KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN KHÁNG SINH ĐƯỜNG TIÊM DỰA

Một phần của tài liệu Khảo sát cách sử dụng kháng sinh dùng đường tiêm ở bệnh viện phụ sản TW (Trang 25)

TRÊN BỆNH ÁNĐặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu Đặc điểm về tuổi và chẩn đoán là những đặc điểm cơ bản của các bệnh nhân được chúng tôi thống kê trong bảng 3.1.Bảng 3. 1: Đặc điểm về tuổi và chẩn đoán của bệnh nhân trong nghiên cứu Đặc điểm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) < 20 9 3,4 20 – 39 204 77,6 40 - 59 48 18,3 ≥ 60 2 0,8 Tổng 263 100,0 Tuổi Tuổi trung bình (n=263) 31,6 ± 9,0

Thai nghén không phát triển 35 13,3

Cuộc đẻ 48 18,3

Biến chứng của chuyển dạ và đẻ 22 8,4

Viêm niêm mạc tử cung 43 16,3

Nhiễm khuẩn sau đẻ khác 15 5,7

Biến chứng

sau đẻ Tụ máu vết khâu sản khoa 3 1,1

Bệnh viêm các cơ quan vùng chậu nữ 14 5,3 Bệnh hệ

sinh dục Rối loạn không do viêm đường sinh dục 78 29,7

Khác 5 1,9

Chẩn đoán

Tổng 263 100,0

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 31,6. Phần lớn bệnh nhân nằm trong nhóm tuổi 20 – 39 (77,6%). Về chẩn đoán, bệnh nhân có bệnh hệ sinh dục chiếm tỷ lệ cao nhất (35,0%).

3.1.2. Đặc điểm việc thực hiện kháng sinh đường tiêm theo chỉ định bác sĩ.

3.1.2.1.Lựa chọn kháng sinh đường tiêm

Có 12 kháng sinh đường tiêm được chỉ định trong các bệnh án. Tỷ lệ các kháng sinh đường tiêm được chỉ định trong các bệnh án được trình bày ở hình 3. 1.

Hình 3. 1: Tỷ lệ các kháng sinh đường tiêm được chỉ định trong bệnh án

Nhận xét:

Các kháng sinh có tỷ lệ sử dụng cao là metronidazol 0,5g/ 100ml (24,5%), sau đó ampicilin + sulbactam 1,5g (21,5%), pefloxacin 0,4g/5ml (14,5%) và cefuroxim 0,75g (11,3%).

3.1.2.2.Lựa chọn đường dùng của kháng sinh

Đường dùng là thông tin cơ bản cần có trong chỉ định của bác sĩ. 12 kháng sinh trong nghiên cứu được chỉ định theo 3 đường tiêm là: tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch

và truyền tĩnh mạch. Đặc điểm lựa chọn đường dùng của mỗi kháng sinh được thể hiện trong bảng 3.2

Bảng 3. 2: Đặc điểm lựa chọn đường dùng của các kháng sinh

Tiêm bắp Tiêm TM Truyền TM Tổng

Kháng sinh Hàm lượng n (%) n (%) n (%) n ampicilin + sulbactam 1,5 g 1 (0,9) 113 (99,1) - 114 amoxicilin + acid clavulanic 1,2 g - 11 (100,0) - 11 cefuroxim 0,75 g - 60 (100,0) - 60 cefuroxim 1.5 g - 31 (100,0) - 31 ceftriaxon 1 g - 12 (100,0) - 12 cefotaxim 1 g 26 (100,0) - 26 cefoperazon + sulbactam 1 g - - 13 (100,0) 13 piperacilin + tazobactam 4,5 g - - 2 (100,0) 2 imipenem + cilastatin 0,5 g - - 22 (100,0) 22 clindamycin 0,6 g/ 4 ml 10 (31,2) 1 (3,1) 21 (65,6) 32 pefloxacin 0,4 g/ 5 ml - - 77 (100,0) 77 metronidazol 0,5 g/ 100 ml - - 130 (100,0) 130 Tổng 11 (2,1) 254 (47,9) 265 (50,0) 530 Nhận xét:

