Thực trạng

Một phần của tài liệu Quyền khởi kiện và cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện trong vụ án dân sự (Trang 70)

5. Cấu trúc đề tài

3.3.1.1. Thực trạng

Theo Công văn số 116 TANDTC ngày 22 tháng 7 năm 2004, Tòa án nhân dân Tối cao thì “theo tinh thần quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp…”. Do vậy, kể từ ngày 01/07/2004 trở đi Tòa án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Tòa án. Quan niệm này lại được khẳng định một lần nữa trong bản tham luận của Tòa dân sự TANDTC ngày 03/01/2005 theo hướng tất cả các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất đều phải qua hòa giải tại UBND cấp xã và còn được ghi nhận tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014.

Dưới góc nhìn bảo đảm quyền khởi kiện thì thủ tục bắt buộc hòa giải ở UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp nhằm tăng cường đoàn kết trong nội bộ nhân dân chỉ nên đặt ra đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, mốc giới giữa các hộ liền kề. Nếu tất cả các tranh chấp về

quyền sử dụng đất đều phải qua hòa giải ở UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp thì dường như gây khó khăn cho người dân khi thực hiện quyền khởi kiện của mình. Ngoài ra, thời hiệu khởi kiện đối với mỗi loại án kiện đã được nhà lập pháp quy định trước trong các văn bản pháp luật. Nếu coi mọi tranh chấp đất đai đều bắt buộc phải thông qua con đường hòa giải ở UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện ra Tòa án thì trong nhiều trường hợp dẫn đến hậu quả là đương sự mất quyền khởi kiện ra Tòa án do thời hiệu khởi kiện đã hết47.

Một phần của tài liệu Quyền khởi kiện và cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện trong vụ án dân sự (Trang 70)