5. Cấu trúc đề tài
3.4.3. Cơ chế chuyển hóa giữa việc dân sự và vụ án dân sự
3.4.3.1. Thực trạng
Theo hướng dẫn tại Điều 10 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP TANDTC thì “Trường hợp các bên yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của BLTTDS, nhưng sau khi Tòa án thụ lý và trong quá trình giải quyết việc dân sự các bên có sự thay đổi về thoả thuận, thì cần phân biệt như sau: Nếu các bên thay đổi sự thoả thuận (một phần hoặc toàn bộ) bằng một thoả thuận mới thì Tòa án tiếp tục giải quyết việc dân sự theo thủ tục chung; Nếu một hoặc các bên thay đổi sự thoả thuận (một phần hoặc toàn bộ), nhưng không thoả thuận được về vấn đề đã được thoả thuận trước đó và có tranh chấp, thì được coi như đương sự rút đơn yêu cầu. Tòa án căn cứ vào Điều 311 và điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Trong trường hợp này Tòa án cần giải thích cho đương sự biết nếu họ vẫn có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì phải khởi kiện vụ án dân sự theo thủ tục chung.”
Theo quan điểm cá nhân thì quy định này chưa thật sự bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự chủ yếu là bên có yêu cầu ban đầu trong việc dân sự. Bởi lẽ hậu quả của quy định này là người có yêu cầu ban đầu trong việc dân sự (một bện trong giải quyết việc dân sự) không có sự thay đổi yêu cầu của mình, bên còn lại có sự thay đổi yêu cầu, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Như vậy nếu người có yêu cầu ban đầu muốn thực hiện việc khởi kiện thì theo pháp luật họ phải làm lại toàn bộ thủ tục khởi kiện từ đầu. Về phía đương sự, việc này gây mất thời gian và tổn phí một cách không cần thiết, đôi khi họ không thực hiện việc khởi kiện vụ án dân sự vì không đủ kiên nhẫn theo đuổi vụ kiện. Về phía Tòa án sẽ không mấy thuận tiện khi phải xem xét, thụ lý, nghiên cứu, giải quyết vụ án dân sự có nội dung vụ án tương tự giống nhau vời cơ bản với nội dung việc dân sự, chỉ khác phần thay đổi yêu cầu của đương sự (một phần hoặc toàn bộ).
3.4.3.2. Giải pháp hoàn thiện
Để đảm bảo quyền khởi kiện trong vụ án dân sự của đương sự được phát triển từ quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực thi hiệu quả, thiết nghĩ quy định pháp luật tố tụng cần thiết lập cơ chế chuyển hóa giữa việc dân sự và vụ án dân sự trong BLTTDS.