Đặc điểm thực hiện kháng sinh đường tiêm theo phiếu theo dõi của điều

Một phần của tài liệu Khảo sát cách sử dụng kháng sinh dùng đường tiêm ở bệnh viện phụ sản TW (Trang 31)

dưỡng

3.1.3.1.Kháng sinh được chỉ định tiêm bắp

Trong 11 lượt chỉ định kháng sinh tiêm bắp có 10 lượt chỉ định clindamycin, 1 lượt chỉ định ampicilin + sulbactam. Clindamycin là chế phẩm pha sẵn vì vậy không cần chỉ định dung môi pha tiêm. Với trường hợp ampicilin + sulbactam, chúng tôi không tìm thấy thông tin về dung môi, thể tích dung môi trong phiếu theo dõi của điều dưỡng.

3.1.3.2.Kháng sinh được chỉ định tiêm tĩnh mạch

Trong 254 trường hợp kháng sinh được chỉ định đường tiêm tĩnh mạch có 168 trường hợp (66,1%) không có thông tin về dung môi và thể tích dung môi. 86 trường hợp còn lại đều sử dụng 10 ml nước cất pha tiêm. Đặc điểm thông tin về dung môi trên phiếu theo dõi của các kháng sinh này được thể hiện trong bảng 3.7

Bảng 3. 7: Thông tin về dung môi của các kháng sinh chỉ định tiêm tĩnh mạch trong phiếu theo dõi của điều dưỡng.

Không có thông tin về dung môi

Có thông tin

về dung môi Tổng số

Kháng sinh Hàm

lượng

% % n

amoxicilin + acid clavulanic 1,2 g 6 (54,5) 5 (45,5) 11

cefuroxim 0,75 g 30 (50,0) 30 (50,0) 60 cefuroxim 1,5 g 29 (93,5) 2 (6,5) 31 clindamycin 0,6 g/4ml 1 (100,0) - 1 cefotaxim 1 g 21 (80,8) 5 (19,2) 26 ceftriaxon 1 g 12 (100,0) - 12 ampicillin + sulbactam 1,5 g 69 (61,1) 44 (38,9) 113 Tổng số 168 (66,1) 86 (33,9) 254 Nhận xét:

Thông tin về dung môi và thể tích dung môi được ghi đầy đủ nhất đối với cefuroxim (50,0%) và amoxicilin + acid clavulanic (45,5%). Ngược lại, 100% trường hợp ceftriaxon, 93,5% trường hợp cefuroxim và 80,8 % trường hợp cefotaxim không có thông tin về dung môi trong phiếu theo dõi của điều dưỡng.

3.1.3.3.Kháng sinh được chỉ định truyền tĩnh mạch

Trong 265 lượt chỉ định truyền tĩnh mạch, đặc điểm của các thông tin về thể tích dung môi và tốc độ truyền trên phiếu theo dõi của điều dưỡng được trình bày trong bảng sau.

Bảng 3. 8: Một số vấn đề cần lưu ý về thông tin trên phiếu theo dõi của điều dưỡng trường hợp truyền tĩnh mạch kháng sinh

Một số vấn đề cần lưu ý (n=265) N (%) Thiếu thông tin về tốc độ truyền 16 (6,0) Thiếu thông tin về thể tích dung môi pha truyền 8 (3,0) Sai thể tích dung môi so với chỉ định của bác sĩ 10 (3,8) Sai tốc độ truyền so với chỉ định của bác sĩ 153 (57,7) Nhận xét:

Trong phiếu theo dõi của điều dưỡng, vấn đề thường gặp nhất là sai tốc độ truyền so với chỉ định của bác sĩ (57,7%).

Tỷ lệ sai sót thông tin trong phiếu theo dõi của điều dưỡng của từng kháng sinh được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3. 9: Các sai sót trên phiếu theo dõi của điều dưỡng của mỗi kháng sinh truyền tĩnh mạch Tần suất sử dụng Sai thể tích dung môi Sai tốc độ truyền Kháng sinh Hàm lượng n % % cefoperazone, sulbactam 1 g 13 3 (23,1) 12 (92,3) piperacilin, tazobactam 4,5 g 2 1 (50,0) 1 (50,0) metronidazole 0,5 g/ 100ml 130 - 68 (52,3) clindamycin 0,6 g/ 4ml 21 4 (19,0) 15 (71,4) pefloxacin 0,4 g/ 5ml 77 2 (2,6) 38 (49,4) imipenem, cilastatin 0,5 g 22 - 19 (86,4) Tổng số 265 10 (3,8) 153 (57,7) Nhận xét:

Piperacilin + tazobactam có tỷ lệ sai thể tích dung môi so với chỉ định của bác sĩ cao nhất (50,0%). Tỷ lệ sai tốc độ truyền so với chỉ định của bác sĩ của mỗi kháng sinh đều cao, đặc biệt là cefoperazone, sulbactam (92,3%).

3.2.KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN KHÁNG SINH ĐƯỜNG TIÊM KHÁNG SINH ĐƯỜNG TIÊM

Chúng tôi khảo sát kiến thức của 61 điều dưỡng về việc thực hiện kháng sinh đường tiêm của 9 kháng sinh được sử dụng phổ biến ở bệnh viện Phụ sản Trung ương là: amoxicilin + acid clavulanic 1,2g, ampicilin + sulbactam 1,5g, cefuroxim 0,75g, cefotaxim 1g, cefoperazon + sulbactam 1g, ceftriaxon 1g, imipenem + cilastatin 0,5g, clindamycin 0,6g/4ml và pefloxacin 0,4g/5ml.

Một phần của tài liệu Khảo sát cách sử dụng kháng sinh dùng đường tiêm ở bệnh viện phụ sản TW (Trang 31)