Có tổng cộng 530 lượt chỉ định kháng sinh đường tiêm. Tỷ lệ sử dụng đường truyền tĩnh mạch là cao nhất (50,0%), tiếp theo là đường tiêm tĩnh mạch (47,9%). Hầu hết mỗi kháng sinh được chỉ định theo 1 đường dùng, ngoại trừ ampicilin + sulbactam được chỉ định theo hai đường là tiêm bắp (1 lượt chỉ định) và tiêm tĩnh mạch (113 lượt chỉ định) và clindamycin được chỉ định theo 3 đường: tiêm bắp (10 lượt chỉ định), tiêm tĩnh mạch (1 lượt chỉ định), truyền tĩnh mạch (21 lượt chỉ định).

3.1.2.3.Lựa chọn dung môi hòa tan và pha loãng

Thông tin về dung môi hòa tan và pha loãng không có trong các trường hợp được chỉ định tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch, chỉ có trong các trường hợp chỉ định truyền tĩnh mạch. Trong 265 lượt chỉ định đường truyền tĩnh mạch, có 130 lượt chỉ định kháng sinh metronidazol là chế phẩm dạng dung dich pha sẵn với hàm lượng 0,5 g/100ml, không cần chỉ định dung môi. Trong 135 lượt chỉ định còn lại, chúng tôi không tìm thấy thông tin về dung môi hòa tan, chỉ có thông tin về dung môi pha loãng là NaCl 0,9% và glucose 5%. Đặc điểm lựa chọn dung môi pha loãng của mỗi kháng sinh truyền tĩnh mạch được trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3. 3: Lựa chọn dung môi pha loãng kháng sinh dùng đường truyền tĩnh mạch

Dung môi pha loãng truyền tĩnh mạch Kháng sinh Hàm lượng NaCl 0,9% Glucose 5% Tổng số cefoperazon + sulbactam 1 g 13 0 13 piperacilin + tazobactam 4,5 g 2 0 2 imipenem + cilastatin 0,5 g 22 0 22 clindamycin 0,6 g/ 4ml 0 21 21 pefloxacin 0,4 g/ 5mg 0 77 77 Tổng số 37 (27,4%) 98 (72,6%) 135 (100,0%) Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi kháng sinh đều được thống nhất lựa chọn 1 loại dung môi pha truyền. Phần lớn các lượt chỉ định lựa chọn dung môi là glucose 5% (72,6%).

3.1.2.4.Lựa chọn thể tích dung môi và tốc độ tiêm truyền

Thông tin về thể tích dung môi và tốc độ tiêm truyền không được tìm thấy trong các chỉ định tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. Với 6 kháng sinh được chỉ định đường truyền tĩnh mạch, chúng tôi so sánh thông tin về thể tích dung môi và tốc độ truyền với khuyến cáo. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3. 4: So sánh thể tích dung môi và tốc độ truyền trong chỉ định với khuyến cáo

Đặc điểm thông tin trong chỉ định n (%) Thể tích 242 (91,3) Chỉ định phù hợp khuyến cáo (n=265) Tốc độ truyền 256 (96,6) Thể tích 23 (8,7) Chỉ định không phù hợp (n=265) Tốc độ truyền 2 (0,8)

Thiếu thông tin

(n=265) Tốc độ truyền 7 (2,6)

Nhận xét:

Trong 265 lượt chỉ định truyền tĩnh mạch, 23 trường hợp chỉ định thể tích dung môi không phù hợp là: imipenem + cilastatin (20 trường hợp) và pefloxacin (3 trường hợp), 2 trường hợp tốc độ truyền được chỉ định nhanh hơn so với khuyến cáo.

