cách là một chủ thể độc lập thì chủ thể muốn thực hiện quyền khởi kiện thì phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đồng thời phải có quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Quyền lợi này có thể là của chính chủ thể đó hoặc là lợi ích của một chủ thể khác. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là một phạm trù có liên quan đến yếu tố chủ quan như khả năng nhận thức, khả năng hành động, ý chí và lý chí; là khả năng của đương sự trong quá trình tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng.

Theo quy định của BLTTDS thì “Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự”14. Như vậy, năng lực hành vi tố tụng được xác định dựa trên độ tuổi và khả năng nhận thức của cá nhân và được phân chia thành các nhóm chủ thể như sau:

- Thứ nhất, đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, ngoài việc trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự, nếu trong trường hợp pháp luật có quy định khác thì người chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc đã đủ 18 tuổi trở lên vẫn có thể không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Do đó, để xác định đúng năng lực hành vi tố tụng dân sự của một người cụ thể, ngoài quy định của BLTTDS , khi giải quyết yêu cầu khởi kiện thì Tòa án cần xem xét có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định khác về năng lực hành vi tố tụng dân sự hay không?

Quy định trên còn nảy sinh bất cập về kỹ thuật lập pháp, dễ gây nhằm lần nghĩa trong phân tích luật dẫn đến việc áp dụng chủ quan sai với ý chí của nhà làm luật. Dễ thấy, phân tích cấu trúc câu trong Tiếng Việt, từ “trừ” dùng để ngăn cách hai vế ý nghĩa đối lập nhau. Như vậy vế sau từ “trừ” có nghĩa bao gồm các trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Kế đến từ “hoặc” dùng để ngăn cách hai vế có nghĩa tương đối có cùng loại. Có nghĩa là “pháp luật có quy định khác” cũng được hiểu là

12

Điều 4, Hiến pháp 2013.

bao gồm các trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế có tồn tại quy định người chưa đủ 18 tuổi nhưng có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, tiến hành khởi kiện VADS với tư cách là một chủ thể độc lập. Thiết nghĩ rằng, trong tương lai những quy định của pháp luật trong những trường hợp tương tự cần chú trọng kỹ thuật lập pháp, quy định rõ ràng và chính xác hơn về thành phần ngữ nghĩa tránh hiểu nhằm và áp dụng sai.

Ví dụ 1: Về trường hợp người chưa đủ 18 tuổi nhưng có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự . Tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định quy định nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn và theo hướng dẫn tại Nghi quyết số 02/2000/NQ – HĐTP ngày 23-12-2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ( điểm a Mục I) thì nữ bước sang tuổi 18 mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn; do đó, khi có yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình thì họ có thể tự mình tham gia tố tụng dân sự với tư cách là một chủ thể độc lập.

Đây là trường hợp người chưa đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự nhưng có quyền khởi kiện với tư cách là một chủ thể độc lập. Dễ thấy, quy định về độ tuổi kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 đã phần nào mâu thuẫn với quy định pháp luật tố tụng dân sự, khiến điều này trở thành ngoại lệ của quy định năng lực hành vi tố tụng dân sự được quy định tại Khoản 3, Điều 4, BLTTDS. Đây có thể được xem là bất cập trong việc quy định điều kiện tư cách chủ thể khi có sự không đồng nhất về độ tuổi giữa hai ngành luật khác nhau có liên quan. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2015 quy định điều kiện độ tuổi kết hôn như sau nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Như vậy, việc nâng độ tuổi kết hôn của nữ từ “từ 18 tuổi trở lên” lên thành “từ đủ 18 tuổi” đã giải quyết được bất cập trên.

Ví dụ 2: Về trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo quy định tại Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010, thì cha, mẹ có thể bị Tòa án ra quyết định không cho chăm nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con; do đó, trong thời hạn bị cấm làm người đại diện theo pháp luật cho con, thì cha mẹ không được tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện theo pháp luật cho con trong VADS.

- Thứ hai, cá nhân là người chưa đủ 6 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không có hành vi tố tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Như vậy, người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự bao gồm người chưa đủ 6 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự. Khi quyền và lợi ích của những người này bị vi phạm hay có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền và lợi ích của họ phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ. Tuy nhiên, họ không thể tự mình khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình vì theo quy định của pháp luật thì người mất năng lực hành vi dân sự không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Có thể vì một số lý do cá nhân mà người đại diện của người mất năng lực hành vi dân sự không thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, trong trường hợp này việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mất năng lực hành vi dân sự bị hạn chế, đôi khi không thực hiện được.

- Thứ ba, cá nhân là người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Có thể thấy rằng kỹ thuật lập pháp Việt Nam còn yếu kém, tồn tại nhiều hạn chế và mâu thuẫn. Đơn cử đối với hai quy định trên được quy định tại Điều 57, BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Khoản 4và Khoản 5 quy định như sau: “4. Đương sự là người chưa đủ 6 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không có hành vi tố tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. 5. Đương sự là người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.”. Tuy nhiên, theo Khoản 3 thì “Đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy tại Khoản 4 và Khoản 5 sử dụng danh từ “Đương sự” để quy định cho các chủ thể là những trường hợp người chưa đủ 18 tuổi.Cùng một Điều luật nhưng quy định có sự sai lầm về mặt chủ thể. Cần có những quy định chuẩn xác hơn, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp Việt Nam trong tương lai.

- Thứ tư, cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động và quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với

những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Cá nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thực hiện quyền khởi kiện chủ yếu để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp việc khởi kiện nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người khác. Trong trường hợp này người thực hiện hành vi khởi kiện không phải là người có quyền khởi kiện mà chỉ là người giúp người khác thực hiện quyền khởi kiện mà pháp luật cho phép.

Việc khởi kiện của cá nhân có thể thông qua người đại diện để thay mình thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Pháp luật thừa nhận hai hình thức đại diện hợp pháp trong tố tụng dân sự là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền15. Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi TTDS như người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì khi lợi ích bị xâm phạm hoặc tranh chấp thì việc thực hiện quyền này phải do người đại diện của họ thay mặt thực hiện. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì việc khởi kiện có thể do họ thực hiện trực tiếp hoặc thông qua người đại diện được ủy quyền, trừ việc ly hôn.

► Đối với cơ quan, tổ chức

Pháp luật tố tụng dân sự thừa nhận quyền khởi kiện của cơ quan, tổ chức để họ thực hiện quyền khởi kiện bảo vệ quyền lợi của chính cơ quan, tổ chức mình. Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng còn thừa nhận quyền khởi kiện của cơ quan, tổ chức, khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước.

- Cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích của chính mình

Là một chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động; các cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền và

Một phần của tài liệu Quyền khởi kiện và cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện trong vụ án dân sự (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)