5. Cấu trúc đề tài
2.1.1.2. Vụ việc phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Việc khởi kiện vụ án dân sự phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Để tạo điều kiện cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện đúng quyền khởi kiện VADS, Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ cho các chủ thể thực hiện việc khởi kiện vụ án theo đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử về dân sự của Tòa án.
Tòa án chỉ thụ lý các VADS đối với các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại các Điều 25, 27, 29, 31 BLTTDS. Ngoài ra, khi thụ lý vụ án, Tòa án cũng phải xem xét vụ án đó có thuộc thẩm quyền của mình theo cấp theo quy định tại Điều 33, 34 BLTTDS và vụ việc khởi kiện theo đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ theo quy định tại Điều 35 BLTTDS. Việc xác định và quy định cụ thể, rõ ràng những tranh chấp thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án và xây dựng các tiêu chí trong luật thực định nhằm phân định rạch ròi giữa thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án các cấp và Tòa án cùng cấp là cơ sở quan trọng trong việc đảm bảo quyền khởi kiện. Một mặt, quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc chủ động xác định Tòa án có thẩm quyền để thực hiện quyền khởi kiện của mình yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án. Mặc khác, là cơ sở để xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc thụ lý vụ án, tránh việc từ chối thiếu căn cứ hoặc đùn đẩy thụ lý Tòa án vì lý do thẩm quyền.
Ngoài ra, trong một số trường hợp pháp luật tố tụng dân sự hiện hành đã ghi nhận quyền của đương sự trong việc thỏa thuận hoặc lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết, bảo vệ quyền lợi của mình. Việc BLTTDS ghi nhận các bên trong tranh chấp được quyền thỏa thuận, lựa chọn Tòa án gải quyết tranh chấp trong một số trường hợp nhất định đã tạo điều kiện cho các bên chủ động thực hiện tốt hơn quyền khởi kiện của mình. Trong trường hợp nhiều Tòa án cùng gải quyết một vụ án dân sự thì pháp luật hiện hành đã tạo điều kiện cho nguyên đơn có quyền lựa chọn một trong các Tòa án mà họ cho là phù hợp nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình17. Đây là quy định tạo điều kiện cho các chủ thể tham
gia vào quan hệ pháp luật nội dung thực hiện tốt hơn quyền đi kiện, đảm bảo quyền khởi kiện của công dân.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở Chương 1 thì có một số trường hợp nhất định thì pháp luật cũng đặt ra những điều kiện tiên quyết về sự việc phải được một cơ quan, tổ chức nào đó hỏa giải trước khi khởi kiện ra Tòa án. Quy định này chỉ được coi là không cản trở quyền khởi kiện của chủ thể nếu có những lý do hợp lý để có thể chấp nhận.
Theo quy định hiện hành thì đối với các tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra phải được tiến hành trên cơ sở thương lượng trước, nếu người bị oan và thân nhân người bị oan không đồng ý với quyết định bồi thường thì lúc đó họ mới có quyền khởi kiện ra Tòa án. Đối với các tranh chấp lao động thì trước hết các tranh chấp này phải được giải quyết thông qua hòa giải tại Hội đồng hòa giải lao động hoặc hòa giải viên lao động, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 31 BLTTDS. Về cơ bản các quy định này có những cơ sở là bảo đảm uy tín của cơ quan tư pháp, vì lợi ích lâu dài của người lao động hay bảo đảm cho Tòa án không quá tải về công việc như đã lập luận tại Chương 1. Đây có thể coi là một trong những lý do hợp lý mà quyền khởi kiện của đương sự có thể bị giới hạn.
Riêng đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất thì theo khoản 1 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”18. Như vậy, theo quy định này thì Nhà nước khuyến khích giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở chứ không coi hỏa giải ở cơ sở là thủ tục bắt buộc trước khi đương sự khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì mọi tranh chấp đất đai đều phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường trước khi khởi kiện ra Tòa án. Theo đó, Tòa án chỉ thụ lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nhưng đương sự không thỏa thuận được (thỏa thuận không thành). Hướng dẫn này có phần phiến diện không hợp lý, đâu đó quyền khởi kiện của công dân có thể bị giới hạn vì hạn chế quyền tiếp cận công lý của công dân.