3.1.2.5.Nguy cơ gặp tương kị của các thuốc trong chỉ định

Tương kị có thể xảy ra giữa thuốc với dung môi hoặc giữa các thuốc nếu được trộn chung trong cùng xi lanh hoặc chai truyền, được bơm qua cùng dây truyền nếu không tráng dây giữa các lần đưa thuốc có cùng đường dùng. Nguy cơ xảy ra tương kị khi các thuốc và dung môi tương kị với nhau được chỉ định cùng đường dùng tại cùng thời điểm. Các trường hợp có nguy cơ xảy ra tương kị được trình bày ở bảng 3.5

Bảng 3. 5: Các trường hợp trong chỉ định có nguy cơ xảy ra tương kị

Các trường hợp nguy cơ xảy ra tương kị (n=530) n (%) Cefoperazon + sulbactam và ringer lactat 1 (0,2)

Metronidazol và glucose 5% 95 (17,9)

Metronidazol và ringer lactat 14 (2,6)

Ampicilin + sulbactam và glucose 5% 24 (4,5)

Amoxicilin + acid clavulanic và metronidazol 2 (0,4)

Ceftriaxon và ringer lactat 4 (0,8)

Tổng 140 (26,4)

Nhận xét:

Nguy cơ tương kị xảy ra chủ yếu giữa kháng sinh và dung môi. Metronidazol là thuốc có nguy cơ gặp tương kị cao nhất.

3.1.2.6.Một số điểm cần lưu ý trong chỉ định có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kháng sinh đường tiêm của điều dưỡng

Trong 265 lượt chỉ định kháng sinh đường truyền tĩnh mạch, 64,5% chỉ định đầy đủ và thống nhất thông tin về dung môi, thể tích dung môi và tốc độ truyền. 35,5% trường hợp còn lại thiếu thông tin hoặc thông tin không thống nhất giữa các lần chỉ định trên cùng bệnh nhân, được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3. 6: Một số vấn đề cần lưu ý trong chỉ định kháng sinh truyền tĩnh mạch

Vấn đề cần lưu ý trong chỉ định kháng sinh truyền tĩnh mạch (n=265)

Số lượt chỉ

định Tỷ lệ (%)

Thiếu thông tin về tốc độ truyền 7 2,6

Thể tích dung môi không thống nhất 8 3,0

Tốc độ truyền không thống nhất 79 29,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 94 35,5

Vấn đề hay gặp nhất là sự không thống nhất về tốc độ truyền trong một chỉ định (29,8%).

3.1.3. Đặc điểm thực hiện kháng sinh đường tiêm theo phiếu theo dõi của điều dưỡng dưỡng

3.1.3.1.Kháng sinh được chỉ định tiêm bắp

Trong 11 lượt chỉ định kháng sinh tiêm bắp có 10 lượt chỉ định clindamycin, 1 lượt chỉ định ampicilin + sulbactam. Clindamycin là chế phẩm pha sẵn vì vậy không cần chỉ định dung môi pha tiêm. Với trường hợp ampicilin + sulbactam, chúng tôi không tìm thấy thông tin về dung môi, thể tích dung môi trong phiếu theo dõi của điều dưỡng.

3.1.3.2.Kháng sinh được chỉ định tiêm tĩnh mạch

Trong 254 trường hợp kháng sinh được chỉ định đường tiêm tĩnh mạch có 168 trường hợp (66,1%) không có thông tin về dung môi và thể tích dung môi. 86 trường hợp còn lại đều sử dụng 10 ml nước cất pha tiêm. Đặc điểm thông tin về dung môi trên phiếu theo dõi của các kháng sinh này được thể hiện trong bảng 3.7

Bảng 3. 7: Thông tin về dung môi của các kháng sinh chỉ định tiêm tĩnh mạch trong phiếu theo dõi của điều dưỡng.

Không có thông tin về dung môi

Có thông tin

về dung môi Tổng số

Kháng sinh Hàm

lượng

% % n

amoxicilin + acid clavulanic 1,2 g 6 (54,5) 5 (45,5) 11

cefuroxim 0,75 g 30 (50,0) 30 (50,0) 60 cefuroxim 1,5 g 29 (93,5) 2 (6,5) 31 clindamycin 0,6 g/4ml 1 (100,0) - 1 cefotaxim 1 g 21 (80,8) 5 (19,2) 26 ceftriaxon 1 g 12 (100,0) - 12 ampicillin + sulbactam 1,5 g 69 (61,1) 44 (38,9) 113 Tổng số 168 (66,1) 86 (33,9) 254 Nhận xét:

Thông tin về dung môi và thể tích dung môi được ghi đầy đủ nhất đối với cefuroxim (50,0%) và amoxicilin + acid clavulanic (45,5%). Ngược lại, 100% trường hợp ceftriaxon, 93,5% trường hợp cefuroxim và 80,8 % trường hợp cefotaxim không có thông tin về dung môi trong phiếu theo dõi của điều dưỡng.

3.1.3.3.Kháng sinh được chỉ định truyền tĩnh mạch

Trong 265 lượt chỉ định truyền tĩnh mạch, đặc điểm của các thông tin về thể tích dung môi và tốc độ truyền trên phiếu theo dõi của điều dưỡng được trình bày trong bảng sau.

Bảng 3. 8: Một số vấn đề cần lưu ý về thông tin trên phiếu theo dõi của điều dưỡng trường hợp truyền tĩnh mạch kháng sinh

Một số vấn đề cần lưu ý (n=265) N (%) Thiếu thông tin về tốc độ truyền 16 (6,0) Thiếu thông tin về thể tích dung môi pha truyền 8 (3,0) Sai thể tích dung môi so với chỉ định của bác sĩ 10 (3,8) Sai tốc độ truyền so với chỉ định của bác sĩ 153 (57,7) Nhận xét:

Trong phiếu theo dõi của điều dưỡng, vấn đề thường gặp nhất là sai tốc độ truyền so với chỉ định của bác sĩ (57,7%).

Tỷ lệ sai sót thông tin trong phiếu theo dõi của điều dưỡng của từng kháng sinh được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3. 9: Các sai sót trên phiếu theo dõi của điều dưỡng của mỗi kháng sinh truyền tĩnh mạch Tần suất sử dụng Sai thể tích dung môi Sai tốc độ truyền Kháng sinh Hàm lượng n % % cefoperazone, sulbactam 1 g 13 3 (23,1) 12 (92,3) piperacilin, tazobactam 4,5 g 2 1 (50,0) 1 (50,0) metronidazole 0,5 g/ 100ml 130 - 68 (52,3) clindamycin 0,6 g/ 4ml 21 4 (19,0) 15 (71,4) pefloxacin 0,4 g/ 5ml 77 2 (2,6) 38 (49,4) imipenem, cilastatin 0,5 g 22 - 19 (86,4) Tổng số 265 10 (3,8) 153 (57,7) Nhận xét:

Piperacilin + tazobactam có tỷ lệ sai thể tích dung môi so với chỉ định của bác sĩ cao nhất (50,0%). Tỷ lệ sai tốc độ truyền so với chỉ định của bác sĩ của mỗi kháng sinh đều cao, đặc biệt là cefoperazone, sulbactam (92,3%).

3.2.KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN KHÁNG SINH ĐƯỜNG TIÊM KHÁNG SINH ĐƯỜNG TIÊM

Chúng tôi khảo sát kiến thức của 61 điều dưỡng về việc thực hiện kháng sinh đường tiêm của 9 kháng sinh được sử dụng phổ biến ở bệnh viện Phụ sản Trung ương là: amoxicilin + acid clavulanic 1,2g, ampicilin + sulbactam 1,5g, cefuroxim 0,75g, cefotaxim 1g, cefoperazon + sulbactam 1g, ceftriaxon 1g, imipenem + cilastatin 0,5g, clindamycin 0,6g/4ml và pefloxacin 0,4g/5ml.

3.2.1. Lựa chọn đường dùng

Trong số 9 kháng sinh được khảo sát, có 3 thuốc không được khuyến cáo đường tiêm bắp là: amoxicilin + acid clavulanic, imipenem + cilastatin và pefloxacin. 3 thuốc không được khuyến cáo tiêm tĩnh mạch là: imipenem +

cilastatin, clindamycin và pefloxacin. Tất cả 9 thuốc đều có khuyến cáo truyền tĩnh mạch. Tỷ lệ điều dưỡng chọn sai đường dùng của kháng sinh được trình bày trong bảng 3.10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3. 10: Các trường hợp lựa chọn sai đường dùng trong phiếu khảo sát kiến thức của điều dưỡng

Lựa chọn sai đường dùng N (%)

Không lựa chọn tiêm bắp với những thuốc được phép tiêm bắp

(n=295) 92 (31,2)

Lựa chọn tiêm bắp với những thuốc không được phép tiêm bắp

(n=136) 61 (44,9)

Không lựa chọn tiêm tĩnh mạch với những thuốc được phép tiêm

tĩnh mạch (n=306) 12 (3,9)

Lựa chọn tiêm tĩnh mạch với những thuốc không được phép tiêm

tĩnh mạch (n=118) 85 (72,0)

Không lựa chọn truyền tĩnh mạch với những thuốc được phép

truyền tĩnh mạch (n=421) 101 (24,0)

Nhận xét:

Đáng lưu ý là các trường hợp lựa chọn đường dùng mà thuốc không được khuyến cáo. 72,0% lựa chọn tiêm tĩnh mạch với những thuốc không được phép tiêm tĩnh mạch. 44,9% lựa chọn tiêm bắp với những thuốc không được phép tiêm bắp.

3.2.2. Lựa chọn dung môi

Từ các phiếu lựa chọn đúng đường dùng chúng tôi tiến hành khảo sát kiến thức lựa chọn dung môi của điều dưỡng. Các lựa chọn dung môi được đưa ra trong phiếu khảo sát gồm có: nước cất pha tiêm, NaCl 0,9%, glucose 5%, ringer lactat. Đặc điểm lựa chọn dung môi theo đường dùng được trình bày trong bảng 3. 11.

Bảng 3. 11 Kết quả lựa chọn dung môi pha kháng sinh tiêm truyền trong phiếu theo dõi của điều dưỡng

Nhận xét:

Với đường tiêm bắp, 100% lựa chọn nước cất pha tiêm là dung môi hòa tan. Với đường tiêm tĩnh mạch, nước cất pha tiêm cũng là dung môi được lựa chọn nhiều nhất (80,8%). Với đường truyền tĩnh mạch, đáng lưu ý là có 12,8% lựa chọn nước cất pha tiêm là dung môi pha truyền. Các trường hợp lựa chọn dung môi có tương kị kháng sinh được trình bày ở bảng 3.12

Bảng 3. 12: Các trường hợp lựa chọn dung môi có tương kị với kháng sinh

Các trường hợp lựa chọn dung môi có tương kị với kháng sinh N (%) Amoxicilin + acid clavulanic và glucose 5% 1 (0,3)

Ampicilin + sulbactam và glucose 5% 2 (0,6)

Cefoperazon + sulbactam và ringer lactat 6 (1,7)

Ceftriaxon và ringer lactat 4 (1,1)

Tiêm tĩnh mạch (n=354)

Tổng 13 (3,7)

Amoxicilin + acid clavulanic và glucose 5% 10 (2,5)

Ampicilin + sulbactam và glucose 5% 15 (3,7)

Pefloxacin và NaCl 0,9% 13 (3,2)

Ceftriaxon và ringer lactat 12 (2,9) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Truyền tĩnh mạch (n=407)

Tổng 50 (12,2)

3.2.3. Lựa chọn thời gian tiêm truyền

Nước cất pha tiêm NaCl 0,9% Glucose 5% Ringer lactat Tổng Dung môi % % % % n Tiêm bắp 146 (100,0) - - - 146 Tiêm tĩnh mạch 286 (80,8) 35 (9,9) 4 (1,1) 29 (8,2) 354 Truyền tĩnh mạch 52 (12,8) 119 (29,2) 114 (28,0) 122 (30,0) 407 Tổng 484 (53,4) 154 (17,0) 118 (13,0) 151 (16,6) 907

Các khuyến cáo về thời gian tiêm truyền chỉ được đề cập ở đường tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát kiến thức về thời gian tiêm truyền của các phiếu có chỉ định tiêm, tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch. Kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3. 13: Các trường hợp lựa chọn sai thời gian tiêm truyền trong phiếu theo dõi của điều dưỡng

Đường dùng n (%)

Thời gian tiêm tĩnh mạch không phù hợp với khuyến cáo

(n=279)

172 (62,0)

Thời gian truyền tĩnh mạch không phù hợp với khuyến cáo

(n=301)

23 (7,6)

Nhận xét:

Tỷ lệ lựa chọn thời gian tiêm tĩnh mạch không phù hợp với khuyến cáo là 62,0%, cao hơn tỷ lệ lựa chọn thời gian truyền tĩnh không phù hợp với khuyến cáo (7,6%).

3.2.4. Nguy cơ gặp tương kị giữa hai thuốc cùng đường dùng được chỉ định cùng thời điểm cùng thời điểm

Để khảo sát kiến thức của điều dưỡng về vấn đề tương kị với các thuốc dùng cùng, chúng tôi tiến hành phỏng vấn điều dưỡng bằng bộ câu hỏi với các trường hợp giả định y lệnh có 2 thuốc được chỉ định cùng đường dùng tại cùng thời điểm.

3.2.4.1.Tiêm bắp

Có 3 lựa chọn được được đưa ra là: trộn chung 2 thuốc trong cùng một xi lanh rồi tiêm, tiêm 2 thuốc ở 2 vị trí khác nhau. 100,0% lựa chọn là có thể trộn chung 2 thuốc trong cùng một xi lanh rồi tiêm.

3.2.4.2.Tiêm tĩnh mạch

Có 5 lựa chọn được đưa ra là: trộn chung 2 thuốc trong cùng một xi lanh rồi tiêm; tiêm 2 thuốc ở 2 vị trí khác nhau, tiêm lần lượt từng thuốc qua đường truyền

mà không cần tráng dây truyền, tiêm lần lượt từng thuốc qua đường truyền và tráng sạch dây truyền giữa các lần đưa thuốc. Kết quả được trình bày trong bảng 3.14:

Bảng 3. 14: Lựa chọn cách tiêm tĩnh mạch khi 2 thuốc được chỉ định cùng thời điểm

Lựa chọn Tần suất Tỷ lệ (%)

Trộn chung 2 thuốc vào cùng

bơm tiêm 0 0,0

Tiêm 2 thuốc ở 2 vị trí khác

nhau 4 6,9

Tiêm lần lượt từng thuốc qua đường truyền, không cần tráng dây

truyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 22,4

Tiêm lần lượt từng thuốc qua đường truyền và tráng sạch dây

truyền giữa các lần đưa thuốc.

41 70,7

Tổng 58 100,0

Nhận xét:

Trong 58 phiếu trả lời, đa số đều chọn có thể tiêm lần lượt thuốc qua đường truyền, trong đó tỷ lệ lựa chọn có tráng sạch dây truyền giữa các lần đưa thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (70,7%), đáng lưu ý là 22,4% lựa chọn không cần tráng dây truyền giữa 2 lần đưa thuốc.

3.2.4.3.Truyền tĩnh mạch

Có 4 lựa chọn được đưa ra: trộn chung 2 thuốc vào cùng chai truyền, truyền 2

Một phần của tài liệu Khảo sát cách sử dụng kháng sinh dùng đường tiêm ở bệnh viện phụ sản TW (Trang 25)